1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.2.1 .Vị trí, vai trò trong lịch sử dựng nước, giữ nước và giải phóng dân tộc
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ được tái lập (từ huyện Phong Châu) theo Nghị định 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có có diện tích tự nhiên khoảng 12.534 ha và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính.
Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 2 thị trấn, trong đó có 3 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C, ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá 24, tr.11
Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên,là huyện đồng bằng - trung du, lại có 3/14 xã thị trấn là miền núi, giao thông đi lại khó khăn, không thuận lợi để phát triển sản xuất, giao lưu và tiếp cận với các ảnh hưởng từ bên ngoài, chính khó khăn về điều kiện tự nhiên dẫn đến những hạn chế trong quá trình tiếp cận với xã hội, công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại… Ở
huyện, dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý chưa cao. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nhân dân huyện Lâm Thao nói chung và phụ nữ huyện nói riêng, đây cũng là một cản trở rất lớn đối với quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo quá trình phát huy vai trò của phụ nữ huyện trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1.2.Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Là một huyện đồng bằng, trong bối cảnh tình hình xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, các chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh tiếp tục được bổ sung để phù hợp với yêu cầu của địa bàn huyện. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trong huyện vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Thứ nhất, về kinh tế:
Kinh tế phát triển tương đối ổn định, đạt mức tăng trưởng 5,06%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa; kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, có 10/24 chỉ tiêu thực hiện vượt mức Nghị quyết đề ra và 13/24 chỉ tiêu đạt mục tiêu tiêu Nghị quyết đề ra như: Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng, tăng 1,6 lần; tổng vốn đầu tư toàn xã hội vượt 1,15 lần; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 17,7% (vượt 3,7%); sản lượng lương thực đạt 43 nghìn tấn, vượt 5 nghìn tấn 16, tr.2.
Thứ hai, về văn hóa- xã hội:
Huyện cũng là điểm sáng của tỉnh về xây dựng nông thôn mới với 10/12 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới, huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới. Các chương trình: giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện… được thực hiện có hiệu quả, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Bình quân mỗi năm huyện kết nạp 139 đảng viên mới; huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới 14, tr.42.
Những kết quả đạt được nêu trên đã tạo cho Lâm Thao một diện mạo mới, khẳng định vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân trong huyện. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Lâm Thao tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phấn đấu đến năm 2020 Lâm Thao trở thành huyện nông thôn mới có nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, theo hướng hiện đại.
Những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trên đây của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã tác động không nhỏ tới việc Đảng bộ huyện phát huy vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là những khó khăn về kinh tế, chính trị xã hội như: kinh tế nông nghiệp những năm qua có sự thay đổi nhưng chưa thật sự bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế và bình quân thu nhập trên đầu người tăng nhưng chưa đồng đều giữa các xã trong huyện, là huyện đồng bằng, tuy không xa trung tâm thành phố, nhưng lại vốn là huyện có nền nông nghiệp lâu đời nên không chỉ phụ nữ huyện mà phần lớn người dân nơi đây đều có tư tưởng ngại đổi mới, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh, tổ chức sản xuất hàng hóa theo vùng quy hoạch tập trung còn chậm, chưa có nhiều sản phẩm nông sản giá trị cao. Chất lượng hoạt động dịch vụ thương mại còn hạn chế, hoạt động dạy nghề đã được quan tâm nhưng chưa thật sự tạo nên chuyển biến tích cực, có biểu hiện nặng về thành tích. Chính những điều này đã làm hạn chế quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong toàn huyện nói chung và phụ nữ huyện nói riêng. Do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, bất tiện trong đi lại, trong giao thương, sản xuất, giao thông bất cập gây cản trở cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất trên địa bàn, đặc biệt là việc tiêu thụ và chế biến hàng nông sản còn chưa có giải pháp hữu hiệu. Điều này có tác động trực tiếp đến việc phát huy vai trò phụ nữ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
2.1.2 Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội ch nghĩa.
