Những điều kiện thuận lợi của tỉnh Phú thọ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 41 - 51)

1. Lễ hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên một mặt nó nảy

2.1.1 Những điều kiện thuận lợi của tỉnh Phú thọ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng

và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng

* Điều kiện địa lý tự nhiên:

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía Tây bắc Thủ đơ Hà Nội có tổng diện tích là 3.528 km2 phía bắc giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Hồ Bình, phía đơng giáp Vĩnh Phúc, phía tây giáp Sơn La và Yên Bái. Với một vị trí địa lý thuận lợi ở vị trí tiếp giáp giữa Đơng Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ là trung tâm của tiểu vùng phía Tây và phía Đơng Bắc Việt Nam.Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà Nội và hệ thống giao thông thuận lợi đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối tỉnh Phú Thọ với các tỉnh phía Tây và phía Đơng Bắc với Thủ đơ Hà Nội, Hải Phịng và các tỉnh thành phố lớn khác trong cả nước. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, đồng thời cũng là yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu, giao lưu văn hố với thủ đơ Hà Nội với các tỉnh vùng Tây, Đơng Bắc. Do địa hình của tỉnh Phú Thọ nằm ở cuối dãy Hồng Liên Sơn nên địa hình chia cắt tương đối mạnh. Sự chuyển tiếp của dãy Hoàng Liên Sơn giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dẫn từ Tây Bắc xuống đơng nam. Diện tích đồi núi chiếm 64%, tổng diện tích tự nhiên, nhiều sơng, suối (4,1%). Mỗi khu vực địa hình gắn với dân tộc khác nhau tạo nên những tập quán, nếp sống văn hố riêng. Từ sự chia cắt về địa hình và các đặc điểm về văn hố có thể chia Phú Thọ làm 3 tiểu vùng như sau

- Tiểu vùng miền núi cao: Bao gồm 5 huyện với tổng diện tích là 239 km2,

n Lập, Đoan Hùng, Hạ Hồ. Với đặc điểm là vùng núi cao tiểu vùng này có thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nơng lâm nghiệp, du lịch sinh thái Dân cư tiểu vùng này chủ yếu là các dân tộc Mường, Dao, Cao Lan, Mông với những phong tục tập quán truyền thống và vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá đặc sắc, phong phú tạo nên bản sắc riêng. Bên cạnh đó tiểu vùng này được thiên nhiên ban tặng những khu vực có giá trị, là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn như Đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, Ao Giời-Suối Tiên cùng với nguồn tài nguyên nhân văn là lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ tạo nên sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng, hấp dẫn.

-Tiểu vùng giữa: Gồm 4 huyện với tổng diện tích là 710 km2, chiếm

20,1% tổng diện tích tồn tỉnh gồm các huyện Tam Nơng, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba. Tiểu vùng này thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp với nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiểu vùng tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế và các loại hình dịch vụ. Về dân cư vùng này chủ yếu là người kinh với một nền văn hoá khá phát triển, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, cùng với tín ngưỡng phong tục tập quán phong phú, mang đậm nét văn hoá của làng quê Việt Nam. Các lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội làng xã Chí Tiên, xã Lương Lỗ (huyện Thanh Ba); lễ hội Phết - Hiền Quan, lễ hội hát Ghẹo làng Nam Cường, lễ hội giã bánh dày làng Trúc Phê, lễ hội trình nghề xã Hương Nha, lễ hội nấu cơm thi thôn Gia Dụ - xã Vực Trường, lễ hội Đền Nhà Bà - TT. Hưng Hoá, lễ hội múa Mo - xã Thanh Uyên (Huyện Tam Nông); lễ hội Rước voi Đào Xá, lễ hội Đền Lăng Sương - xã Trung Nghĩa (Huyện Thanh Thuỷ); lễ hội làng Đồng Lương, lễ hội cướp cầu - xã Đông Phú, xã Điêu Lương, hội bơi chải - xã Tuy Lộc, lễ hội đình Thổ Khối xã Phương Xá (Huyện Cẩm Khê). ở tiểu vùng này bên cạnh lễ hội có nhiều di tích lịch sử văn hố gắn với tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Các lễ

