8.2 .Phương pháp phỏng vấn
9. Kết cấu của luận văn
2.2. Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học của Trường
2.2.2. Tình hình triển khai NVKH của trường ĐHKHXH&NV
Hoạt động khoa học trong nhà trường được tổ chức thực hiện trên cơ sở huy động được nguồn lực tài chính, con người, tiềm năng nghiên cứu khoa học thông qua những kết quả đã làm được thể hiện bằng số lượng, chất lượng các công trình công bố hoặc ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Để thấy rõ hơn những thành tựu, kết quả của hoạt động này trong những năm qua. Chúng tôi đã tiến hành thống kê ở bảng biểu dưới đây.
Bảng 2.8. Tỷ lệ bài báo đăng trên tạp chí KH cấp quốc gia và quốc tế
Năm
Số lƣợng bài báo đăng trên tạp chí khoa học cấp quốc gia và
quốc tế Tổng số giảng viên Tỷ lệ bài báo /giảng viên 2009 381 365 1/1,04 2010 366 362 1/1,01 2011 400 350 1/1,14 2012 358 350 1/1,02 2013 690 355 1/1,94
(Nguồn: Phòng QLNC Khoa học, Trường ĐKHKHXH&NV)
Theo bảng thống kê cho thấy số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học cấp quốc gia và quốc tế trong các năm về cơ bản là có chiều hướng tăng lên được thể hiện rõ bằng số liệu của từng năm và tỷ lệ so sánh số bài viết với số lượng giảng viên trong trường. Điều đó cho thấy rằng các giảng viên rất tích cực trong việc tham gia các bài viết tại các tạp chí khoa học của chuyên ngành nghiên cứu, góp tiếng nói cho các tạp chi khoa học trong nước và quốc tế, khẳng định được vị thế của cá nhân đồng thời khẳng định được thương hiệu của Nhà trường.
Bên cạnh, sự tích cực trong việc viết các bài báo khoa học thì việc triển khai các đề tài nghiên cứu trong những năm qua được thể hiện ở Bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Số lượng đề tài ký mới hàng năm từ 2009-2013
Năm Nhà nƣớc Quỹ tài trợ Nhóm A (QGTĐ) Nhóm B (QG) QX Cơ sở Tổng 2009 4 3 5 9 39 33 93 2010 2 7 6 34 49 2011 3 6 7 17 33 2012 2 7 9 11 16 45 2013 8 10 8 2 20 48 Tổng 14 23 35 35 39 120 266
(Nguồn: Phòng Quản lý NCKH, Trường ĐHKHXH&NV)
Các đề tài được triển khai thực hiện ở các cấp theo quy mô hình tam giác. Số lượng các đề tài chủ yếu được thực hiện ở cấp cơ sở và cấp ĐHQG, số đề tài cấp Nhà nước còn ít. Các đề tài cấp cơ sở và cấp ĐHQG tăng ổn định trong các năm. Nhìn từ bảng số liệu, năm 2010 đến 2013 không có đề tài mã QX, đó không phải là Nhà trường không đăng ký mà từ năm đó mã QX được chuyển thành đề tài ĐHQG nhóm A và nhóm B, điều này cũng có nghĩa là kinh phí cũng thay đổi từ kinh phí là 40.000.000 đến 50.000.000 thì nay kinh phí đề tài Nhóm A là từ 300.000.000 đồng trở lên, Nhóm B là 100.000.000 đến 200.000.000 đồng. Điều này cho thấy một cái nhìn toàn diện hơn cho công sức của các nhà nghiên cứu. Với đề tài cấp cơ sở, một nhiệm vụ khoa học mà trường
ĐHKHXH&NV được tự chủ hoàn toàn với khoản kinh phí cấp từ ĐHQG cũng có những thay đổi đáng kể từ năm 2010. Trước năm 2010, khi thực hiện triển khai nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở bị dàn trải ra toàn trường với kinh phí là 10.000.000 đồng trên 1 đề tài nhưng từ năm 2010 kinh phí được tăng lên 20.000.000 đồng và số lượng giảm hơn so với trước, điều này có nghĩa rằng chất lượng đề tài đang được tăng lên, tạo thành các nhóm nghiên cứu và số giảng viên có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học nhiều hơn đặc biệt là giảng viên trẻ. Tỷ lệ giảng viên được tham gia nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.10. Tỷ lệ đề tài thực hiện trên số giảng viên
Năm Tổng số đề tài thực hiện Tổng số giảng viên Tỷ lệ đề tài /giảng viên 2009 93 365 1/3,9 2010 49 362 1/7,38 2011 33 350 1/10,06 2012 45 350 1/7,8 2013 48 355 1/7,39
(Nguồn Phòng Quản lý NCKH, Trường ĐHKHXH&NV)
Ngoài việc tham gia giảng dạy, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng theo suốt cuộc đời sự nghiệp của một giảng viên. Chính vì vậy, tỷ lệ theo bảng thống kê trên vẫn chưa phải là con số mong đợi. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế mà có thể xem xét được đó là số lượng giảng viên đang tham gia học tập tại nước ngoài khá nhiều chưa có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học trong nước, vì vậy tỷ lệ này còn là con số mang tính chất tạm thời.
