Giải pháp về bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội đền Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 84 - 90)

1. Lễ hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên một mặt nó nảy

2.4.1. Giải pháp về bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội đền Hùng

Bảo tồn và kế thừa có chọn lọc các di sản văn hóa trong sinh hoạt lễ hội, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Đẩy mạnh và tăng cường xã hội hóa hoạt động lễ hội để phát huy các giá trị văn hóa lễ hội và khai thác mọi nguồn lực để đầu tư bảo tồn lễ hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ hội của nhân dân. Xác định rõ các lễ hội đặc trưng tiêu biểu, từng bước hình thành mạng lưới lễ hội của tỉnh Phú thọ gắn kết với phục vụ du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái.

Quá trình bảo tồn và phát huy phải đảm bảo sự gắn kết động bộ và hợp lý giữa các yếu tố văn hoá nhân văn với các yếu tố tự nhiên như môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tạo nên sự bổ sung tác động hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động lễ hội. Lễ hội Đền Hùng là Quốc lễ có giá trị đặc biệt ở phạm vi quốc gia gắn với khu di tích lịch sử Đền Hùng và rừng quốc gia Đền Hùng. Việc quy hoạch khu di tich lịch sử Đền Hùng được thực hiện theo Quyết định số 48 của Chính phủ và Đề án tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương. Theo đó, quy hoạch khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu du lịch sinh thái có diện tích 1605 ha chia làm 3 khu vực chính. Khu vực 1 gồm 32 ha, gồm hệ thống: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Tháp, Lăng Vua Hùng và rừng nguyên sinh; khu vực hai gồm các cơng trình phục vụ lễ hội như quảng trường trung tâm, trục hành lễ, các tượng đài, bảo tàng Hùng Vương, Tháp Hùng Vương, đền thờ Lạc Long Quân, khu vực trồng cây lưu niệm, ngoài ra theo quy hoạch, các xã vùng ven xung quanh khu vực Đền Hùng sẽ được đầu tư xây dựng thành xã kiểu mẫu. Bảo tồn, ghi chép lưu giữ làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của hệ thống di tích lịch sử đền Hùng. Nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết các phần lễ và hội trong lễ hội đền Hùng nhằm bảo vệ cơ sở vật chất cho lễ hội, phát huy các giá văn hóa vật thể và

phi vật thể, gắn hoạt động lễ hội với phát triển kinh tế. Khi phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng cần dựa trên các nguyên tắc:

+ Thứ nhất Phục dựng lại nghi lễ và các trò chơi, trò diễn đầy đủ và

sinh động, hấp dẫn hơn nhưng phải đảm bảo yếu tố truyền thống, nguồn gốc của lễ hội tránh lai căng pha tạp làm phai nhạt bản sắc. Phục dựng các nghi lễ truyền thống cần phù hợp với giá trị đích thực của lễ hội dân tộc Việt Nam. Hạn chế tình trạng "Sân khấu hóa lễ hội", đưa lễ hội lên sân khấu quảng trường kiểu phương Tây

+ Thứ hai: Sáng tạo và làm phong phú thêm phần lễ, phần hội đã có một cách phù hợp, thể hiện sinh động các yếu tố di sản cần bảo tồn và phát triển. Cần khai thác giá trị cộng đồng từ những hoạt động cụ thể trong lễ hội như là các hình thức biểu diễn nghệ thuật, trị chơi, những loại hình nghệ thuật độc đáo mang tính dân gian như hát Xoan Kim Đức, Xoan An Thái...với sự tham gia hào hứng, tự giác, cùng hướng đến một cái đích với tinh thần nhất quán cao của cộng đồng du khách mà không cần kịch bản, tổng đạo diễn, tuy phải tuân thủ những quy định về giao lưu khá chặt chẽ. Mặt khác, lễ hội truyền thống của Việt Trì và vùng phụ cận với tính chất là một sản phẩm văn hóa du lịch phải đáp ứng được nhu cầu hướng về cội nguồn của khách du lịch, có ý nghĩa tâm linh, lịch sử sâu sắc, mang đậm sắc thái cội nguồn

+ Thứ ba: Loại bỏ những yếu tố lạc hậu, hủ tục, dị đoan không phù

hợp với đời sống và sinh hoạt văn hóa hiện nay, xử lý tốt các lễ hội truyền thống trong hoàn cảnh tâm lý xã hội hiện đại, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại.

+ Thứ tư : Tăng cường khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi

vật thể, phát huy thế mạnh của du lịch văn hóa tâm linh; Tập trung đầu tư xây dựng, tu bổ khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu di chỉ khảo cổ Làng Cả và các di tích quan trọng như: Đình Lâu Thượng, đình An Thái, đền Vân Lng... Khôi phục, bảo tồn và phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế - xã hội văn hóa của

các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống cịn lưu giữ dày đặc dấu tích của thời kỳ Hùng Vương dựng nước như: Lầu Thượng, Lầu Hạ ở Trưng Vương, Lầu Kén Rể ở Tiên Cát..., các lễ hội truyền thống như: Lễ Tịch Điền ở Minh Nông, bơi chải Bạch Hạc, rước Chúa Gái ở Thị trấn Hùng Sơn...để tạo nên một diện mạo văn hóa đặc trưng bản sắc dân tộc của thành phố lễ hội về cội nguồn.

