Không gian thành thị và hành trình khám phá thế giới của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc dân tộc nga trong truyện ngắn của i bunin (Trang 72 - 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Không gian thành thị và hành trình khám phá thế giới của con

ngƣời Nga

Không gian thứ hai thường xuyên xuất hiện trong các sáng tác của I.Bunin là không gian thành thị như một sự nối dài hành trình nhân vật. Chính ở không gian thành thị, nhân vật thực hiện hành trình khám phá tìm kiếm và tìm thấy. Đặc điểm này gắn liền với đặc tính của con người Nga – con người thích lãng du, con người đang trong cuộc hành trình. Đây cũng chính là mảng không gian thứ hai hiện thân cho tâm hồn của nước Nga sau không gian trại ấp quý tộc cũ.

Ở không gian này, Ivan Bunin nhắc tới không gian nhỏ bé nơi phố huyện bởi lẽ đây là nơi Bunin đã lưu giữ những kí ức và chuỗi kỉ niệm tuổi thơ của mình trước khi rời xa nước Nga khi mới 19 tuổi. Qua cái nhìn của tác giả, thị trấn của ngày xưa và nay đều chẳng có gì thay đổi “đâu đấy thảy đều câm lặng và thoáng đãng, yên tĩnh và buồn – cái buồn của đêm thảo nguyên Nga, của thị trấn thảo nguyên đang ngủ.” [4,tr.218]. Sự bình yên ấy là không gian duy nhất có thể giữ cho nước Nga vẹn nguyên với thời gian để bước chân trở về của người xa xứ cũng thấy sững sờ khi cảnh vật ở đây vẫn y nguyên như nửa thế kỉ trước. Nhân vật “tôi” được bước đi trên những con đường quen thuộc, được đắm chìm với kỉ niệm ở từng góc phố.

Trong câu chuyện Canh khuya, không gian thị trấn còn nguyên vẹn trong kí

ức của nhân vật “tôi” và ngay cả khi phải xa cách lâu ngày thì mọi hình ảnh của nó vẫn luôn hiện hữu. Thị trấn xưa cũ ấy giống với miền quê của I.Bunin, luôn tồn tại trong trái tim của ông dù có thế nào đi chăng nữa. Khi nhìn cây

cầu đá, nhìn dòng sông, thấy chiếc tàu guồng rồi lại nhìn thấy ngọn đồi phía trước và thị trấn cái đồi, kỉ niệm về nụ hôn tay đầu tiên với nhân vật „em” trong đêm hỏa hoạn hiện về và dẫn bước anh về không gian phố Cũ. Phố Cũ lại gợi cho anh kỉ niệm tuổi học trò, nhớ về đêm hò hẹn. Đặc biệt có một không gian thị trấn rất khác thôi thúc nhân vật “tôi” tìm về đó là “thị trấn của những người chết” âm u. Để tới đó, anh phải đi theo phố Tu Viện, ra khỏi thị trấn và hình ảnh đám tang của người yêu cũ xuất hiện trong tâm trí anh: “Làn gió từ cánh đồng lúa hiu hiu thổi về dọc theo phố Tu Viện, và người ta lót khăn mặt để khiêng một chiếc quan tài mở ván thiên đi ngược lại chiều gió, trong đó bồng bềnh khuôn mặt trắng màu cơm, một vành hoa nhỏ sặc sỡ ở trên trán che lấp đôi mi mắt sưng phồng đã nhắm nghiền. Nàng cũng đã được người ta khiêng đi như vật”[4,tr.224].