Điều quan trọng nữa ngoài những con số cơ hữu đó thì số lượng đề tài được thực hiện đúng hạn hay quá hạn cũng là một việc cần phải quan tâm.
Bảng 2.11. Tỷ lệ đề tài nghiệm thu đúng hạn
(tính các đề tài được thực hiện từ 2009-2013)
Năm Nhà nước Quỹ tài trợ ĐHQGHN Cơ sở Tổng
Đề tài thực hiện từ 2009 – 2013 20 23 108 120 271 Đề tài đến hạn nghiệm thu (2013) 8 13 77 100 198 Đề tài đã nghiệm thu 8 13 73 96 190 Tỷ lệ % đề tài nghiệm thu đúng hạn 100% 100% 95% 96% 95%
(Nguồn: Phòng Quản lý NCKH, Trường ĐHKHXH&NV)
Theo bảng thống kê trên thì số đề tài đúng hạn là 95% còn 5% là quá hạn. Điều này cũng là điểm còn cần phải khắc phục trong việc quản lý nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHXH&NV. Tuy nhiên với con số như vậy cũng là một hạn chế, vì quá hạn cũng là một lý do ảnh hưởng đến sự phát triển chung trong nhiệm vụ khoa học của Nhà trường. Ngoài việc quá hạn đề tài thì chất lượng đề tài được nghiệm thu đánh giá cũng là một tiêu chí đánh giá cho việc quản lý nghiên cứu khoa học và năng lực nghiên cứu của giảng viên điều này được thể hiện ở Bảng 2.12.
Bảng 2.12. Chất lượng đề tài đã nghiệm thu (tính các đề tài được thực hiện từ 2009-2013)
Năm Nhà nước Quỹ tài trợ ĐHQGHN Cơ sở Tổng
Số đề tài đã nghiệm thu 8 13 73 96 190 Xuất sắc 6 (75%) 7 (10%) 5 (5%) 18 (10%) Tốt 3 (23%) 63 (86%) 78 (82%) 144 (76%) Khá 2 (25%) 10 (77%) 3 (4%) 10 (11%) 25 (13%) Đạt 2 (2%) 2 (1%)
(Nguồn: Phòng NCKH, Trường ĐHKHXH&NV)
Trong bức tranh tổng thể về các con số cho thấy những đề tài cấp Nhà nước được đánh giá cao 75% đề tài được nghiệm thu là xuất sắc, 25% đề tài được đánh giá là khá, đây là một điểm mạnh mà không phải trường đại học nào cũng có được, thực tế cho thấy vẫn còn có những đề tài chỉ được đánh giá ở mức độ đạt mà thường rơi vào đề tài cấp cơ sở, tuy không nhiều nhưng đây cũng là một điểm cần phải xem xét để thấy được nguyên nhân khách quan hay chủ quan của chính nhà nghiên cứu.
Bên cạnh những điểm mạnh thì cũng còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Tuy nhiên những gì đạt được cũng phải thừa nhận rằng, những đóng góp, những thành tích đó thực sự đáng được tuyên dương của toàn thể cán bộ và sinh viên bằng các thành tích giải thưởng KHCN được thống kê ở bảng 2.13. Để có được những thành công như vậy thì công sức của cả Thầy và trò là một sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi trong sự nghiệp khoa học.
