Không gian ngôi nhà – nơi trở về của con ngƣời Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc dân tộc nga trong truyện ngắn của i bunin (Trang 85 - 96)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. Không gian ngôi nhà – nơi trở về của con ngƣời Nga

Có thể thấy không gian trong những tác phẩm của I.Bunin chủ yếu là những không gian khép kín quen thuộc như ngôi nhà, trang ấp, không gian gợi lên cuộc sống đầm ấm, ở đó con người tìm được sự bình yên nhất. Cũng

như rất nhiều nhà văn Nga (A. Pushkin, N. Gogol, L.Tolstoy, M.Bulgakov...), I.Bunin khi tạo dựng không gian và mô hình thế giới cũng hướng đến cặp đối lập ngôi nhà – thế giới bên ngoài.

Hình ảnh căn nhà gỗ thông cổ kỹ, chiếc ấm xamôva mốc xanh, những bát đĩa, chiếc hòm gỗ, những đồ đạc linh tinh cũ nát, chiếc bánh mỳ khô và những củ khoai tây nóng trong truyện ngắn của I.Bunhin gợi nhớ về những nét văn hóa, những gì thân thuộc, gắn bó với nông thôn Nga. Chính I.Bunhin từng tâm sự rằng “Đất nước và con người Nga bao giờ cũng làm tôi rung

động... Làm sao chúng ta có thể quên được Tổ Quốc? Con người có thể quên được Tổ quốc sao? Tổ quốc trong tâm hồn mình. Tôi là một con người rất Nga, điều đó qua bao nhiêu năm cũng không thể mất đi được”[4,tr.7]. Viết về

nông thôn Nga qua cái nhìn trực tiếp hay khi ở nước ngoài nhớ về Tổ Quốc qua hồi tưởng thì cảm xúc của I.Bunin bao giờ cũng chân thành đằm thắm không chút lên gân hay gượng gạo. Cách tạo dựng này có gắn liền với thế giới quan Chính thống giáo – coi ngôi nhà là nơi để trở về, là không gian yên ấm, còn thế giới bên ngoài đầy những cạm bẫy và nỗi lo sợ.

Đó là hình ảnh nhân vật Roxtovxev trong Ngày cuối cùng mua lại điền

trang, ông “cúi chào ngôi nhà, cất mũ lưỡi trai ra khỏi đầu và tỏ vẻ sùng kính, rắc một ít tóc của mình nơi ngưỡng cửa, trước khi bước vào những căn buồng đầy ánh trăng mờ đục”[4,tr.111]. Bác ra dáng người chủ nhà soi mói ngó vào mọi ngóc ngách, lắc đầu với vẻ thực tâm chua chát cho rằng bác Voeikov là quân lừa đảo. Căn nhà mà bác mua chỉ còn lại cái khung trơ trụi của một tổ ấm tan hoang với những căn buồng trống rỗng. Ngay cả nơi bác đặt nhiều hy vọng nhất là khu vườn táo thì cũng chỉ phảng phất mùi hoa còn nồng nặc mùi đất ẩm lạnh và mùi cỏ non tươi. Có lẽ bác Roxtovxev cảm thấy ghê rợn nhất là khi chứng kiến hình ảnh những chú chó bị treo cổ trên cây trong khu rừng như “năm con ma dài ngoẵng màu xanh nhạt”. Đêm đầu tiên trong căn nhà

mới, bác luôn bị tỉnh giấc và rùng mình khi trước mắt “sừng sững hiện ra cánh rừng thông xanh đen, ở đó, trong bóng tối trập trùng, có những con chó treo lủng lẳng” . Nhưng sau tất cả cảm giác ấy, bác tự chế giễu mình đã sớm vội mất tinh thần.