Không gian phố huyện còn gắn với những số phận nhỏ bé trong nhịp sống thường nhật quẩn quanh. Chiếc cốc đời mở ra không gian phố huyện ba mươi năm trước xơ xác, quang đãng. Đó là một thị trấn nằm ở vùng bán thảo nguyên. Nơi ấy có vài cái nhà của đám lái buôn lúa mì xây bằng đá trắng gần cái nhà thờ kiến trúc vụng về và cái bãi chợ, còn toàn là những túp nhà lụp xụp nghèo nàn khắp chung quanh. Nơi ấy còn có Xanhia – con gái ông trùm đạo xinh đẹp, được nhiều người để ý, hâm mộ như Kirơ - cậu học trò trường dòng nghèo hèn, Xêlikhốp – một công tử tỉnh lẻ hay Gôridôntốp cũng là học sinh trường dòng. Về mùa đông, “đường phố Cát đầy tuyết, trông ảm đạm và hoang vắng, về mùa hè thì đầy ánh mặt trời, trông vui mắt, đặc biệt là khi nhìn lên bức tường trắng của tòa nhà vị linh mục, những tấm kính trong suốt, những tán lá màu xanh lục của cây phong trên nền trời xanh biếc” [5,tr.67]. Và với sự chật hẹp, ngột ngạt của không gian ấy, ta cảm nhận được đầy đủ cái nhỏ nhen, ích kỉ của cuộc đời, của ba người đàn ông cùng lúc yêu một người phụ nữ nhưng chẳng ai đủ cao cả để có một tình yêu đẹp đẽ với nàng.

Bunin đã gợi nên nét cổ kính xưa cũ trong phong cảnh, và vẽ lên bức chân dung phố huyện Nga bằng nhịp sống của những mảnh đời nhỏ bé, của trái tim u buồn và một nỗi niềm sâu nặng. Nhà văn còn muốn tạo nên một ý nghĩa biểu tượng cao hơn thế. Ông muốn người đọc nhìn nhận lại cuộc sống ngột ngạt, tù túng mà mỗi con người đã từng sống để có khát khao thay đổi, bởi kết quả của sự ngột ngạt chính là cái chết. Ở Chiếc cốc đời, suốt ba mươi năm, Kirơ và Xêlikhốp tránh gặp mặt nhau nhưng luôn ngấm ngầm ganh đua nhau trong việc đạt được sự nổi tiếng,giàu có, sang trọng. Kirơ thành linh mục chánh xứ, thông minh, uyên bác, nghiêm khắc , có nhiều người nể phục. Còn Xêlikhốp phát tài, nổi tiếng là kẻ cho vay lãi cắt cổ. Thời tuổi trẻ, họ đều yêu Xanhia nhưng Xanhia thuận theo ý bố lấy Xêlikhốp dù chỉ có cảm tình với Kirơ. Xanhia thấy đời mình từng gặp một tình yêu lớn nhưng số phận không ưu ái, không đi cùng người mình yêu , tìm hạnh phúc trong sự nhẫn nhục. Sau ngày cưới, Xêlikhốp phát hiện ra điều đó khi thấy nàng xem ảnh Kirơ, thấy giọt nước mắt khóc thương cho tuổi trẻ, cho mùa hè hạnh phúc nhất “chỉ đến một lần trong đời người con gái”. Từ đó, Xêlikhốp vì lòng tự ái đã ghen ghét Kirơ và trừng phạt Xanhia khi không nói chuyện với bà. Còn Kirơ yêu âm thầm lặng lẽ, không dám nói để rồi suốt đời nuôi dưỡng lòng hận thù nặng nề, lạnh lùng đối với nàng Xanhia. Thậm chí hai người trở nên căm ghét nhau, ganh đua nhau và chỉ nhường nhau con đường đi tới nghĩa địa. Ngày tháng trôi qua, mọi thứ đổi thay, con người cũng thay đổi duy chỉ có lòng khinh bỉ của hai người đàn ông là còn mãi. Xanhia luống tuổi, khó xử khi phải sống giữa hai con người nên bà chỉ còn một ý nghĩ, một khao khát được sở hữu ngôi nhà bà đang ở dù bà biết chắc Xêlikhốp không để ý, không nhìn thấy sự tồn tại của bà. Bà nghĩ tới tương lai và có lúc bật khóc. Mỗi nhân vật đều bị bó hẹp trong không gian thị trấn bé nhỏ, tù túng. Ngày ngày trong không gian đó, họ phải chạm mặt nhau nhưng giả vờ