+ Thứ năm: Quá trình nghiên cứu quy hoạch bảo tồn lễ hội phần nội

dung cần chú ý cả 2 phần: Phần lễ và phần hội theo nguyên tắc phần lễ là phần chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp. Việc bảo tồn phục dựng phải đảm bảo tính chủ đạo và bản chất của lễ hội truyền thống:

+ Phần lễ: Cần phải nghiên cứu kỹ các tài liệu, thư tịch trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, khai thác các giá trị truyền thống, phong tục, tập qn và hình thức dân gian khác có tính đặc thù của Phú Thọ để giới thiệu, thu hút khách du lịch và phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội. Xác định các nghi thức tế lễ, trang phục và các đặc trưng cần bảo tồn và lược bỏ những yếu tố khơng cịn phù hợp, rườm rà.

+ Phần hội: Xác định, phục dựng các trò chơi dân gian, nghệ thuật diễn xướng mang dấu ấn riêng của lễ hội vùng đất Tổ như hát Xoan, đón phường Xoan, rước nước, ném cịn, đánh phết, bơi chải...

Quá trình nghiên cứu bảo tồn lễ hội truyền thống đền Hùng phải tiến hành tổng kiểm kê, rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đối với từng hoạt động cụ thể của lễ hội, trên cơ sở đó tính tốn các nguồn lực, năng lực quản lý và điều hành hoạt động của chính quyền địa phương quản lý. Khai thác, kế thừa các tri thức dân gian của cộng đồng dân cư để nghiên cứu tư liệu hóa, phục dựng lại các nghi lễ, các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội. Đánh giá lại các giá trị di sản văn hóa cịn lưu giữ được để bảo tồn, phát huy. Tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập bằng văn tự, băng ảnh, phim ảnh làm cơ sở để phục hồi những hình thức sinh hoạt lễ hội đã bị mai một, những nghi thức trình diễn đã bị thất

truyền và có nguy cơ thất truyền..

Đối với truyền thuyết Hùng Vương chúng ta cần tái tạo, phụng dựng lại để có thể giữ được cái “hồn” của lịch sử. Lễ hội Đền Hùng trở thành quốc giỗ của người Việt, lễ hội có tầm vóc lớn nhất của dân tộc. Khơng chỉ là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà còn là di sản văn hố phi vật thể mang tầm vóc thế giới. Cho nên giải pháp cho vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hố truyền thống lễ hội Đền Hùng phải mang tính đồng bộ, tồn diện. Về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đặt ra nhiệm vụ cụ thể: “Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống… bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.”

Truyền thuyết dân gian Hùng Vương ra đời từ cộng đồng, nhân dân là chủ thể sáng tạo và lưu giữ vốn văn hóa phi vật thể vơ cùng quý báu này, do vậy mơi trường cộng đồng cũng chính là mơi trường để duy trì, ni dưỡng, tái tạo hồi sinh truyền thuyết dân gian tốt nhất. Chúng ta đang phấn đấu để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở bảo tồn phát huy những vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp nhất của dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay và tương lai đang đặt ra với tầm nhìn chiến lược cả bề rộng và chiều sâu với nhiều nội dung và phương thức. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải bảo tồn và phát huy như thế nào vốn truyền thuyết dân gian này khi chúng ta đang chuyển sang thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Thực tế trong khoảng 5 năm gần đây cơng tác giữ gìn các truyền thuyết gắn với thời đại Hùng Vương được diễn ra như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở xây dựng không gian văn hóa Hùng Vương cùng

với phát triển tiềm năng kinh tế du lịch của tỉnh Phú Thọ, việc tái tạo truyền thuyết Hùng Vương thơng qua các cơng trình nghệ thuật văn hóa. Tốc độ đơ thị hóa thành phố Việt Trì đang diễn ra với tốc độ cao, những địa danh gắn với nhiều truyền thuyết như phường Tiên Cát, phường Nông Trang, phường Dữu Lâu, phường Minh Nơng… là những đơn vị hành chính trung tâm thành phố với mật độ dân cư lớn và tốc độ đơ thị hóa diễn ra mạnh nhất, do đó xây dựng khơng gian văn hóa Hùng Vương đã đặc biệt chú trọng đến những địa điểm có liên quan đến truyền thuyết Hùng Vương, quy hoạch tổng thể và ưu

tiên dành quỹ đất tại những địa điểm này để tái tạo những cơng trình văn hóa,

nghệ thuật, đưa truyền thuyết vào hiện thực cuộc sống thông qua những không gian thiêng như mô phỏng tái tạo Lầu kén rể của nhà Vua tại phường Tiên Cát, phục dựng vườn trầu nhà Vua, duy trì cánh đồng trồng nếp thơm của Hoàng tử Lang Liêu tại phường Dữu Lâu, bảo tồn Đồng Lú (tại phường Minh Nông) - nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa… nhằm tạo sức hấp dẫn du khách đồng thời bảo tồn được giá trị văn hóa trong mỗi câu chuyện truyền thuyết dân gian.

