5. Cấu trúc luận văn
2.2 Nhân vật và sức mạnh cứu rỗi
Như đã nhấn mạnh ngay trong những khái quát ở chương 1, nền tảng đạo đức của người Nga là Chính thống giáo. Chính thống giáo in đậm trong tư duy của họ và hình thành nên một cách hình dung về con người và cuộc sống, trong đó những giá trị tinh thần, tâm hồn con người được đặt cao hơn hết thảy. Chính vì thế không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm của các nhà văn Nga ta luôn bắt gặp khát vọng hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, khát vọng cứu rỗi linh hồn con người.
Yếu tố làm nên sự cứu rỗi là niềm tin và tình yêu. Niềm tin và tình yêu chỉ có thể chiếu ánh sáng của nó vào tâm hồn mỗi con người khi con người hướng đến thực thể tối cao – Chúa. Theo Berdyaev: “Trong cảm nhận của người Nga, họ thấy rõ sứ mệnh dân tộc Nga – người tiếp nhận và gìn giữ các giá trị Thiên chú giáo chân chính nhất, Chính thống giáo”[2,tr.6], “sự cứu rỗi và ban ơn là quan trọng nhất”, “cảm nhận mình gần với Đức Mẹ” [2,tr.6].
Con người mà đặc biệt là tâm hồn con người dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể được phục sinh, được cứu rỗi. Vậy ai là người mang sức mạnh cứu rỗi trong thế giới này? Trong Tâm hồn Nga, N.Berdiaev đã nhấn mạnh
một đặc điểm rất quan trọng của văn hóa Nga – tính nữ vĩnh hằng. Theo nhà nghiên cứu, chính bởi “tính nữ” tồn tại trong tâm hồn, tâm tính, cảm thức nên người Slav có khả năng lắng nghe những vang động sâu xa trong tâm hồn. Sức mạnh và vai trò của người phụ nữ cũng đã được nói đến trong Kinh Sáng thế. Kinh Sáng thế nhấn mạnh khả năng phá hủy thế giới, năng lượng tạo
dựng thế giới bởi người phụ nữ, bởi phụ nữ là người sinh ra Đấng Cứu thế:
“Thiên Chúa phán bảo con rắn [...] ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người. Và Adam đã gọi tên vợ mình là Eva: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh”[37]. Trong văn hóa Nga, búp bê Matrioska là một sự biểu tượng hóa người mẹ, Nga. Trong ngôn ngữ Nga, từ “nước Nga” cũng là một danh từ giống cái, gợi liên hệ tới tính nữ. Triết học Nga cũng khẳng định đặc tính này. Triết gia Berdiaev đưa ra luận điểm “Nước Nga là mảnh đất lệ thuộc, âm tính”, tôn giáo Nga là thứ tôn giáo nữ tính - “đó không hẳn là tôn giáo của Đức Kitô, mà đúng hơn là tôn giáo của Đức Mẹ, tôn giáo của mẹ-đất, nữ thánh linh soi rọi đời sống xác thịt, thứ tôn giáo phồn sinh và ấm cúng. Mẹ - đất đối với dân tộc Nga là nước Nga. Nước Nga trở thành Đức Mẹ. Nước Nga là đất nước mang vác Chúa”. Triết gia Soloviev trình bày ý niệm về Nữ tính Vĩnh hằng, về Thần-Đất “có liên quan sâu kín với quan niệm tôn giáo cổ truyền của nhân dân Nga về Đất-Thánh Mẫu”. Nhà tư tưởng B.P.Vysheslavtsev đưa ra quan điểm “sự thống nhất chính diện, vẻ đẹp vũ trụ nữ tính, có hồn” của Eros Nga đã khẳng định điều đó. Vì thế hoàn toàn có thể khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa những nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà văn Nga với nước mẹ Nga. “Trong quan niệm của người Nga và của các nhà văn Nga, “tính nữ vĩnh hằng” là chén thánh, là sự cứu rỗi linh hồn và toàn bộ sự sống”[37].