không quen biết hay thậm chí là vợ chồng mà xa lạ hơn cả người dưng. Những bức tranh về quê hương của Bunin, vùng quê Vyselki là kỉ niệm của riêng nhà văn nhưng vẫn có cảm giác rất thân thuộc, gần gũi bởi nhà văn đã khéo gợi nên cái thần của nước Nga qua việc lựa chọn những hình ảnh cụ thể.

Trong không gian thành thị, có không gian đặc biệt luôn chiếm một phần quan trọng trong trái tim I.Bunin nhất là trong thời kì xa quê hương: không gian Moskva thành thị, mang đậm dấu ấn văn hóa Nga. Tuy nhà văn không sinh ra và lớn lên ở Moskva nhưng từ vị trí người nghệ sĩ sống lưu vong “ngưỡng vọng” về quê hương xứ sở của mình thì Moskva giống một biểu tượng gợi nhớ quê hương.

Sau khi Bunin rời Nga, Moskva dần trở thành trung tâm của nước Nga, là nơi những người nước ngoài nghĩ tới trước tiên khi nói về nước Nga. Còn trong quan niệm của chính người Nga, Moskva là thủ đô, là một không gian địa lý có thực và đặc biệt còn là một không gian văn hóa, tinh thần, gắn liền với diễn ngôn/đại tự sự rất quan trọng của dân tộc này: “Moskva – Rome thứ ba”. Yu. Lotman đã từng viết rằng: Jerusalem, Rome, Moskva trở thành các trung tâm của thế giới. Với hình tượng lý tưởng của đất nước chúng thuộc về, chúng giống như một thành phố của thiên đường, còn những vùng đất bao quanh chúng trở thành miền đất thánh.

Bunin thường sử dụng những mẩu chuyện trên hành trình di cư để viết về lịch sử và văn hóa Nga, vượt qua cả những khoảng cách địa lý. Qua những câu chuyện hư cấu, Bunin đã xoay chuyển không gian và thời gian để tạo ra bức tranh văn hóa Nga đa tầng. Bunin thường khêu gợi những nét cốt lõi nhất của “trái tim” nước Nga, thành phố Moskva - một thành phố đông đúc. Các nhà văn thuộc nửa đầu thế kỷ XIX đã xác định Moskva giống như nơi giấu những ký ức về lịch sử, văn hóa Nga như tôn giáo, kiến trúc, địa danh và cuộc sống thường ngày. Bunin khi miêu tả Moskva đã làm sống lại những điều

này, đồng thời đề cập tới những địa danh, những nét đặc trưng về cuộc sống tôn giáo của nước Nga.