hội gắn với di tích lịch sử văn hố Đình, Đền cùng các nghi lễ, các trò diễn dân gian, các phong tục tập quán tạo nên bản sắc văn hoá đặc trưng vùng đất trung du Phú Thọ. Bên cạnh đó do thiên nhiên đã ban tặng vùng này những tài nguyên quý giá như suối khống nóng Thanh Thuỷ với một trữ lượng lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên tiểu vùng này cũng gặp nhiều khó khăn trong q trình phát triển kinh tế do đất đai bạc màu cằn cỗi khó canh tác, địa hình đồi núi bị chia cắt khó thiết kế quy hoạch hệ thống cấp thoát nước tưới tiêu, giao thơng khơng thuận lợi nên khó thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp. Lễ hội truyền thống rất nhiều nhưng bị mai một, hệ thống di tích lịch sử xuống cấp và cơng tác quy hoạch bảo tồn bị hạn chế nên chưa phát huy được tiềm năng, khai thác thế mạnh kinh tế của hoạt động lễ hội

- Tiểu vùng đô thị, đồng bằng và khơng gian văn hố vùng đất Tổ Hùng Vương: Tiểu vùng này gồm 4 huyện, thị, thành với tổng diện tích là 425 km2 chiếm 12% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Phú Thọ, gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh. Điều kiện địa hình thuận lợi với hệ thống sông tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ của vùng châu thổ Sông Hồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của tỉnh với nhiều sản phẩm chất lượng và năng xuất cao. Các khu vực đồng bằng huyện Lâm Thao, gò đồi thấp của Thị xã Phú Thọ, Phù Ninh, Việt Trì tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp - TTCN hình thành nên các cụm khu cơng nghiệp thu hút đầu tư nước ngồi. Nét đặc trưng vùng này là có Rừng Quốc gia Đền Hùng và khu di tích lịch sử Đền Hùng cùng nhiều di tích lịch sử văn hố, di chỉ khảo cổ, các lễ hội truyền thống liên quan đến thời đại Hùng Vương được trải đậm đặc trên các thôn, xóm, làng ở vùng này. Hệ thống di tích xếp hạng cấp Tỉnh, cấp Quốc gia chủ yếu tập trung ở vùng này, nhiều xã có từ 2-3 di tích Quốc gia như: Đình Hy Cương, Đình Hữu Bổ Thượng, Đình Văn Lng, Đình Thanh Đình, Đình

làng Kim Bái, Đình Sơn Vi các di tích khảo cổ như Gò Mun, Sơn Vi, Phùng Ngun (huyện Lâm Thao), di tích Xóm Dền xã Gia Thanh (Phù Ninh), Làng cả (Thành phố Việt Trì) đã chứng tỏ nền văn hố xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ đồ đá cha ông ta đã có mặt nơi này để sinh cơ lập nghiệp. Cùng với các di tích lịch sử văn hoá là các lễ hội truyền thống phong phú đặc sắc như lễ hội hát Xoan - xã Kim Đức, lễ hội hát Xoan thôn An Thái, lễ hội Trò trám xã Tứ Xã, lễ hội Rước Chúa Gái - Thị trấn Hùng Sơn, lễ hội Phết xã Sơn Vi, lễ hội Chọi trâu - xã Phù Ninh, lễ hội bơi chải - Bạch Hạc, lễ hội thi giã bánh dày làng Mộ Chu Hạ Đây là kho tàng văn hoá dân gian vùng đất Tổ chứa đựng giá trị to lớn, là điều kiện thuận lợi để xây dựng Thành phố Việt Trì cùng các huyện phụ cận thành "Thành phố lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam" theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Với những điều kiện thuận lợi về địa hình cùng với các tài ngun văn hố, tiểu vùng này có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - dịch vụ. Tuy nhiên tiểu vùng này đang phát triển mạnh các cụm công nghiệp, khu công nghiệp dẫn đến môi trường bị ảnh hưởng, các làng, xã đang quá trình cơng nghiệp hố, đơ thị hoá cũng chịu tác động tiêu cực từ bên ngồi, ảnh hưởng đến q trình bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống của vùng.