Những nhân vật nữ trong những truyện ngắn của Bunin đại diện cho nước Nga, tâm hồn Nga. Với Bunin, chỉ có nước Nga trước Cách mạng, nước Nga của những ngày chưa đổ máu mới thực sự đẹp. Hình ảnh của những người phụ nữ “cứu rỗi” gắn liền với “thiên đường” Nga là minh chứng cho sự tiếp nối của không gian văn hóa Nga, là sự lưu giữ chất Nga, tình yêu Tổ quốc Nga khi phải rời xa mảnh đất thương yêu ấy.
Nhân vật nữ của I.Bunin luôn tạo ấn tượng với người đọc bởi đó là những thiếu nữ xinh đẹp, mảnh dẻ, ngây thơ, trong sáng, tràn ngập tình yêu và ước mơ. Đó là Ruxia, là Natali, là Lika… Vẻ đẹp thánh thiện, kì ảo của họ được làm nổi bật lên qua lăng kính của những chàng trai trẻ trung, đắm chìm trong xúc cảm yêu đương, say mê, ngưỡng mộ.
Trước hết, đó là những vẻ đẹp khơi gợi trong người đàn ông một thứ tình cảm vừa là tôn thờ, vừa nâng niu, vừa mong muốn được chở che.
Ở Ruxia, nàng Ruxia mang vẻ đẹp trẻ trung, hiền dịu, trên gương mặt
phảng phất thần thái của Đức Mẹ: “Bím tóc đen dài thả sau lưng, khuôn mặt bầu bĩnh với những nốt ruồi nhỏ, mũi cao thanh tú, mắt đen, lông mày đen, bắp chân và đôi bàn chân lộ ra trên đôi hài sảo thon gầy, làn da mỏng mịn” [4,tr.19]. Đó nét đẹp mỏng manh, trong trắng của người con gái khiến nhân vật “anh” cảm thấy choáng váng, muốn nâng niu, trân trọng thậm chí không dám chạm tới: “Hôn lên mu bàn chân nhỏ ướt nước mưa của nàng – cả đời anh chưa khi nào có được niềm hạnh phúc như thế” [4,tr.22]; “Anh không dám chạm đến nàng nữa, chỉ hôn đôi bàn tay nàng và lặng người đi trong hạnh phúc nôn nao, ngây ngất”; “Anh lại áp đôi tay nàng lên môi mình, chốc chốc lại hôn vào ngực nàng lạnh ngắt như nâng niu một vật gì thiêng liêng nhất”; “Vẻ đẹp của nàng trong cơn sợ hãi làm anh choáng váng; lúc đấy một ý nghĩ dịu dàng chợt đến với anh; nàng quả là còn thơ trẻ quá” [4,tr.25].
Có những lúc, hình ảnh người con gái hiện về trong hồi ức thanh thoát như một thiên thần: “Mọi chuyện mùa hè năm ấy đều dị thường. Thật lạ lùng rằng chúng chỉ cho mỗi mình nàng lại gần, cúi cong cái cổ dài thanh thanh, từ phía trên nhìn xuống nàng với vẻ rất nghiêm nghị nhưng đầy tò mò hiền lành, khi nàng nhẹ nhàng thanh thoát chạy đến bên chúng, chân đi hài sặc sỡ. Bất thần, nàng ngồi xổm trước đôi sếu, tấm váy xaraphan màu vàng xòe ra trên bãi cỏ xanh ven đầm ẩm ướt, ấm áp; với vẻ say sưa thơ trẻ nàng nhìn vào đôi
mắt đẹp đen dữ tợn của chúng, đôi mắt lọt vào giữa mép vòng viền màu xám sẫm” [4,tr.32]. Ruxia đã khiến nhân vật “anh” yêu ngay từ những ngày đầu đến nhà cô dạy gia sư cho cậu em trai. Chàng thấy Ruxia đẹp kinh ngạc, trái tim rung động. Mặc dù Ruxia chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi trong cuộc đời chàng nhưng chính những ngày say đắm, ngắn ngủi ấy, chàng thực sự được sống. Phần lớn cuộc đời dài dặc mà hiện tại nhân vật trải qua chỉ là sự tồn tại. Những gì đẹp đẽ nhất của tuổi thanh xuân đã gửi lại trong mùa hè năm ấy, gửi lại bên Ruxia. Ruxia trong câu chuyện ám ảnh chàng suốt cả cuộc đời đến mức người vợ hiện tại phát ghen bởi Ruxia chính là người đầu tiên ban phát hạnh phúc cho anh ta. Đó là thứ hạnh phúc thực sự, vô tư, hồn nhiên,
trong trắng. Có thể nói rằng, Ruxia đã không còn là một nhân vật đơn thuần,
nàng là hiện thân cho sự tươi trẻ, ngây thơ, trong trắng; là biểu tượng của khát vọng yêu thương.