Trong những ngày trước khi rời Moskva, Bunin đã nhỏ những giọt nước mắt cay đắng với ý nghĩ rằng ông sẽ không bao giờ nhìn thấy những địa danh yêu quý này nữa – địa danh mà đối với ông không chỉ đại diện cho Moskva mà cả nước Nga và bề dày lịch sử của nó. Mặc dù Bunin không sinh ra ở Moskva nhưng những địa danh ở đó có ý nghĩa sâu sắc với ông. Sau chuyến đi đầu tiên tới thủ đô năm 1891, ông đã đánh dấu tầm quan trọng của nó trong nhật ký: "Nhà thờ Spas na Boru. Nó đẹp như: Nhà thờ của Đấng Cứu Rỗi bằng gỗ! Nó cũng như mọi thứ trên nước Nga tương tự như thế đã làm tôi xao xuyến, thu hút tôi bằng tuổi cổ xưa của nó, bởi mối quan hệ huyết thống của tôi với nó”[41]. Sau khi rời khỏi Nga, Bunin càng nhận thức rõ hơn rằng những độc giả không phải là người Nga của ông xem Moskva là đại diện của Nga như một tổng thể. Nếu ông muốn lưu giữ lại một hình ảnh nào đó trong ký ức của mình, Moskva sẽ là một lựa chọn hàng đầu. Những ký ức của Bunin chia làm 3 cấp độ theo câu chuyện. Cấp độ thứ nhất là cấp độ lịch sử: tác giả đã mô tả diện mào thành phố Moskva trước đây; thứ hai là cấp độ tinh thần: tác giả chỉ ra những địa điểm thờ tự, các nghi thức tôn giáo kèm theo; và cuối cùng là cấp độ giáo dục: những câu chuyện như sự chỉ dẫn về văn hóa Nga cho độc giả và các nhà phê bình văn học nước ngoài, Bunin đã cố gắng khắc họa lại một bức tranh chân thực nhất về Moskva và nước Nga. Mục đích viết về Moskva hướng tới hai đối tượng là độc giả Nga (đồng bào của ông ở nước ngoài) và độc giả ngoài nước. “Cung điện ký ức” của Bunin là một công trình văn hóa, lịch sử và kiến trúc bằng văn xuôi, nhằm truyền tải tới đối tượng độc giả đa dạng những nội dung nhiều chiều.

Nhắc tới không gian Moskva, chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện Ngày thứ Hai chay tịnh. Quay trở lại hoàn cảnh sáng tác câu chuyện

và tập truyện Những lối đi dưới hàng cây tăm tối, chúng ta sẽ hiểu rõ tại sao hình ảnh Moskva lại xuất hiện nhiều đến vậy. Trong tập truyện Những lối đi

dưới hàng cây tăm tối, Ngày thứ Hai chay tịnh không phải là truyện ngắn nằm

trong bản in đầu tiên của tập truyện ngắn này. Tập truyện được viết từ tháng 10/1937-4/1941, xuất bản lần đầu tiên năm 1943 trong phiên bản tiếng Nga tại Mỹ. Phiên bản tiếp theo được xuất bản tại Pháp năm 1946 đã bổ sung thêm một số câu chuyện trong đó có Ngày thứ Hai chay tịnh. Câu chuyện hoàn

thành ngày 12/5/1944, chỉ một năm trước khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Thời điểm này, bản thân I.Bunin và vợ ông sống ở Grasse, dưới sự cai trị của phát xít Đức. Ở đây, trong một thời gian dài, gia đình I.Bunin phải đối mặt với sự đói khát, bệnh tật và rét mướt. Những trang viết của Bunin giai đoạn này chủ yếu đề cập tới những nhu cầu vật chất, nỗi đau thể xác và sự khốn cùng mà ông và vợ đang trải qua. Thậm chí trong các lá thư gửi bạn, Bunin đã phàn nàn về những khó khăn: “Giá mà chúng tôi có tiền, chúng tôi sẽ mua củi để sưởi ấm chống lạnh”. Vào đầu những năm 1940, Archimandrite Kiprian (Kern), người bạn tâm giao của nhà văn, động viên gia đình Bunin rời tới Paris vì “một điều rất quan trọng là bạn cần phải tin vào khả năng có cuộc sống tốt hơn”, “bây giờ chúng ta phải sát cánh cùng nhau, nương tựa lẫn nhau vượt qua những bất hạnh kinh khủng này, những khó khăn hiện tại sẽ chỉ khiến chúng ta vươn lên mạnh mẽ hơn.”. Tuy nhiên, Bunin có lẽ đã sợ phải sống ở một nơi đông đúc và có ý muốn xa lánh những người đồng hương sống lưu vong đang cấu kết với người Đức hoặc những người theo ông có lỗi với số phận của nước Nga trong thế kỉ XX. Chính vì vậy, ông quyết định ở lại Grasse, đối mặt với đói rét, bệnh tật. Như vậy từ hoàn cảnh đó, chúng ta hiểu thời điểm sáng tác Những lối đi dưới hàng cây tăm tối và Ngày thứ hai chay tịnh chính là thời điểm nhà văn suy nghĩ nhiều nhất, trăn trở về nước