Trong Nàng Lika, dường như không gian bên trong đã lấn át hết không gian bên ngoài. Nhân vật tôi là một nhà văn trẻ với sự quan sát tinh tế và giác quan nhạy cảm đối với mọi thứ xung quanh, nhân vật nhìn thế giới thông qua những cảm nhận riêng của mình, vì thế không gian trong truyện nhuốm màu không gian bên trong. Không gian của cảnh vật, của thiên nhiên bên ngoài lại được nhìn thông qua lăng kính chủ quan và tâm trạng của nhân vật: “cơn gió đồng ban đêm thổi tới, ẩm ướt mùi mưa tháng tư, đâu đó xa xa có con chim cun cút nào vỗ cánh bay như lượn theo chiều gió. Dưới bầu trời thâm thấp đầy vẻ nước Nga, ẩn hiện sau màn mây lác đác mấy vì sao… Rồi lại tiếng chim cun cút bay, mùa xuân, mặt đất. Vẫn là tuổi trẻ trước đây của tôi, âm thầm, xơ xác!”; “có cảm tưởng rằng đêm đã về khuya lắm: chẳng thấy một ánh đèn nào, chung quanh lặng như tờ” và “tiếp đó tôi nhìn thấy và có cảm giác đang dần dần đi xuống vùng đất bằng thâm thấp đầy mùi vị ẩm ướt của tháng tư”; và rồi “lòng tôi lại bỗng rộn lên niềm xúc động: quang cảnh chung quanh vừa thật là thân quen, và có gì mới mẻ bởi cái đêm mùa xuân giữa làng quê xơ xác, dưng dửng này!” [4,tr.293]… Từ cảnh vật thiên nhiên cho tới cuộc sống bình dị đến lặng lẽ của làng quê nhân vật lúc về khuya, tất cả đều được nhân vật cảm nhận với tình cảm gắn bó, gần gũi của tuổi thơ và có chút bâng khuâng buồn khi mọi thứ cũng dần đổi thay, thế nhưng cảm xúc và tình yêu đối với làng quê vẫn luôn trọn vẹn trong lòng nhân vật. Chuyến về thăm quê của nhân vật tôi mang lại những cảm xúc rất riêng vừa có gì đấy quen thuộc vừa mới mẻ. Không gian của làng quê lúc về đêm thật yên tĩnh, vắng vẻ, bình dị và có phần xơ xác, tất cả được nhìn thông qua cảm nhận của

chính người con xa quê. Không gian của ngôi nhà, nơi mà nhân vật đã sống và lớn lên khi còn thơ ấu vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cho tới cảm xúc thân thuộc: “cả ngôi nhà cũng làm tôi cảm mến bởi vẻ đẹp thô sơ cổ kính của nó. Trong buồng tôi mọi thứ đều vẫn nguyên như cũ, chẳng khác nào tôi chỉ vừa mới ra khỏi đó: đồ đạc vốn ở đâu vẫn ở đấy, thậm chí trên chiếc đèn bằng sắt vẫn còn nửa cây nến cháy dở trên bàn viết của tôi từ ngày tôi rời nhà mùa đông năm ngoái” [4,tr.295]. Gia đình, ngôi nhà hạnh phúc là bến đỗ bình yên cho mỗi người trong cuộc đời này. Ngôi nhà còn là không gian khao khát của cả một đời người như khát khao cháy bỏng của Xanhia trong Chiếc cốc đời. Xanhia yêu một người nhưng phải lấy một người mình không yêu, chịu sự ghẻ lạnh của chồng, tìm tình yêu trong sự nhẫn nhục. Bà còn gặp tình huống khó xử khi phải sống giữa hai người đàn ông ấy và chứng kiến cuộc ganh đua nhau nên dần tình cảm của bà nguội lạnh. Ngày tiếp ngày trôi đi, năm tháng dần qua, và chỉ còn lại trong tâm trí bà một ý nghĩ, một khao khát được sở hữu ngôi nhà bà đang ở dù bà biết chắc Xêlikhốp –chồng bà không để ý, không nhìn thấy sự tồn tại của bà. Có một ngôi nhà của riêng mình, bất kể nơi nào, ở đâu, ở dưới vùng đất trũng, bất kể rộng, hẹp, đẹp xấu thế nào, “đó là ước mong sâu kín nhất của mỗi người công chức, của mỗi thường dân, mỗi anh thợ giày”[5,tr.73]. Theo tục lệ thị trấn nơi Xanhia sống, tất cả đàn ông đều sang tên nhà cho vợ, gần như mọi ngôi nhà ở đây đều thuộc quyền sở hữu của phụ nữ. Ngôi nhà Xêlikhốp thật lạ lùng: “Về mùa đông khi ngoài trời băng giá, mặt trời đỏ quạch thì trong nhà vẫn ấm áp. Về mùa hè khi bên ngoài nóng như thiêu thì bên trong vẫn mát rượi và hòa lẫn bầu không khí mát dịu ấy là mùi băng phiến yên bình”[5,tr.62]. Cho nên việc chồng bà không hề đả động đến ý muốn để lại ngôi nhà trong di chúc khiến bà lo sợ. Bà biết rằng Xêlikhốp sẽ chẳng ngần ngại đẩy bà lâm vào cảnh nghèo túng, nhục nhã trước cả thị trấn, “không những không để lại cho bà tiền bạc, của

cải, mà cả cái nhà này nữa, nơi bà trú ngụ, cũng không thuộc quyền sở hữu của bà”. Bà tìm mọi cách để đòi Xêlikhốp phải để lại cho bà phần nào hồi môn: khóc lóc nức nở, gào thét rằng họ hàng Xêlikhốp sẽ đuổi bà ra ngoài nếu ông qua đời. Nhưng cuối cùng ở lần thứ hai mươi mốt viết di chúc, chồng bà đã biến bà chủ nhân của ngôi nhà khiến bà bối rối, kinh ngạc. Điều kì lạ nhất chính là khi chồng qua đời, bà thực sự có ngôi nhà thì lúc đó bà lại thấy trống rỗng, mất phương hướng. Bà không biết sống vì cái gì, niềm hứng thú sống cạn kiệt.