Vẻ đẹp trong sáng, tươi mát, trẻ trung, tin yêu cuộc sống của Olia trong
Hơi thở nhẹ có khả năng soi chiếu, tố cáo xã hội thô bạo, thực dụng. Cô bé
học sinh trung học này mặc dù sớm bộc lộ nét đẹp đằm thắm, quyến rũ của một người phụ nữ nhưng trên hết, ở cô vẫn toát lên vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của tuổi trẻ. Tác giả đã miêu tả cặp mắt, chính xác hơn là ánh mắt cô rất nhiều lần: “Đôi mắt đầy vui sướng và vô cùng linh lợi”; “ánh mắt sáng long lanh”; “cặp mắt sáng linh lợi”; “ánh mắt trong sáng”… Vẻ đẹp của Olia là vẻ đẹp tự nhiên, không chải chuốt, cầu kỳ: “Olia thì chẳng kiêng dè gì cả - cô không sợ các vết mực dính vào ngón tay, không sợ để má mình ửng đỏ, đầu tóc rối tung hay đầu gối lộ trần ra khi bị ngã. Chẳng cần cô phải quan tâm, cố gắng gì, những điều làm cô nổi bật lên trong trường hai năm gần đây cũng tự nhiên đến với cô - đó là vẻ yêu kiều, đỏm dáng, uyển chuyển, khoan thai và ánh mắt sáng long lanh” [4,tr.192]; “Cô ngồi xuống một cách nhẹ nhàng và yểu điệu như thể chỉ mình cô biết cách ngồi như thế” [4,tr.194].
Cái đẹp của Olia được miêu tả hòa hợp hoặc đối lập với cảnh vật, vật thể xung quanh. Nếu như không khí tươi mát của khu vườn sau cơn mưa phù hợp với vẻ trẻ trung Olia thì trái lại, căn phòng bà hiệu trưởng lại tạo ấn tượng về cái đẹp cứng nhắc,gò bó, tương phản hoàn toàn với thần thái của cô. Sự đối lập càng khiến vẻ tươi trẻ, hồn nhiên của Olia được nhấn mạnh: “Olia đáp lại một cách thản nhiên, gần như là vui vẻ nữa”. Thậm chí khi cô bị chết bởi phát súng oan nghiệt của tên sĩ quan Kazak, vẻ đẹp ấy vẫn bất tử. Cặp mắt cô vẫn tươi vui, tỏa sáng lấp lánh, làm lu mờ màu xám xịt ảm đạm của những tấm bia mộ trong mùa đông lạnh lẽo. Trước vẻ đẹp trong trẻo ấy, cái chết cũng trở nên bất lực. Đó còn vẻ quyến rũ của người phụ nữ được khắc họa trong Hơi thở
nhẹ: “cặp mắt phải sôi lên như nhựa, lông mi phải đen như trời đêm, má mịn
màng, phơn phớt hồng, eo lưng thon thả, cánh tay dài hơn bình thường, chân nhỏ nhắn, ngực đầy đặn vừa phải, bắp chân tròn đều, đầu gối màu vỏ hến,… và đặc biệt là phải có hơi thở nhẹ…” [4,tr.200]. Để miêu tả chi tiết, kĩ lưỡng như vậy chứng tỏ tác giả phải say mê, nâng niu và tôn sùng, tôn vinh cái đẹp: “Như đóa hồng chỉ giữ nguyên được sắc màu tươi tắn trong buổi ban mai dịu mát, Oolia là vẻ đẹp chỉ tồn tại trong một thế giới hoàn toàn trong lành, nơi mà cái ác không có chỗ đứng”[5,tr.14].