Ngày thứ Hai chay tịnh xoay quanh chuyện tình yêu của một đôi trai

gái đến với nhau bằng tình yêu nhục dục rồi xa nhau. Nhưng câu chuyện tình dang dở không phải là tâm điểm của câu chuyện mà tâm điểm là thông qua việc đọc Ngày thứ Hai chay tịnh, I.Bunin giúp hiểu hơn về cuộc sống Nga, cả lịch sử lẫn chiều sâu tinh thần, tâm hồn Nga.

Tìm hiểu nội dung câu chuyện, người đọc sẽ tìm thấy hình ảnh Moskva - miền ký ức của I.Bunin. Moskva với đặc sắc văn hóa, truyền thống như một nhân vật thứ ba đồng hành cùng cặp đôi trai gái. Với cách kể chuyện của Bunin, nhà văn khiến chúng ta như đang được cùng ông thăm thú những dấu mốc, địa danh nơi đây và hiểu hơn những lớp trầm tích lịch sử xa xăm. Không gian về Moskva được I.Bunin nhắc là không gian mà ông không thể trở lại bởi nhiều lý do: khoảng cách địa lý và sự thay đổi chế độ. Tất cả những địa danh đề cập trong tác phẩm đã bị xóa sổ khỏi cảnh quan thành phố vào những năm 1940. Điều này dường như làm nhân lên một sự mất mát cho những người tha hương. Vì vậy, Bunin đã chọn cho mình vai trò của người bảo vệ những ký ức về Moscow, coi nó như “lâu đài” kí ức thông qua việc nhắc lại chính xác tên từng địa danh của Moskva.

Khi tái hiện một Moskva cổ xưa, Bunin đã lựa chọn các yếu tố biểu trưng cho văn hoá Nga mà ông cho là quan trọng từ đó vẽ ra những mảng văn hóa khác nhau từ ngôn ngữ, kiến trúc, không gian, tôn giáo…

Bunin viết truyện ngắn Ngày thứ hai chay tịnh vào thời điểm nước Nga Xô Viết mong muốn xây dựng "một Moskva mới", trung tâm của trật tự văn hóa Xô Viết. Chính quyền Xô Viết đã cố gắng tạo ra một “Moskva mới” với một diện mạo hiện đại theo phong cách văn hóa Xô Viết, đồng thời công khai chối bỏ, thậm chí xóa bỏ những dấu vết của chế độ và văn hoá cũ. Moskva đã được xây dựng theo lối kiến trúc và văn hoá của một thành phố Xô Viết mới. Rất nhiều nhà thờ và tu viện bị chính quyền Stalin phá bỏ,

chẳng hạn: nhà thờ Iverskaia, tu viện Chudov, thánh đường Chúa Cứu thế... Bunin đã xây dựng những miền ký ức về thành phố Moskva, sắp xếp tên phố, nhà thờ theo vị trí vốn có của nó mà cố tình quên đi Moskva của thời điểm hiện tại. Những địa danh gắn với Moskva xuất hiện trong Ngày thứ Hai

chay tịnh đều gắn liền với những sự kiện văn hóa - lịch sử - tôn giáo quan

trọng của nước Nga. Tu viện Chudov ở Kremlin được thành lập năm 1365, đó là nơi Mikhail Lomonosov được dưỡng dục, là nơi Peter I được rửa tội, là nơi dịch rất nhiều cuốn sách nước ngoài. Đại công tước Sergei Aleksandrovich bị ám sát ngay sau khi rời khỏi tu viện Chudov vào năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc dân tộc nga trong truyện ngắn của i bunin (Trang 72 - 85)