Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lâm thao tỉnh phú thọ phát huy vai trò của phụ nữ hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 70 - 76)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.2.1 .Vị trí, vai trò trong lịch sử dựng nước, giữ nước và giải phóng dân tộc

2.2 Thực trạng phát huy vai trò phụ nữ của Đảng bộ huyện Lâm Thao

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

Với nhãn quan chính trị sâu sắc, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ về vị trí, vai trò của phụ nữ trong tiến trình lịch sử của đất nước. Trên cơ sở những phân tích khoa học và khách quan, Người thấy rằng cần phải tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng bản thân khỏi sự ràng buộc của những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, của những hủ tục còn rơi rớt trong xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực, trí tuệ và tài năng của họ vào sự phát triển của đất nước. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ huyện, quá trình phát huy vai trò của phụ nữ huyện giai đoạn 2007 - 2015 đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế còn tồn tại cần phải sớm được khắc phục trong giai đoạn tiếp theo, nhằm phát huy tốt hơn vai trò của phụ nữ huyện trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung và huyện Lâm Thao nói riêng. Những hạn chế đó là:

Thứ nhất, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế

Nhiều cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ, chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát

sinh liên quan tới phụ nữ. Chủ trương công tác cán bộ nữ chưa được quán triệt, thực hiện đầy đủ trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt cán bộ, còn có biểu hiện “khoán trắng” công tác phụ nữ cho Hội Phụ nữ.

Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ còn chậm chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề xã hội bức xúc liên quan tới phụ nữ; việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ trong từng thời kỳ còn rất hạn chế.

Trong thực tế, nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc đưa phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị và cộng đồng còn hạn chế; tỷ lệ nữ trong hệ thống chính trị còn thấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ chưa thật sự được quan tâm và đẩy mạnh.

Biện pháp để phát huy vai trò của phụ nữ, đôi lúc chỉ nặng về tuyên truyền giáo dục mà chưa được hiện hực hóa bằng các hoạt động cụ thể.Việc triển khai các phong trào thi đua ở một số địa phương còn mang tính hình thức. Hoạt động kiểm tra giám sát các phong trào và hoạt động của phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác phụ nữ còn thiếu, chưa đúng chuyên môn, trình độ học vấn của một bộ phận cán bộ trong Hội LHPN huyện còn thấp (đặc biệt cấp xã) chủ yếu là cán bộ chuyên môn khác đảm nhận. Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin mới, những hiểu biết về chính sách pháp luật của phụ nữ nông thôn còn hạn chế. Đội ngũ chị em tham gia đóng góp và xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở huyện còn thấp.

Thứ hai, còn tồn tại định kiến về giới

Trong quá trình phát huy vai trò của phụ nữ huyện giai đoạn 2007 - 2015 còn vấp phải sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc

hậu từ lâu đời. Phong tục tập quán và tâm lý ấy còn ảnh hưởng khá phổ biến trong xã hội với những biểu hiện phức tạp, ở các vùng nông thôn trong huyện người phụ nữ vẫn chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc gia đình nhưng lại bị lệ thuộc chồng về quan hệ kinh tế, quan hệ thân tộc, phụ thuộc cả trong quyết định việc sinh con đẻ cái.

Ở một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo chưa đánh giá đúng năng lực của phụ nữ, do đó đã không tạo điều kiện thuận lợi, không bố trí sắp xếp chị em vào những vị trí xứng đáng để họ có điều kiện phấn đấu, cống hiến, vẫn còn tư tưởng coi thường khả năng của phụ nữ, nhất là coi thường khả năng lãnh đạo và quản lý của chị em, ít chú trọng sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ động và có kế hoạch, còn những biểu hiện “níu áo nhau” khi phụ nữ được đề bạt, nhất là trong một số cán bộ nữ. Tư tưởng phong kiến, gia trưởng, coi thường phụ nữ trong một số Đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình còn khá nặng và chậm được thay đổi.

Là một huyện nông nghiệp, chị em phụ nữ trong huyện phần lớn gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Nếu tư tưởng trọng nam khinh nữ là sản phẩm đơn thuần của cơ sở kinh tế - xã hội thì việc xóa bỏ nó chắc chắn không quá khó khăn, song vấn đề ở đây là người ta có thể thông suốt về tư tưởng nhưng tâm lý và thói quen cũ thì không thể dễ dàng và vứt bỏ được. Xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, xóa bỏ bất bình đẳng nam nữ không chỉ là vấn đề kiến thức, sự hiểu biết mà còn phụ thuộc vào thiện chí và trách nhiệm của cả nam giới và nữ giới trong xã hội.

Thứ ba, trở ngại từ chính bản thân phụ nữ.

Một bộ phận phụ nữ trong huyện còn tự ti, tâm lý an phận, cam chịu và thụ động, chưa chủ động vượt khó vươn lên. Điều này đã hạn chế trực tiếp sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của chính phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. Về mặt tâm lý truyền thống, nhìn chung phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ huyện Lâm Thao nói riêng có xu hướng

“nhường bước” nam giới trong việc giành những vị trí cao ở nhiều lĩnh vực. Ngay ở cả những phụ nữ có trình độ, năng lực, có kỹ năng cao nhưng họ chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng sự là nam giới. Chính vì tự ti, mặc cảm nên rất nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc lộ chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Tâm lý tự ti, mặc cảm này đã làm hạn chế vai trò của chính họ.