Đặc biệt, các hình ảnh trở lại liên tục trong không gian ngôi nhà đó là hình ảnh những bức tranh thánh. Tranh thánh “không chỉ đơn giản thể hiện Chúa Trời, đối với các tín đồ thì tranh thánh thể hiện sự hiện diện của Chúa Trời, vừa có sức mạnh “màu nhiệm” hệt như sức mạnh của ý niệm mà tranh thánh thể hiện, tức là sức mạnh của niềm tin của chính con người” [30,tr.25]. Trong Những quả táo Antonov, không gian căn nhà đậm màu sắc tôn giáo “ ở bên cạnh bậc thềm thì có một phiến đá to tướng, phiến đá mà bà lão đã tự mua để xây mộ cho mình, cũng như đã mua cả khâm liệm nữa, một chiếc khăn khâm liệm tuyệt đẹp có các vị thần, có các thánh giá và cả một bài kinh cầu nguyện in ở mép khăn.” [4,tr.19]; “Trên các cánh cổng và trên các xe trượt tuyết đều đóng dấu thánh giá bằng sắt nung;“căn buồng cổ kính với dãy tượng thánh”, “những quyển sách giống như những quyển kinh dâng lễ trong nhà thờ ấy với những trang giấy dày, ram ráp và đã ố vàng của chúng sao thơm một cách kỳ lạ!” [4,tr.30-31]. Trong những căn phòng ấm áp, vị trí của những bức tượng thánh được đặt trang trọng “một bức tượng thánh mới, mạ vàng, được treo ở góc bên trái, dưới tượng là một chiếc bàn phủ khăn sạch sẽ, nghiêm chỉnh, hai bên là những chiếc ghế dài”[4,tr.228]. Hay tượng thánh giúp con người sống trong sạch, xám hối như bác Meliton. Bác luôn giữ cuộc sống hiền lành, khắc khổ thiêng liêng, ẩn dật lánh đời nhưng tôn sùng

Chúa trời “ chiếc áo sơ mi nông dân sạch sẽ của bác thường xuyên cho thấy bất kỳ lúc nào bác cũng sẵn sang lăn mình “dưới các tượng thánh”,”bác Meliton đang đứng trước một tấm ván mỏng treo tượng thánh đặt ở góc nhà mà nhắm mắt cúi lạy tượng thánh, lúc cúi xuống sát đất, lúc thì cúi đến ngang lưng”. Bác cũng luôn có quan niệm, triết lý sống lạ lùng “con người ta sống chính là để ăn năn tội lỗi”. Điều này thể hiện sự sùng kính tôn giáo của người Nga.

Tiểu kết:

Ba kiểu không gian được đề cập đến gắn liền với tâm thức và tâm tính của con người Nga và cách nhìn của họ về thế giới. Đó là cái nhìn và sự trải rộng tâm hồn, vượt qua mọi giới hạn, vươn tới những không gian xa xôi thỏa mãn khát vọng trải nghiệm và hòa nhập với thiên nhiên. Đó là đặc tính lãng du, phiêu du, luôn thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm cái cao cả, cái đẹp, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn hay là hành trình không mệt mỏi kiếm tìm lẽ sống, tình yêu thậm chí là cách đón nhận cái chết thật bình thản. Từ khía cạnh khác, có thể thấy con người Nga dẫu vươn đến những không gian mới nhưng đâu đó vẫn phảng phất nỗi lo sợ về thế giới bất an bên ngoài. Do đó trên hành trình tìm kiếm cái mới, họ luôn hướng về ngôi nhà như là nơi bình yên nhất, nơi chở che cho những tâm hồn đau khổ. Ở nơi ấy, họ luôn có sự ấm áp, an toàn và nhất là có Chúa. Còn không gian Moskva, không gian thành thị, mang đậm dấu ấn văn hóa Nga. Trong mỗi thiên tự sự, các kiểu không gian đó hòa trộn vào nhau, tạo nên sự đan cài, phức tạp hóa không gian, xếp chồng cả không gian thực và không gian tâm tưởng trong giới hạn về dung lượng của thể loại truyện ngắn. Dù bất cứ không gian nào, người đọc vẫn nhận ra đặc trưng của thiên nhiên Nga, con người Nga, tâm hồn Nga.

