8.2 .Phương pháp phỏng vấn
9. Kết cấu của luận văn
2.2. Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học của Trường
2.2.1 Tình hình các nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học: được hiểu là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học như: nhân lực, tài lực (tài chính); tin lực (thông tin); vật lực (cơ cở vật chất),...Với đặc thù là một trong những trường đại học có bề dày lịch sử thì các nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học đạt được những thành tựu nhất định. Điều đó được chúng tôi trình bày qua các nguồn lực cụ thể dưới đây:
+Về nhân lực khoa học
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Nhà trường tính từ năm 2009 đến năm 2013 đã được kiện toàn và có sự phát triển mạnh, với 38 đầu mối hoạt động và phục vụ hoạt động KHCN gồm 15 khoa, 1 bộ môn, 9 phòng ban chức năng, 11 trung tâm nghiên cứu, 1 viện nghiên cứu và Bảo tàng Nhân học. Số lượng các ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo được mở rộng (bảng 2.2) cũng tạo nên sự phát triển mạnh về quy mô đào tạo và nghiên cứu.
Bảng 2.1. Các đơn vị chức năng của nhà trường
TT Diễn giải 2009 2010 2011 2012 2013
1. Tổng số khoa trực thuộc trường 14 14 15 15 15 2. Tổng số Bộ môn trực thuộc trường 3 3 1 1 1 3. Tổng số phòng ban chức năng 8 8 9 9 9 4. Tổng số Viện, trung tâm trực thuộc trường 11 11 11 11 12 5. Bảo tàng 1 1 1 1 1
Tổng cộng: 37 37 37 37 38
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường ĐHKHXH&NV năm 2013)
Bảng 2.2. Các ngành, chuyên ngành đào tạo của Trường
TT Diễn giải 2009 2010 2011 2012 2013
1. Ngành đào tạo đại học (hệ chuẩn) 15 18 18 18 18 2. Ngành đào tạo đại học (hệ CLC) 5 4 4 4 4 3. Ngành đào tại đại học nhiệm vụ chiến lược 1 1 1 1 4. Ngành đào tạo đại học liên kết quốc tế 1 3 3 3 5. Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ 26 26 28 28 28 6. Chuyên ngành ĐT thạc sĩ nhiệm vụ chiến lược 1 1 1 1 1 7. Ngành đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế 3
8. Chuyên ngành đào tạo tiến sĩ 28 29 31 31 31
(Nguồn: Phòng Đào tạo, phòng ĐTSĐH, Trường ĐHKHXH&NV 2013)
Đội ngũ cán bộ của trường đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù số giáo sư và tiến sĩ khoa học đã giảm đi quá nửa tạo nên sự thiếu hụt về đội ngũ những nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn, nhưng bù lại số thạc sĩ, tiến sĩ và phó giáo sư đã tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi đó số giảng viên có học vị đại học năm 2013 đã giảm xuống còn 9,01%% so với năm 2009 là 16,43% (bảng 2.3).
Bảng2.3. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường
TT Diễn giải 2009 2010 2011 2012 2013
Cán bộ giảng dạy (chiếm 74,42%
tổng số cán bộ của Trường) 365 362 350 350 355 Trong đó: - Giáo sư 5 5 5 5 6 - Phó Giáo sư 55 63 69 76 82 - Tiến sĩ khoa học 2 2 2 2 1 - Tiến sĩ 129 138 142 157 168 - Thạc sĩ 176 167 153 144 155 - Đại học 60 56 54 49 32
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường ĐHKHXH&NV năm 2013)
Tính đến năm 2013, số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có học hàm giáo sư và phó giáo sư chiếm 25,35%, có học vị tiến sĩ/ tiến sĩ khoa học chiếm 47,60%, có học vị thạc sĩ chiếm 43,66% và đại học chiếm 9,01%. Tính đến năm 2013, đại đa số những cán bộ giảng dạy của trường có học vị đại học, thạc sĩ đang tham gia học cao học, hiện tại có 120 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh ở trong nước hoặc nước ngoài.
Những số liệu trên đây cho thấy trình độ khoa học (chức danh, học vị) của đội ngũ cán bộ nhà trường đã mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng. Đây thực sự là một tập thể các nhà khoa học mạnh so với các trường, viện và trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của cả nước. Đội ngũ này hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận những nhiệm vụ đào tạo, khoa học và những yêu cầu đặt ra của xã hội. Sự phát triển mạnh về số lượng, trình độ khoa học của đội ngũ cán bộ, cùng với sự mở rộng về quy mô đào tạo các ngành, chuyên ngành của trường là cơ sở, điều kiện và động lực có ý nghĩa quyết định tính bền vững cho sự phát triển khoa học, đào tạo của Nhà trường trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới.
