3.1. Đánh giá so với sự phát triển giao thông đường bộ
Trong những năm gần đây, nước đa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng đáng kể là liên tục, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trong nền kinh tế đã xuất hiện thêm nhiều ngành công nghiệp mới, các ngành công nghiệp luôn có quan hệ mật thiết với nhau, ngành này là đầu vào của ngành khác tạo nên chuỗi các quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Không chỉ có quan hệ giữa các doanh nghiệp, các ngành kinh tế với nhau, quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ cũng là là một chủ đề nóng. Nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các khu vực, các đô thị, giữa đô thị và nông thôn ngày một tăng. Kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận tải cơ giới. Nhu cầu vận tải không chỉ bó hẹp trong phạm vi không gian hẹp, mà nó đã mở rộng ra toàn quốc và giao thương quốc tế. Với những ưu điểm của mình, giao thông vậ tải đường bộ luôn là sự lựa chọ ưu tiên của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu vận tải về nguyên vật liệu và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, các đô thị không ngừng mở rộng về quy mô lãnh thổ cũng như quy mô dân cư, sự xuất hiện ngày càng nhiều các đô thị mới đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng rãi và đa dạng cho các doanh nghiệp. Một đầu tầu kinh tế của đất nước là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thực tế nhu cầu vận tải hàng hóa ở khu vực này đang tăng với tốc độ
chóng mặt. Giao lưu kinh tế giữa các đô thị trong vùng, và với các vùng khác đã tạo nên sức ép lớn nên hạ tầng giao thông đường bộ. Mặc dù đã được đầu tư đáng kể trong thời gian qua nhưng dường như hạ tầng giao thông đường bộ trong vùng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu đó. Cũng phải nói rằng hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực này còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhiều công trình vẫn còn thi công dở dang, nhiều tuyến đường chưa được triển khai nâng cấp do còn nhiều hạn chế trong vấn đề vốn đầu tư. Do đó, chiều rộng lòng đường nhiều tuyến chưa theo kịp tốc độ gia tăng về phương tiện vận tải, tình trạng ùn tắc cục bộ tại các đô thị, tại các nút giao thông trên các tuyến đường còn khá phổ biến. Đã biết đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều, nhưng cũng cần phải thừa nhận là chúng ta đã giải quyết vấn đề này chưa được tốt.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế đã ngày càng nâng cao thu nhập của người dân, tăng cơ hội đi lại và sinh hoạt của người dân bằng nhiều hình thức, phương tiện vận tải với chi phí phù hợp khả năng thu nhập cảu họ. Thực tế cho thấy phương tiện cơ giới cá nhân và gia đình đang có tốc độ phát triển rất nhanh, lưu lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông hiện nay rất lớn tạo nên áp lực cho hạ tầng giao thông đường bộ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - nơi có mật độ dân cư cao nhất cả nước. Ngoài ra, hàng năm nhu cầu đi lai của nhân dân trong các dịp lễ tết, mùa du lịch cũng tăng đột biến. Trong khi đó, thậm chí ngay cả nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng ngày cũng chưa được đáp ứng hết. Thực sự là tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông đường
bộ của nươc ta còn rất chậm so với tốc độ phát triển về nhu cầu sử dụng của nó.
3.2. Đánh giá so với yêu cầu phát triển đô thị
Cũng như so với sự phát triển của giao thông vận tải đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vẫn còn
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các đô thị trong vùng. Trong khi tốc độ đô thi hóa diễn ra rất nhanh, lượng dân cư tập trung tại các đô thị ngày càng lớn thì hầu như hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ cho đô thị lại không thay đổi đáng kể. Thực tế tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị (điển hình như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,…) đang diễn ra thường xuyên. Mặc dù các cấp quản lý có thẩm quyền đã cố gắng giải quyết tình trạng này bằng việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở thêm các tuyến đường, cải tạo các nút giao thông... nhưng vẫn không giải quyết triệt để tình trạng này. Đã có nhiều tuyến đường, nút giao thông được nâng cấp nhiều lần, song chỉ hiệu quả trong một thời gian rất ngắn rồi lại xảy ra tình trạng như cũ. Cũng phải kể đến sự thiếu đồng bộ cảu mạng lưới giao thông đô thị dẫn đến thình trạng “chỗ này hết tắc nghẽn thì làm chỗ khác ùn tắc giao thông”. Nguyên nhân là do việc triển khai không dứt khoát và thiếu đồng bộ các dự án giao thông đô thị. Hạ tầng giao thông đô thị đã đi quá chậm so với yêu cầu phát triển của đô thị đó. Tuy nhiên điều đó chỉ diễn ra phổ biến ở các điểm dân cư lâu đời của đô thị, và điều đó là dễ hiểu do lịch sử để lại.
