II. Các giải pháp phát triển mạng lưới giao thông
1. Quy hoạch mạng lưới giao thông phải phù hợp với quy hoạch các đô thị
Theo quan điểm biện chứng thì giữa “tổng thể” và “bộ phận” luôn có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng cũng phải tuân thủ nghiêm túc quan điểm này, tạo nên một mạng lưới giao thông đồng bộ vì mục tiêu phát triển chung của vùng. Cụ thể, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ và quy hoạch của các đô thị phải phù hợp với nhau.
Mạng lưới giao thông đường bộ các đô thị bao gồm nhiều bộ phận khác nhau là các hệ thống giao thông từng đô thị. Do đó, để tránh chồng chéo trong quy hoạch, việc quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ phải dựa trên cơ sở tham khảo quy hoạch của các đô thị trong vùng. Bởi xuất phát từ quy hoạch các đô thị, nó quyết định phương án là: nâng cấp hay xây mới các mắt xích của mạng lưới giao thông đường bộ; nếu tiến hành xây mới thì phải đặt ở đâu, xây như thế nào... Đồng thời, với vai trò tiên phong của mình, mạng lưới giao thông phải đi trước một bước, tạo tiền đề cho những mục tiêu của quy
hoạch các đô thị. Như vậy mối quan hệ giữa quy hoach chung mạng lưới với quy hoạch các đô thị là tất yếu nhằm hướng tới mục tiêu chung là vì sự phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu xã hội.
Một ví dụ điển hình là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Theo đó, mục tiêu trong tương lai thì trung tâm của Hà Nội sẽ chuyển dần về phía Bắc, thành phố sẽ phát triển dọc hai bên bờ sông Hồng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ phải đi trước một bước, các dự án lần lượt được triển khai ở phía bắc Hà Nội (cao tốc Nội Bài - Hạ Long, cầu Nhật Tân, cầu Tứ Liên, dự án đường 5 kéo dài...)