* Điều kiện kinh tế - văn hóa

Phú Thọ là một tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối khá và bền vững theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo sự chuyển biến cơ bản trong q trình CNH-HĐH đất nước. Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh Phú Thọ đang phấn đấu thốt khỏi tình trạng tỉnh nghèo và cơ bản trở thành Tỉnh công nghiệp vào 2020. Phú Thọ là một tỉnh có nền cơng nghiệp phát triển tương đối sớm. Vào năm 1959 ngành công nghiệp Phú Thọ bắt đầu phát triển và đến năm 1962 Việt Trì là một trong những khu cơng nghiệp đầu tiên của các tỉnh phía bắc và cả nước đã có đóng góp lớn cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam. Sau khi đất nước thống nhất, do cơ chế quản lý

hành chính quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch hoá quá lâu, dẫn đến cơng nghiệp Phú Thọ nằm trong tình trạng trì trệ kém phát triển. Sau Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI (năm 1986) cơng nghiệp Phú Thọ bắt đầu có sự phục hồi . Giai đoạn 1991 - 1997 mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 11% năm, gần bằng mức tăng trưởng công nghiệp cả nước. Giai đoạn 2000 - 2004 tốc độ tăng trưởng công nghiệp - TTCN đã tăng lên 14% năm, Phú Thọ trở thành một tỉnh của vùng Đơng Bắc có ngành cơng nghiệp mạnh nhất, là trung tâm công nghiệp của vùng. Ngành công nghiệp của tỉnh đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Năm 1997, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 33.2% đến năm 2007 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 38,8% trong cơ cấu kinh tế. Các ngành cơng nghiệp Phú Thọ có vai trị quan trọng trong nền kinh tế cả nước gần như chiếm vị trí độc tơn là cơng nghiệp sản xuất phân bón của Cơng ty Supe phốt phát và hố chất Lâm Thao, công nghiệp sản xuất chế biến giấy của Công ty Giấy Bãi Bằng, Nhà máy giấy Việt Trì, cơng nghiệp sản xuất hố chất

Phú Thọ là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hố lịch sử, là cái nơi của nền văn hố Lạc Việt, kinh đơ đầu tiên của dân tộc Việt Nam, hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể dày đặc trên mảnh đất Phú Thọ cho thấy một vùng đất văn hiến. Các di sản văn hoá thể hiện dấu tích của người Việt cổ đã có mặt trên mảnh đất Phú Thọ từ rất sớm. Với địa thế "sơn chầu, thủy tụ" sự hợp lưu của 3 dịng sơng đã tạo một vùng đất trù phú với nền văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước từ buổi bình minh của lịch sử. Hệ thống di sản văn hoá vật thể đã dải khắp các làng xã trên địa bàn tỉnh và tập trung nhiều ở vùng ven sơng Hồng, với 1372 di tích lịch sử văn hố gồm 161 di tích khảo cổ học, 262 Chùa cịn lại là di tích kiến trúc, trong đó có 181 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh và 70 di tích được xếp hạng quốc gia. Chỉ tính riêng di tích khảo cổ với một số lượng lớn đậm đặc trong đó các di tích khảo cổ quan trọng như di tích Làng Cả (Phường Thọ Sơn - Thành phố Việt Trì), di tích Xóm Dền (xã Gia Thanh - Huyện Phù