Trong Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò phụ nữ Việt Nam “Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ” 42, tr.617. Do vậy, bản thân phụ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội. Nếu người phụ nữ vẫn cứ giữ tâm lý tự ti, mặc cảm, an phận thì dù nam giới, hay nói đúng hơn là xã hội có tạo điều kiện cho họ phát triển thì cũng sẽ rất khó. Do đó chính bản thân người phụ nữ phải có sự vận động, tự mình giải thoát mình để đấu tranh cho quyền lợi, cho quyền bình đẳng giữa họ và nam giới.

Thứ tư, phong tục lỗi thời, lạc hâu, vẫn tồn tại ở địa phương

Phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức. Phụ nữ còn là nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan... Những khó khăn trên đây đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ thế hệ tương lai. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội, là cán bộ quản lý, lãnh đạo thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, thêm nữa nam giới ít hoặc không phải lo công việc nội trợ. Đối với nữ giới thì ngược lại, khi tham gia công tác xã hội với vai trò cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì họ vẫn phải làm tốt các vai trò “người công dân, người lao động, người m , người thầy đầu tiên của con người”, nếu không được sự ủng hộ của chồng, con thì trở ngại càng tăng thêm đối với phụ nữ.

Ngoài ra, do những hạn chế nhất định: trình độ hiểu biết, cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung: giao thông, mạng lưới công nghệ thông tin … cũng ảnh hưởng lớn đến chế độ thông tin báo cáo của các cấp hội, gây ảnh hưởng đến công tác chung của cả huyện, kinh phí hoạt động và hỗ trợ còn hạn h p nên hiệu quả của việc phát huy vai trò của phụ nữ chưa thật sự đạt hiệu quả.

Một số những hạn chế cơ bản trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát huy vai trò phụ nữ trên địa bàn huyện giai đoạn 2007 - 2015. Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thức, phụ nữ gánh trên vai rất nhiều chức năng và trách nhiệm: người công dân tốt, người cán bộ tài năng giỏi nghiệp vụ và quản lý, người m hiện đại, người vợ đảm đang trong gia đình với một chất lượng mới. Đây là một hành trình vất vả và lôi cuốn, đòi hỏi phụ nữ phải được trang bị kiến thức và tự trang bị kiến thức để giỏi giang về mọi mặt, vừa sẵn sàng đón nhận cơ hội, vừa tự tìm cơ hội để phát triển, để hòa nhập với cuộc sống năng động tích cực. Để phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội, nhất là trong hoạt động chính trị, các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở, cần nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí và tài năng của phụ nữ cũng như sự đóng góp của họ để đưa vị thế xã hội của người phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới.

2.2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Một là, nhận thức của các chính quyền ở một số địa phương về vai trò năng lực của phụ nữ còn hạn chế nên chưa thật sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động và phong trào của Hội và phong trào phụ nữ, còn mang tính hình thức. Sự chỉ đạo quán triệt từ phía chính quyền ở huyện Lâm Thao đến các hoạt động của phụ nữ huyện đôi lúc chỉ thông qua việc xin ý kiến chỉ đạo mà không thành văn bản cụ thể.

Hai là, công tác chỉ đạo của một số cơ sở Hội chưa chủ động, thiếu linh hoạt. Đôi lúc mang nặng tính hình thức, một số cơ sở Hội chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện giúp đỡ phong trào

đều khắp. Thiếu sự phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển. Hoạt động của các cấp Hội chưa giải quyết tốt các vấn đề bức xúc liên quan đến phụ nữ, còn có tâm lý phân biệt đối tượng.

Ba là, đa số chị em trong huyện gắn bó với sản xuất nông nghiệp, chưa có điều kiện để mở mang nhận thức với các ngành kinh tế mới. Hơn nữa, trình độ của chị em phụ nữ trong huyện còn hạn chế, nhất là trình độ học vấn, điều này gây cản trở lớn đối với việc giúp chị em tiếp cận với những thông tin, những tiến bộ khoa học trong sản xuất. Phần lớn chị em chưa được trang bị các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, tay nghề, ngoại ngữ… Là một huyện đồng bằng, lại ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa lâu đời với nhiều phong tục tập quán nên tâm lý an phận, ngại phấn đấu vẫn còn trong một bộ phận chị em, phụ nữ vốn sức khỏe kém lại còn phải giữ trọng trách làm vợ, làm m trong gia đình. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình phát huy vai trò của phụ nữ Huyện Lâm Thao.

Bốn là, mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo từ chính quyền nhưng xét đến cùng, trong điều kiện ở huyện các chị em phần lớn chú trọng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp - dịch vụ còn nhỏ lẻ manh mún... nên chưa thật sự có nhiều thời gian để nỗ lực toàn tâm, toàn ý tham gia các hoạt động, chủ yếu là tranh thủ thời gian nhàn dỗi: kết thúc mùa vụ, buổi tối...

Năm là, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quán triệt quan điểm coi trọng con người, lấy con người làm mục tiêu cao nhất cho mọi chủ trương, chính sách, nhưng trong thực tế tư tưởng đó chưa được nhận thức và tổ chức thực hiện đầy đủ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Nhận thức của xã hội nói chung và của phụ nữ nói riêng về bình đẳng giới còn hạn chế, định kiến xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ còn nặng nề.

Thực tế trên đây đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có những phương hướng và giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với đặc điểm của

huyện Lâm Thao, của chị em phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động tiến tới phát huy vai trò của phụ nữ huyện trên tất cả các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện lâm thao tỉnh phú thọ phát huy vai trò của phụ nữ hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)