Nhân vật Lika trong truyện Nàng Lika lại là điển hình của vẻ đẹp cổ điển Nga: yếu đuối, chân thành, cả tin, hồn hậu nhưng cũng không kém phần bạo liệt. Lika là con gái một bác sỹ góa vợ, có đời sống của một cô tiểu thư tỉnh lẻ. Cô trẻ trung, xinh đẹp, lãng mạn và tràn đầy ước vọng nhưng cũng mê đắm, săn sàng từ bỏ tương lai được sắp đặt với một nhà buôn giàu có để theo nhân vật “tôi” đến vùng đất mới. Ở vùng đất hứa ấy,cô vừa là một người yêu thơ ngây, yếu đuối, cần được chở che, vừa là một người vợ hồn hậu, tình cảm, hết lòng và giàu đức hi sinh: “nàng thật bé bỏng, nàng đứng sát bên tôi và ngước mắt nhìn lên”; “nàng tỏ ra trung thành tuyệt đối với tôi, nàng từ bỏ bản
thân mình và tin vào cái gọi là quyền của tôi được có thứ tình cảm và hành vi đặc biệt” [5]. Lika có những ước mơ giản dị về gia đình, con cái nhưng thẳm sâu, nàng vẫn có những “tình cảm và suy nghĩ sâu kín, buồn rầu, giấu giếm”. Nàng chứng kiến sự xa cáchcủa người yêu, sự buông thả, phóng đãng của anh. Để giữ trọn tình yêu trọn vẹn, để giữ lại lòng tự tôn sâu kín, nàng đã rời xa người yêu mãi mãi. Chính sự tổn thương của một trái tim nhạy cảm cùng với tình yêu vô bờ đã trao đi khiến Lika có đủ dứt khoát rời xa. Ngay sau lần chia tay ấy, Lika đã chết. Cái chết là lời khẳng định đầy chua xót cho tình yêu và lòng tự trọng của nàng: tình yêu không chấp nhận sự ích kỷ và khinh rẻ, sự san sẻ.
Nhân vật “tôi” thấm thía và tiếc nuối khi để mất Lika và luôn liên tưởng gương mặt Lika với khuôn mặt Đức Mẹ thánh thiện, bao dung. Hình ảnh Lika mãi mãi trong tâm trí nhân vật “tôi” với tình yêu, niềm say mê mãnh liệt, với cảm giác gần gũi, da diết về tâm hồn và thể xác mà cả đời chưa từng nếm trải.
Lika được xây dựng từ nguyên mẫu là Vacvara Paselko, người đã chung sống với Bunin một thời gian nhưng trong truyện Lika đẹp lên rất nhiều cả về tâm hồn và hình thức. Hình ảnh của nàng còn mãi trong sự hồi tưởng đầy niềm tiếc nuối của nhà văn về những tháng năm tuổi trẻ và tình yêu.