Ninh), di tích Gị Mun xã Tứ Xã, di tích Sơn Vi - xã Sơn Vi, di tích Phùng Nguyên - xã Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) [36,tr.7].Từ các hiện vật di vật qua các đợt đào thám sát khai quật ở các di tích quan trọng này là cơ sở khoa học để chứng minh cho thời kỳ lịch sử có thật của người Việt Cổ và thời kỳ Hùng Vương dựng nước của dân tộc trong tiến trình hình thành các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu lịch sử thời đại các Vua Hùng qua lịch sử thành văn và cả truyền thuyết dân gian, chúng ta đã có đủ niềm tin để chứng minh lịch sử thời đại các Vua Hùng. Các bộ sử dân tộc từ "Đại việt sử ký" của Lê Văn Hưu (Thế kỷ 13) tới "Đại việt sử ký toàn thư" (Thế kỷ 17) và "Việt sử thông giám cương mục" (Thế kỷ 19), hệ thống "Ngọc Phả Hùng Vương", "Việt Điện U linh" và hàng trăm truyền thuyết, lễ hội truyền thống còn được bảo tồn và lưu giữ đến ngày hơm nay là một kho tàng văn hố q báu của dân tộc. Khi chúng ta tìm đến các di tích khảo cổ học đậm đặc được bảo giữ trong lòng đất vùng đất Tổ, các hiện vật được tìm thấy được các cơ quan khoa học nghiên cứu xác minh qua hệ thống máy móc hiện đại của Đức, Mỹ, Ơxtrâylia đã đi tới kết luận rằng thời đại kim khí sơ kỳ sắt với văn hố Gị Mun cách ngày hôm nay 2000 - 3000 năm. Các di tích lịch sử do người xưa để lại bảo tồn trong lòng đất được các nhà khảo cổ học chứng minh từ thời hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí tới văn hố Đông Sơn "Phô bày một nền văn minh Việt cổ của các Vua Hùng, đặt bên cạnh nền văn minh Lưỡng Hà của Ai Cập cổ đại, văn minh sông Hằng của ấn Độ cổ đại và văn minh sông Hoàng Hà của Trung Quốc" [80, tr.23]. Các hệ thống di tích, di vật ấy được giáo sư Hà Văn Tấn khái quát là "Văn minh sông Hồng" gồm 4 nền văn hoá kế tiếp nhau diễn ra khoảng 2000 năm trước công ngun đó là văn hố Phùng Ngun, văn hố Đồng Đậu văn hố Gị Mun, văn hố Đơng Sơn. Từ các chứng tích lịch sử được phát hiện trong các di tích có thể khẳng định "con người phát triển thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ mang dấu ấn của Phổ hệ Phùng Nguyên - Đông Sơn lưu vực Sông Hồng và cư dân thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ cư trú ổn định, lâu dài ở một số khu vực nhất định

có quan hệ rộng mở với xung quanh, nhất là vùng rìa châu thổ bắc bộ, là cơ tầng hình thành quốc gia Văn Lang thời các Vua Hùng" [80, tr.41]. Truyền thống văn hoá - lịch sử của Phú Thọ vô cùng phong phú. Nếu nghiên cứu gắn kết các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể sẽ thấy hệ thống di sản văn hoá Phú Thọ chứa đựng dấu ấn đặc sắc của nền văn minh Việt Cổ, chứa đựng thời kỳ rực rỡ của văn minh sông Hồng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc trưng cơ bản nhất của di sản văn hoá phi vật thể là gắn với tín ngưỡng thờ các Vua Hùng và tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Bên cạnh đó cịn có tín ngưỡng, diễn xướng dân gian, truyền thuyết, thơ ca . gắn với quá trình lao động sản xuất của người dân lao động.

Các lễ hội truyền thống gần như phân bố dày đặc ở các làng xã trên địa bàn tỉnh. Tồn tỉnh có 274 xã, thị trấn thì có từ 260 lễ hội truyền thống và phân bố tập trung chủ yếu ở các xã vùng ven Sông Hồng và khu vực xung quanh Đền Hùng, các lễ hội này thường gắn chặt với hệ thống di tích và các tín ngưỡng thờ Vua Hùng. Trong đó một số lễ hội tiêu biểu có giá trị lịch sử, giá trị văn hố lớn có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng dân cư khơng phải chỉ ở vùng, khu vực mà tồn quốc gia dân tộc như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, các lễ hội tiêu biểu đặc sắc khác như lễ hội Rước Chúa Gái, lễ hội Trò Trám, lễ hội Bơi chải Bạch Hạc, lễ hội hát Xoan Kim Đức - An Thái... [36,tr.5]

Bên cạnh lễ hội truyền thống cịn có văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng. Một số hình thức văn nghệ dân gian đặc sắc đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp như Hát Xoan Phú Thọ, Hát Trống quân. Các loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian được lưu truyền trong nhân dân là hoạt động văn hố tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống nhân dân được nhân dân bảo tồn và phát huy như Hát Ghẹo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 41 - 51)