+ Về nguồn kinh phí hoạt động khoa học
Từ năm 2009 đến năm 2013, kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà
nước cho hoạt động khoa học của Trường đã được tăng lên đáng kể (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học
(đơn vị tính: triệu đồng)
TT Đơn vị
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
1. Trường ĐHKHXH&NV 2.641 4.510 4.720 5.708 6.975
(Nguồn: Báo cáo Phòng Kế hoạch – Tài vụ)
Tuy nhiên kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHXH&NV không chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp mà còn được bổ sung từ các nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước (Bảng 6) thông qua các chương trình, dự án (“Dự án nghiên cứu chính sách giáo dục” của Quỹ Roza Luxemburg; “Dự án nghiên cứu về Hành chính công” do Quỹ Australia – Hàn Quốc tài trợ; các hội thảo khoa học “Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm”, “Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại” với Pháp, “Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO” với viện KAS của Cộng hoà Liên bang Đức, Ngôn ngữ học Liên Á, “Một số nguồn tài nguyên du lịch vùng Hà Nam Ninh – thực trạng và giải pháp định hướng”, Quản lý du lịch, 100 năm phong trào Đông du, Tiến tới cộng đồng Đông Á…). Đây chính là nỗ lực to lớn của nhà trường trong việc đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học.
Bảng 2.5. Tổng hợp nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của các tổ chức nước ngoài (đơn vị tính: triệu đồng)
Năm Kinh phí cấp từ ĐHQGHN Kinh phí cấp từ Bộ KHCN và các tổ chức khác Kinh phí tài trợ quốc tế Tổng 2009 2,641 3,921 6,929 13,491 2010 4,510 5,145 11,633 21,288 2011 5,020 4,025 7,963 17,008 2012 4,708 2,179 1,976 8,863 2013 6,975 7,033 5,207 19,215
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – TC và Phòng QLNCKH Trường ĐHKHXH&NV)
Nguồn kinh phí tài trợ quốc tế chủ yếu là sự tài trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế (AUF, KAS, FORD, TOYOTA, ROSA LUXEMBURD, Quỹ châu Á, Hàn Quốc…). Nguồn kinh phí này không giảm mà có xu hương tăng lên qua mỗi năm. Từ biểu đồ trên đây có thể thấy rằng Trường ĐHKHXH&NV đã rất thành công trong việc đa dạng hoá nguồn kinh phí phục vụ, phục vụ cho hoạt động khoa học và bồi dưỡng nhân lực của Nhà trường thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, đào tạo với các viện, trường và các tổ chức trong nước và nước ngoài. Điều này cho thấy sự hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường đang có bước phát triển mạnh. Đặc biệt, qua biểu đồ trên cho thấy sự chủ động và tự chủ trong nghiên cứu khoa học của nhà Trường thể hiện rõ bằng nguồn kinh phí mà Trường đã đạt được qua các mối quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tài lực cho NVKH thực sự đã được quan tâm và đã đạt được thành tựu to lớn. Mở rộng mối quan hệ, chủ động trong NVKH và định hướng cho học thuật của Nhà trường đã phát triển tăng dần theo hàng năm. Đây thực sự là một điểm mạnh trong NVKH của Nhà trường.
+ Về cơ sở vật chất
Trong thời gian qua, cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho Nhà trường chủ động thực hiện kế hoạch thu chi, chủ động triển khai các dự án đầu tư cơ sở vật chất, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của ĐHQGHN nên việc đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của trường tăng lên đáng kể: diện tích giảng đường được mở rộng thêm, kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo theo tín chỉ và cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế; diện tích của các phòng thực hành, phòng làm việc cũng được đầu tư mở rộng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn trường; các thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng được đầu tư bổ sung, tập trung ở các giảng đường, Trung tâm Nghiệp vụ Phát thanh và Truyền hình, Bảo tàng Nhân học và tại các đơn vị; trang thiết bị phục vụ cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế cũng được đặc biệt chú ý, bổ sung và nâng cấp.
- Tổng số diện tích đất của trường hiện nay là: 1,46 ha. - Tổng diện tích sàn xây dựng là: 23.309 m2.
- Diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và làm việc: 12916m2 phòng làm việc, 10393 m2 phòng học, trong đó: 460 m2 phòng thực hành. 125 m2 phòng học ngoại ngữ. 750 m2 phòng máy tính.
Trong 05 năm qua, nhà trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số cơ sở vật chất như sau:
- Diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và làm việc: 10308m2 phòng học. 340m2 phòng thực hành, thực nghiệm.4500 m2 phòng làm việc. Tổng cộng: 3009 m2.
- Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Nghiệp vụ Phát thanh và Truyền hình do World Bank tài trợ: tổng số kinh phí khoảng 80.000 USD.
- Đầu tư trang thiết bị cho Bảo tàng Nhân học: tổng kinh phí khoảng 4,5 tỷ đồng. - Trang bị máy tính cho phòng Internet, Trung tâm Tin học, kinh phí: 01 tỷ đồng. - Trang bị 73 máy tính xách tay cho các bộ môn, kinh phí: 950 triệu đồng.