KẾT LUẬN

Từ phương diện địa văn hóa cũng như truyền thống văn hóa Chính thống giáo, có thể thấy bản sắc dân tộc Nga có sự hòa quyện của yếu tố phương Đông và phương Tây, thái độ thành kính tôn giáo và tâm thế con người Nga với hai mặc cảm sợ hãi và tâm lý bành trướng ra bên ngoài. Với nước Nga, Đông và Tây luôn vừa hòa hợp vừa xung đột, cành phương Tây được lai ghép trên thân cây phương Đông. Chính vì thế Kito giáo khi đến Nga đã biến thành Chính thống giáo. Chính thống giáo là nền tảng tinh thần, để lại dấu ấn trên mọi phương diện tư tưởng, lối tư duy, cách ứng xử, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc này. Trong đó những nét độc đáo của Chính thống giáo được phản ánh rõ nét trong tác phẩm của các nhà văn Nga như khát vọng phục sinh, vươn tới vẻ đẹp tinh thần, khát vọng cứu rỗi tâm hồn...

Qua những truyện ngắn đặc biệt là tập truyện Những lối đi dưới hàng cây tăm tối, nhà văn I. Bunin thể hiện và nhấn mạnh trên trang văn hai kiểu

nhân vật: nhân vật đang trong cuộc hành trình và nhân vật với sức mạnh cứu rỗi. Người Nga chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng Chính thống giáo nên họ luôn hướng đến “vẻ đẹp trí tuệ của thế giới tinh thần”, tìm kiếm những cái hoàn hảo. Từ cách tư duy này, I.Bunin khi xây dựng nhân vật luôn đặt họ trong các cuộc hành trình trong tư tưởng, tìm đến sự hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, hoặc phục sinh, cứu rỗi tâm hồn vốn đã già cỗi, đã khô héo. Bunin xây dựng hình ảnh nhân vật vẫn chịu ảnh hưởng của kiểu cổ mẫu truyền thống vốn tồn tại trong văn hóa Nga, cổ mẫu vốn tồn tại trong Chính thống giáo: “thử thách - tìm thấy”. Như vậy, kiểu nhân vật đang trong cuộc hành trình là kiểu nhân vật xuất hiện khá nhiều và xuyên suốt trong sáng tác của Bunin. Nhà văn luôn đặt nhân vật của mình trong những hành trình đi tìm kiếm vẻ đẹp xưa cũ, ước mơ, lí tưởng, tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mình. Nhân vật của Bunin không bao

giờ chịu khuất phục số phận, không hài lòng với cuộc sống tẻ nhạt mà luôn luôn tự ý thức và có khi đã trở thành thói quen, bản năng là phải đi – phải tìm kiếm và khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Từ đó, nhà văn thể hiện cách nhìn về con người Nga, tâm thức của người Nga với khát vọng muốn vươn tới sự phục sinh và cứu rỗi trong tâm hồn, tâm thức đặt giá trị tinh thần lên trên hết.

Tác phẩm của I.Bunin còn đem đến cách hình dung về một không gian Nga, một mô hình thế giới mang đậm lối tư duy của người Nga. Những thảo nguyên, điền trang, trại ấp Nga trong văn xuôi của ông còn gắn liền với sự dịch chuyển trong không gian, từ không gian nông thôn chuyển sang không gian thành thị, hành trình khám phá thế giới bên trong của mình được thực hiện. Đặc điểm này nhấn mạnh một nét riêng của tâm hồn Nga, tính cách Nga: tính lãng du, khát vọng khám phá.

Mô hình thế giới của I.Bunin không chỉ được đặt trong sự dịch chuyển mà còn được đặt trong sự đối lập: không gian giữa thế giới bên ngoài – ngôi nhà - cặp đối lập vốn đã rất quen thuộc trong tư duy Chính thống giáo và người Nga. Một lần nữa không gian ngôi nhà được nhấn mạnh- đó là biểu tượng của sự bình yên, của khát khao trở về, là hình ảnh của gia đình và sự bao dung. I.Bunin không đặt song song rõ rệt hai không gian thế giới bên ngoài và ngôi nhà trong suốt tất cả các thiên truyện nhưng chỉ riêng hình ảnh ngôi nhà gắn liền với niềm vui và sự bình yên của nhân vật sau rất nhiều đau đớn, biến cố đã làm rõ sự đối lập vốn đã rất quen thuộc trong tư duy Chính thống giáo và người Nga.

Đặt tác phẩm của I. Bunin dưới góc độ bản sắc văn hóa dân tộc để lí giải cách nhìn của nhà văn về thế giới và con người là một giả thiết khoa học của chúng tôi trong luận văn này. Bản sắc văn hóa dân tộc và cá tính sáng tạo của nhà văn là những yếu tố ở tầng sâu, luôn có sự hòa quyện và kết hợp, cần được quan tâm khi tìm hiểu nhà văn và tác phẩm ở cả chiều đồng đại và lịch đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Berdyaev N. (2015), Tư tưởng Nga- Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Nga thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đào Tuấn Ảnh dịch (trong khuôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc dân tộc nga trong truyện ngắn của i bunin (Trang 85 - 96)