PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 95 - 97)

3. Đặc biệt lễ hội đền Hùng là bảo tàng sống có giá trị lịch sử giá trị văn

PHẦN KẾT LUẬN

Với sự thành công rực rỡ của ngành khảo cổ học kết hợp với những dấu vết cịn in lại trong những truyền thuyết, chúng ta hồn tồn có thể tự hào trước lịch sử dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm thăng trầm và đầy biến động. Bắt đầu là thời đại của các vua Hùng với một xã hội Văn Lang mang những đặc trưng của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Xã hội Văn Lang đã bị tàn phá. Nhưng may thay! Chìa khóa để mở kho tàng đó khơng thuộc về ai khác ngồi những con người của ngày hơm nay. Chính vì thế cơng việc nghiên cứu thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa rất to lớn, nó khơng chỉ là thêm một lần khẳng định cho niềm tự hào trước bề dày lịch sử của dân tộc Việt Nam mà nó cịn là đi tìm cơ sở cho sự tồn tại của một hiện tượng lễ hội lớn như lễ hội Đền Hùng.

Dưới lăng kính triết học thì lễ hội Đền Hùng được xem xét như một bộ phận của hình thái ý thức xã hội. Nó phản ánh tồn tại xã hội là thời đại Hùng Vương. Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào tháng 3 hàng năm chính là dịp để tượng nhớ về công lao to lớn của các vua Hùng trong buổi đầu dựng nước và là dịp để con cháu đời này được sống lại âm vang núi sông của thuở khai sơn mở cõi. Qua sự nghiên cứu tìm hiểu lễ hội đền Hùng chúng ta bước đầu thấy được vị trí và vai trị to lớn của nó trong xã hội hiện đại. Lễ hội đã tăng cường ý thức cố kết cộng đồng, đó là một sức mạnh to lớn để xây dựng đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Đến với Lễ hội Đền Hùng, chúng ta không chỉ để thư giãn sau những ngày lao động vất vả mà lễ hội còn như chiếc cầu nối giữa hiện tại với quá khứ. Dường như các vua Hùng vẫn ở đâu đó quanh ta để dõi theo sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước và con người hôm nay.

Và thế hệ hôm nay cũng không quên được tổ tiên của mình sau mỗi bước thành cơng của mình. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của lễ hội Đền Hùng và cũng là lý do cho sự tồn tại vĩnh viễn của nó. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam thêm một lần nữa được khẳng định tôn vinh ở lễ hội Đền Hùng. Đứng trước truyền thống quý báu đó của dân tộc những thế hệ hôm nay dường như được tiếp thêm sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái vững bước vượt qua mọi khó khăn để đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh. Lời Bác dặn hơm nào tại Đền Hùng: “các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (1954), vẫn mãi mãi là lời hiệu triệu cả dân tộc vững bước tiến lên.

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội thời đại Hùng Vương, chúng tôi muốn khẳng định lại những giá trị nhân văn sâu sắc của lễ hội Đền Hùng, một lễ hội lớn của dân tộc, mà mọi người vẫn thường gọi tên thân mật là ngày Giỗ Tổ. Từ đó có những kế hoạch, giải pháp cho việc tu bổ và giữ gìn vốn văn hóa quý giá này. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên với sự hạn chế trong nhận thức, tìm hiểu nên với đề tài này chúng tơi mới chỉ dừng lại ở bước đầu tìm hiểu lễ hội Đền Hùng dưới góc độ triết học. Chúng tơi rất mong sự góp ý từ phía thầy cơ giáo và các bạn để cho những cơng trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 95 - 97)