- Trang bị 72 máy chiếu Projector cho các giảng đường, phòng họp, phòng hội thảo, kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.
- Đầu tư trang thiết bị và cơ sở học liệu cho liên kết đào tạo với Cộng hoà Pháp: kinh phí 1,25 tỷ đồng
- Hoàn thành dự án Hoạch định chính sách xã hội do qũy Rosa Luxemburg tài trợ, kinh phí: 52.500 USD.
- Đầu tư trang bị mới bàn ghế, bảng, bục,..., kinh phí: 650 triệu đồng. - Tổng số máy tính phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học 643 máy. - Số phòng học ngoại ngữ là: 05 phòng.
- Số phòng máy tính: 07 phòng.
Tuy nhiên, việc phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước thường giao ổn định, các chính sách, quy định lại chậm được điều chỉnh, bổ sung (học phí, định mức suất chi đào tạo đối với lưu học sinh theo hiệp định chính phủ và quỹ lương cho hoạt động loại hình này, ...), trong khi đó, giá cả thị trường
biến động mạnh, nhất là năm 2011 và năm 2012, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nhất là diện tích dành cho giảng đường và hoạt động nghiên cứu rất hạn hẹp đã ảnh hướng đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
+ Về thông tin khoa học
Hiện nay, cũng như đa phần các trường đại học tại Việt Nam việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo và nghiên cứu khoa học đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ tại Trường ĐHKHXH&NV. Ngoài hệ thống mạng internet chung của ĐHQGHN đã triển khai đến các trường thành viên, Trường ĐHKHXH&NV còn đầu tư thêm một hệ thống mạng internet riêng để đảm bảo cho hệ thống mạng của trường được thông suốt.
Do hệ thống mạng đã được triển khai thông suốt đến toàn bộ đơn vị trong Nhà trường nên cán bộ giảng viên có điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn tài nguyên phong phú từ mạng internet.
Ngoài việc xây dựng và thực hiện chiến lược bổ sung nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ tại Thư viện lớn, Trường ĐHKHXH&NV còn tập trung phát triển các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ tại phòng tư liệu ở các khoa, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước nhằm chia sẻ và làm giàu nguồn lực, nâng cao khả năng phục vụ đến mọi đối tượng dùng tin.
Nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ của Trường ĐHKHXH&NV tập trung chủ yếu các loại hình đơn vị sau:
- Thư viện ĐHQGHN: một đơn vị phục vụ chung cho các đơn vị thuộc ĐHQGHN, trong đó có Trường ĐHKHXH&NV.
- Phòng Tư liệu của của các khoa trong Trường: Thu thập, xử lý, lưu trữ và phục vụ thông tin khoa học và công nghệ cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Ngoài nguồn tư liệu giấy, Phòng tư liệu còn có các cơ sở dữ liệu lớn trên CD-ROM.
Được tổ chức dưới dạng phòng đọc mở, người đọc có thể tự tìm kiếm thông tin hoặc tra cứu tìm tin trên mạng nội bộ. Thư viện hiện đang phục vụ với số lượng lớn các loại tạp chí khoa học và công nghệ trong và ngoài nước, đầu sách tra cứu, sách chuyên ngành, các tổng quan, tham luận, các báo cáo kết quả nghiên cứu, vv….
Bảng 2.6. Thống kê số lượng sách báo, tạp chí,... từ năm 2008 đến 2012
Trƣờng/khoa Sách báo chuyên ngành Tạp chí Tài liệu tham khảo Sách báo văn hoá chung Sách báo giải trí Trường 85791 4766 10526 1993 146 Khoa/Ngành 34290 2359 22171 5128 1060
(Nguồn: Báo cáo kiểm định chất lượng của Trường ĐHKHXH&NV)
Bảng 2.7. Thống kê số liệu sách, báo, tạp chí trên đầu giảng viên, sinh viên
và môn học
TT Nội dung Giá trị
1 Trung bình số lượng sách, tài liệu
chuyên môn trên cán bộ giảng viên 221,12 2 Trung bình số lượng sách, tài liệu
chuyên môn trên môn học 516,43 3 Trung bình số lượng sách, tài liệu
chuyên môn trên sinh viên 15,10
(Nguồn: báo cáo kiểm định chất lượng của Trường ĐHKHXH&NV)
Ngoài ra, Thư viện của ĐHQGHN còn cung cấp kết quả tra cứu thông tin theo từng nội dung yêu cầu cụ thể, giúp người dùng có được thông tin cần tìm trong thời gian nhanh nhất.
Như vậy, có thể thấy các nguồn lực đầu tư cho hoạt động NCKH của Trường ĐHKHXH&NV rất thuận lợi, đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu nghiên cứu khoa học và cho thấy được tiềm năng của một Trường Đại học đầu ngành trong đào tạo nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội cho Đất nước.