Với phụ nữ nói chung và phụ nữ trên địa bàn huyện Lâm Thao nói riêng, nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều lợi ích cho người phụ nữ. Với cơ chế kinh tế năng động, kích thích tính sáng tạo và nhạy bén của người phụ nữ trong lao động, sản xuất, kinh doanh, với sự ra đời và phát triển của nhiều ngành nghề nhất là dịch vụ, đã mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ trong huyện. Chị em phụ nữ đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho gia đình và xã hội. Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, phụ nữ Lâm Thao ngày càng có những đóng góp lớn lao trong việc tạo ra của cải vật chất, sự đóng góp về kinh tế của họ ngày càng được khẳng định rõ rệt. Sự tự tin, năng động, quyết đoán, trí tuệ của một bộ phận chị em phụ nữ được coi là ưu thế trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, sự tham gia vào nền kinh tế thị trường là nền tảng cho việc nâng cao quyền phụ nữ, cho phép họ tự quyết định cuộc sống và khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Ở Việt Nam, sự lựa chọn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng đắn của Đảng. Sự chỉ đạo sát sao của Đảng đã tạo ra một bước tiến lớn trong quá trình phát triển đất nước, với hơn 50% dân số, phụ nữ Việt Nam tham gia vào hầu hết các ngành nghề, công việc, kể cả những công việc trước đây chỉ dành cho nam giới, ước tính khoảng 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ và khoảng 60% hộ kinh doanh là nữ quản lý. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Có thể thấy rằng, đội ngũ lao động nữ đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với những thách thức về giới trong việc tạo dựng và mở rộng kinh doanh; khó khăn trong tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, tín dụng, công
nghệ - thông tin, sự tham gia của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo nhiều lĩnh vực quản lý tư nhân vẫn còn thấp.
Kinh tế thị trường phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn để khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của xã hội, kinh tế thị trường phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế, khiến nam giới phải chia sẻ gánh nặng trong công việc gia đình cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều thời gian hơn để tập trung làm kinh tế. Sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã có tác động to lớn đến quá trình phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ huyện Lâm Thao nói riêng. Nền kinh tế thị trường nghĩa định hướng xã hội chủ không chỉ giúp cho đời sống được cải thiện, thu nhập tăng cao, mà nó dần khẳng định tầm quan trọng của một lực lượng sản xuất làm ra của cải vật chất cho xã hội chính là những người phụ nữ.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ huyện Lâm Thao. Bên cạnh việc kinh tế thị trường giúp phụ nữ có việc làm, có thu nhập, có trình độ chuyên môn, có điều kiện để tham gia và các hoạt động văn hóa xã hội… Song, xét về một góc độ nào đó, phụ nữ vẫn là những người nội trợ chính trong gia đình, từ việc nhà đến việc dạy dỗ con cái, chăm lo cuộc sống cho các thành viên trong gia đình, bởi trong nhận thức của xã hội, người phụ nữ dù có thành đạt đến đâu nhưng ở trong môi trường gia đình họ vẫn phải đảm đương những thiên chức nhất định của mình. Bên cạnh công việc ngoài xã hội thì khối lượng công việc nặng nề trong gia đình vẫn luôn là gánh nặng đè lên vai phụ nữ, trong điều kiện Lâm Thao là huyện với truyền thống nông nghiệp, thủ công nghiệp thì việc thay đổi tư duy trong nhận thức về vai trò của phụ nữ trong đại bộ phận dân cư là vấn đề vô cùng khó khăn. Kinh tế thị trường phát triển dẫn đến sự lỏng lẻo trong quản lý, giáo dục con cái, sự cám dỗ của nhiều tệ nạn xã hội… đang đặt lên vai người phụ nữ trách nhiệm vô cùng nặng nề trong nuôi dưỡng và
giáo dục con cái. Với thiên chức là m - là vợ, rất nhiều công việc đang đòi hỏi người phụ nữ phải “lao động” cật lực mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ “kép”. Nhưng bản chất của kinh tế thị trường là sự canh tranh vô cùng khốc liệt, nó đặt người phụ nữ vào tình thế làm thế nào để cạnh tranh được và mang lại hiệu quả kinh tế cao? Chính vì thế chủ nghĩa thực dụng và lối sống ích kỷ đã chi phối một bộ phận không nhỏ chị em phụ nữ trong huyện, thậm chí có người trong sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận đã bất chấp tất cả, các mối quan hệ công việc được coi trọng hơn cả tình làng nghĩa xóm.