Nàng Ruxia trẻ trung trong truyện ngắn cùng tên khơi gợi trong chàng trai gia sư một thứ tình cảm vừa là tôn thờ, vừa nâng niu, vừa mong muốn được chở che. Nét mỏng manh, trong trắng của người con gái còn hiện lên qua những “rung động một cách trìu mến” của chàng trai: “hôn đôi bàn chân bé nhỏ, ướt át của nàng”, “chàng chẳng dám đụng vào người nàng nữa, chỉ hôn đôi tay nàng và im lặng vì sung sướng vô biên”; “chàng lại áp môi mình lên tay nàng, đôi khi hôn lên bộ ngực lạnh ngắt của nàng như hôn một vật gì thiêng liêng vậy”, “khi nàng trong cơn khiếp sợ, chàng thấy nàng đẹp đến kinh ngạc và giờ đây chàng trìu mến nghĩ bụng: ờ cái cô này rõ vẫn còn là
một cô bé nhóc tì!” [4, tr. 248]. Qua đôi mắt ngây ngất tình yêu và lớp màn của kí ức, vẻ đẹp ấy “đáng vẽ thành tranh, thậm chí là tượng thánh”.
Chân dung Vera- người con gái từ mười lăm năm trước được hình dung lại trong Lần gặp gỡ cuối cùng: “Anh bao giờ cũng chỉ suy nghĩ về em như một người vợ, suy nghĩ với một lòng hân hoan, tôn thờ… Ngày nào anh cũng đã đến nơi em, để được thấy tấm xiêm áo của em,… để được thấy một đóa hồng vàng trên mái tóc huyền, để được thấy nụ cười của em, một nụ cười lúc bấy giờ sao ngốc nghếch, kì khôi thế nào ấy, nhưng rất duyên dáng…” [4,tr.96]. Xtơresnhev vẫn mãi lưu giữ hình ảnh Vera th ban đầu trong lần gặp gỡ cuối cùng như một phần của đời mình.
Thậm chí trong Những lối đi dưới hàng cây tăm tối, người quân nhân lưu giữ mãi hình ảnh của người con gái ông từng yêu trong sự ngưỡng vọng, cảm giác tiếc nuối, ân hận: “Ôi, lúc ấy sao cô xinh tươi thế! Sao cô nồng nàn thế, tuyệt vời thế! Vóc người đẹp biết bao, cặp mắt đẹp biết bao!”, “Phải, hồi ấy cô ta đẹp thật! Một bậc tuyệt thế giai nhân!... Chẳng phải chính là cô ta đã đem lại cho mình những giây phút tươi đẹp nhất trong đời sao?” [4,tr.234]. Nhờ Nadejda, ông được trở về với những cảm xúc mãnh liệt và hạnh phúc nhất đời sau ba mươi lăm năm xa cách.
Nhân vật “tôi” trong Canh khuya trở về thăm thị trấn cũ, thăm người yêu
cũ và “sẽ không bao giờ quên ơn” người con gái đã cho mình biết thế nào là hạnh phúc: “Trời đất ơi, thật là một niềm hạnh phúc không sao tả xiết được! Chính là vào lúc hỏa hoạn vào ban đêm mà lần đầu tiên tôi đã hôn tay em và em cũng đã siết chặt tay tôi để đáp lại, tôi sẽ chẳng bao giờ quên ơn em về thái độ thuận tình thầm lén này”. Anh nhớ cả thời khắc “ tình yêu chớm nở, là giờ phút hạnh phúc không vương một áng mây buồn...”[4,tr.220]. Nếu có kiếp sau, anh nguyện “quỳ xuống hôn chân em vì tất cả những gì em đã cho anh trên cõi trần thế này”[4, tr.222].
Chàng nhà văn trong Những tấm danh thiếp đến với người thiếu phụ trên con tàu chạy trên sông Volga lúc đầu vì sự thèm muốn, giải khuây trên tàu nhưng chính niềm mong mỏi được yêu thực sự, được “biết mùi đời” của cô nàng đã khiến chàng thay đổi: “Chàng hôn bàn tay bé nhỏ và giá lạnh của nàng nó còn ở đâu đó trong trái tim chàng suốt cả đời người…”[4,tr.262].
Những cô gái trong các câu chuyện dù chỉ xuất hiện ngắn ngủi, thậm chí sau cuộc gặp gỡ họ ra đi bất ngờ, không lưu luyến, ngoái lại nhưng họ lại có sức mạnh