Thứ hai, tỉnh Phú thọ đã và đang tiếp tục sưu tầm truyền thuyết dân gian thông qua các nghệ nhân, những bậc cao niên trong vùng và ngoại tỉnh. Tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập bằng văn tự, băng ảnh, phim ảnh làm cơ sở để phục hồi truyền thuyết dân gian đã bị mai một, những nghi thức trình thức đã bị thất truyền và có nguy cơ thất truyền… Có phương án lưu giữ, bảo tồn bằng các phương tiện hiện đại như thu băng, ghi đĩa để lưu trữ, bảo quản lâu dài; đồng thời chuyển tải truyền thuyết dân gian bằng các loại hình sân khấu hố, nghệ thuật hóa để trình diễn, giới thiệu quảng bá, lưu giữ và truyền dạy cho các thế hệ mai sau thông qua các hoạt động văn hóa mang tính chun nghiệp và không chuyên như hội diễn, hội thi kể chuyện về truyền thuyết dân gian trong những dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa làng, xã… Truyền

thuyết dân gian chỉ có linh hồn và sức sống khi chính nhân dân là người vừa sáng tác, vừa lưu giữ và trình diễn. Coi truyền thuyết dân gian là đặc sản văn hóa Hùng Vương để giới thiệu và quảng bá với du khách trong nước và quốc tế tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm và ở các địa phương đang thờ Hùng Vương.

Thứ ba, truyền thuyết dân gian có tác động sâu sắc đến tình yêu quê

hương đất nước, gợi mở sự hiểu biết về nguồn gốc tổ tiên do đó tỉnh Phú thọ cần đưa truyền thuyết dân gian Hùng Vương vào giáo dục trong nhà trường ở mọi cấp độ giáo dục. Nội dung cần chọn lựa để phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và từng cấp học. Từng bước đa dạng hóa hình thức dạy và học như thông qua chuyện kể, thơng qua học nhạc và có cả chương trình ngoại khóa điền dã đi thực tế tại vùng đất Tổ để học sinh hiểu được và có tư duy tìm về nguồn cội cha ơng và dân tộc mình.

Thứ tư, với mục đích chung là bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền

thuyết dân gian Hùng Vương, chúng ta phải hiểu được những cái hay, cái đẹp, tính nhân văn cao cả trong mỗi câu truyện truyền thuyết dân gian để có tư duy và tình cảm tìm đến nhân lên những cái hay hơn, cái đẹp hơn và mặt tích cực của cha ơng để lại. Có đầu tư nghiên cứu về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của truyền thuyết dân gian Hùng Vương và vai trị ảnh hưởng của nó đối với phong tục, tập quán, lối sống và nếp nghĩ của con người trong đời sống văn hóa cộng đồng. Khai thác các trò chơi, trò diễn độc đáo, trên cơ sở đó tuyên truyền phổ biến nhằm phát huy những mặt tích cực của truyền thuyết làm giàu thêm kho tàng văn hóa Hùng Vương.

Thứ năm, tỉnh Phú Thọ đã phục dựng và bảo tồn những lễ hội dân gian

gắn với truyền thuyết Hùng Vương như Lễ hội tịch điền, lễ hội hát Xoan, tục thi gói bánh Chưng, thi giã bánh Dày và các lễ hội liên quan đến thời đại Hùng Vương… cả về nội dung và hình thức tạo thêm kho tàng phong phú cho lễ hội Đền Hùng. Kiên quyết đề phòng và bài trừ những biểu hiện tư tưởng đi ngược lại với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, lợi dụng lễ hội dân

gian để hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng thờ Hùng Vương để gây diễn biến tâm lý, chia rẽ gây mất đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Truyền thuyết dân gian Hùng Vương là sản phẩm văn hóa ra đời được kết tinh từ quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã và đang góp phần làm đẹp và phong phú di sản văn hóa dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thuyết dân gian Hùng Vương và truyền lại cho các thế hệ mai sau là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Quá trình giữ gìn và phát huy phải căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai tại các di tích, cấp hạng đã được cơng nhận để điều chỉnh dành quỹ đất, bảo đảm không gian tổ chức lễ hội bao gồm cả diện tích đất đai dành cho nội tự di tích, diện tích đất đai phục vụ các hoạt động hội và dịch vụ hàng quán, bến bãi trông giữ phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông. Việc bố trí đất đai cho hoạt động lễ hội đền Hùng phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo hài hòa với quy hoạch tổng thể chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 84 - 90)