2.1.3 Đặc điểm, vai tr người ph n huyện Lâm Thao, Phú Thọ hiện nay
Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ huyện Lâm Thao nói riêng là lực lượng cơ bản, nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm xây dựng, bảo tồn giống nòi, đấu tranh chống thiên tai địch họa, tăng gia sản xuất, tề gia nội trợ... Mỗi người phụ nữ Lâm Thao là nhân tố tích cực góp phần hình thành nên truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có những đóng góp nhất định vào sự hình thành chung của xã hội, vì nền hoà bình và văn minh chung của nhân loại. Các thành tựu phần lớn đạt được đang làm thay đổi cách nhìn nhận từ các tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ huyện Lâm Thao, Phú Thọ nói riêng. Họ có vai trò hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Từ xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ huyện Lâm Thao nói riêng đã để lại dấu ấn đậm nét văn học và trong lịch sử dân tộc, từ trong sản xuất đến chiến đấu, từ trong gia đình đến ngoài xã hội, mỗi người phụ nữ ở huyện luôn được coi là linh hồn. Thời chiến tranh, người phụ nữ huyện ngoài việc phải phải thay chồng cáng đáng việc nhà để chồng yên tâm ra trận, bản thân họ vừa phải làm nhiệm vụ của một người phụ nữ với ruộng vườn và nương rẫy. Chính hoàn cảnh đó, đã tạo ra những người phụ nữ Việt Nam cần cù, đảm đang, chịu khó và giàu đức
hy sinh. Hình ảnh mẫu mực về đức tính hy sinh của người phụ nữ Việt Nam đã được phản ảnh rõ nét trong ca dao: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non”.
Không chỉ anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, đảm đang trong lo toan gia đình, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ huyện nói riêng còn có truyền thống “thông minh, sáng tạo”. Cùng với những đức tính quý báu đó, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ huyện Lâm Thao nói riêng còn được biết đến với những đức tính tuyệt vời họ luôn là những người giàu lòng nhân ái, nhẫn nhịn, vị tha, thủy chung như một nét đ p đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Dù hôm nay, lịch sử dân tộc đã sang những trang mới với sự tác động của hoàn cảnh mới nhưng với truyền thống vẻ vang của mình, mỗi người phụ nữ vẫn luôn là nhưng bông hoa đ p nhất làm nên xã hội.
Bên cạnh những đặc điểm chung của người phụ nữ Việt Nam, điều kiện lịch sử, xã hội ở huyện đã góp phần hình thành nên những nét đặc trưng riêng của người phụ nữ huyện Lâm Thao. Trên nền tảng của nền văn hóa có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa nguồn cội với những lễ hội, phong tục tập quán trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Những sinh hoạt làng xã, hương ước lệ làng từ thời Hùng Vương đến nay vẫn duy trì và lưu giữ qua nhiều thế hệ ở huyện, dù ở mỗi giai đoạn của lịch sử, chúng ta đã có sự mềm hóa nhưng về cơ bản nền văn hóa với những hương ước, lệ làng, tín ngưỡng đã phần nào hình thành nên một người phụ nữ huyện luôn luôn bị ràng buộc bởi những tư tưởng lễ nghi phong kiến, chính điều này là một cản trở rất lớn đối với quá trình phát huy vai trò của phụ nữ huyện trong giai đoạn hiện nay.
Những đặc điểm phụ nữ Lâm Thao, Phú Thọ hiện nay, có tác động theo cả hai chiều hướng tới việc phát huy vai trò của họ trong đời sống xã hội:
Một là, trong lĩnh vực sản xuất
Với nền kinh tế nông nghiệp là chính, những người phụ nữ huyện Lâm Thao đóng vai trò là những kỹ sư chính trên đồng ruộng họ là người đảm
nhận hầu hết các công việc từ khâu chọn giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Ngoài công việc sản xuất, hầu hết tất cả các công việc chăm sóc gia đình đều do người phụ nữ gánh vác. Chính vì vậy, xét một cách tổng quan, phụ nữ đã làm việc quá sức,