Bảng 2.13. Thành tích Giải thưởng KHCN của Cán bộ và sinh viên Năm Cán bộ Sinh viên Giải thưởng Nhà nước Giải thưởng HCM Giải thưởng KH tiêu biểu Các thành tích xuất sắc trong NCKH (ĐHQGHN) Khen thưởng công trình KH quốc tế Tài năng khoa học trẻ (Bộ GDĐT) Sinh viên NCKH (ĐHQGHN) 2009 1 6 2010 3 7 2011 1 7 2012 3 17 5 11 2013 3 2 3 8 1 2 8 Tổng 3 2 11 8 18 27 19
(Nguồn Phòng QLNCKH- Trường ĐHKHXH&NV)
Tỷ lệ sinh viên đăng ký tham gia khoa học hàng năm có xu hướng tăng lên (Bảng 14) điều này cho thấy sinh viên nhận thức được sự quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng muốn trải nghiệm trong nghiên cứu khoa học đó thực sự là một động cơ vô cùng hữu ích và từ hoạt động này hình thành cho các em tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học. Đây là con đường để tìm ra những nhà khoa học cho tương lai góp phần vào thực hiện sứ mệnh của nhà trường trong đào tạo, học tập và nghiên cứu góp phần nâng cao vị thế của Nhà trường trong khu vực và quốc tế.
Bảng 2.14. Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH
Nội dung 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Tổng sinh viên 4,943 5,081 5,365 5,472 5,509 Số báo cáo 588 697 765 703 863 Số lượng sinh
viên tham gia NCKH
813 1,030 1,117 975 1,015
(Nguồn Phòng QLNCKH – Trường ĐHKHXH&NV)
Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được trường ĐHKHXH&NV xem như một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, trường ĐHKHXH&NV đã chỉ đạo các khoa thực hiện triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên theo các phương thức như: Cho sinh viên cùng tham gia nghiên cứu với các giảng viên để tập dượt công tác nghiên cứu khoa học và thông qua đó có thể học tập có hiệu quả từ thực tiễn nghiên cứu; hình thành các nhóm sinh viên nghiên cứu ở các khoa để giải quyết những vấn đề nghiên cứu mới, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu. Trong 5 năm qua (2009-2013), đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của sinh viên được thực hiện. Trong đó, có nhiều đề tài có chất lượng đã đạt kết quả cao khi gửi tham gia dự thi các cấp cụ thể như: 27 giải thưởng ““Tài năng khoa học trẻ” của Bộ GD-ĐT, 19 giải thưởng nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia, bao gồm nhiều giải nhất, nhì, ba và khuyên khích.
Những kết quả đã đạt được chứng tỏ công sức, trí tuệ của các nhà khoa học, của sinh viên và các nhà quản lý của Trường ĐHKHXH&NV. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một các khách quan thì những kết quả đó chưa thực sự tương xứng với những nguồn lực hiện có của Nhà trường, vẫn còn thiếu vắng những
đề tài lớn (trọng điểm, cấp nhà nước). Ngoài ra, chất lượng, hiệu quả khoa học, tính liên ngành của các sản phẩm nghiên cứu khoa học đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa vẫn là điều cần bàn thêm. Bên cạnh đó, tình trạng quá hạn đề tài, một số đề tài nghiên cứu khoa học không hoàn thành nhiệm vụ, bị thu hồi kinh phí cũng làm giảm hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường.
2.3.Thực trạng xác định NVKH của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013.
Qua khảo sát, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy mô hoạt động nghiên cứu khoa học lớn với nhiều loại nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác nhau:
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo các chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước,
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo nghị định thư,
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo đề tài độc lập cấp Nhà nước, Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc Quỹ KH&CN quốc gia, Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (đề tài nhóm A, B),
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (đề tài cấp cơ sở),
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo các chương trình hợp tác quốc tế, Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cá nhân (nghiên cứu thường xuyên) nhằm công bố, trao đổi kết quả nhiên cứu trên các tạp chí khoa học hoặc tham gia các hội thảo tọa đàm khoa học.
Ngoài những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT của Bộ Nội vụ-Bộ Giáo dục và Đào tạo : Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối
với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tại Điều 6 của thông tư này quy định nhiệm vụ của giảng viên như sau:
“1. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được phân công và có kết quả cụ thể được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên.
2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được phân công giảng dạy.
3. Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, viết các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân công. 4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của học viên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. 5. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công.”
Trong hệ thống nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ được phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sau: Xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên sau đại học (báo cáo khoa học sinh viên và học viên sau đại học, đề tài luận văn, luận án). Trên thực tế, ở Việt Nam nói chung và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu của các đề tài luận văn, luận án, trong một mức độ nhất định, hàm lượng nghiên cứu không cao mà mới chỉ dừng lại như các bài thi nên trong luận văn này tôi chỉ tập trung khảo sát thực trạng xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.