Hiện nay, tại các điểm dân cư “mới hình thành” thì quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông là khá hoàn chỉnh, bề rộng mặt đường đã đảm bảo cho nhu cầu đi lại của người dân một cách thuận tiện, có thể đáp ứng yêu cầu phát triển cảu khu vực này trong một tương lai khá xa. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, các đô thị đang ngày càng mở rộng theo không gian, rất nhiều điểm dân cư tập trung đã hình thành. Hầu hết các điểm dân cư này là ở ngoại thành, nơi trước đây có hạ tầng giao thông rất kém. Trong số các điểm dân cư đó có khá nhiều điểm dân cư được hình thành tự phát, không theo quy hoạch đô thị, hoặc quy hoạch đô thị không tính trước đến sự phát triển của các điểm dân cư này. Do đó, tại đây hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và kinh doanh của người dân. Thực tế nhiều điểm dân cư quanh các đô thị có hạ tầng giao thông rất kém, thậm chí có những nơi đã thuộc “cấp Quận” mà đường giao thông vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cấp đô thị, mặc dù đó là những điểm dân cư đông đúc. Điều này làm giảm đi hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội của các đô thị. Có lẽ trong thời gian tới phải có những điều chỉnh trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tại các đô thị của vùng.
3.3. Đánh giá tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị
Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nước ta đã có sự phát triển đáng kể, đi đúng theo quan điểm phát triển trước của ngành giao thông vận tải, góp phần vào quá trình đô thị hóa ở khu vực này. Hạ tầng giao thông đường bộ không ngừng được mở rộng, nâng cấp đã kéo các đô thị xích lại gần nhau hơn, giảm dần chênh lệch về kinh tế giữa các đô thị trong vùng. Bên cạnh đó, việc phát triển hạ tầng gia thông đường bộ đã góp phần nhanh chóng hình thành nên các điểm dân cư mới quanh các đô thị, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo chiều rộng. Qua đó dần dần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; cơ cấu dân cư cũng dần thay đổi, tỷ lệ dân cư thành thị tăng nhanh, tạo ra nguồn nhân lực quan trong cho phát triển công nghiệp; nâng cao mức thu nhập trung bình của dân cư. Như vậy, sụ phát triển của kết cấu hạ tầng không chỉ tác động tới quá trình đô thị hóa theo chiều rộng mà nó còn tác động tới những thay đổi theo chiều sâu của quá trình đô thị hóa. Là một bộ phận của kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng giao thông đường bộ tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế khác. Nó là điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển bằng cách tạo ra một mạng lưới giao thông thuân lợi phục vụ cho nhu cầu vận tải của các ngành kinh tế cũng như cảu toàn xã hội nói chung. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò quyết định trong việc bố trí hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Nó không chỉ đóng vai trò tiên phong cho việc bố trí cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội theo phạm vi không gian, mà còn quyết định đến quy mô, tính chất của các công trình này. Nếu một kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát triển sẽ kéo theo cả hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tiên tiến, tạo nên diện mạo mới mẻ và hiện đại cho đô thị, giảm áp lực theo quy mô của quá trình đô thị hóa, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, một hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển là cơ sở tạo nên một bố cục không gian hợp lý cho đô thị, hài hòa giữa hạ tầng kinh tế và hạ tâng xã hội, tạo một môi trường đô thị thông thoáng. Qua đó làm giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong đô thị. Như vậy, phát triển hạ tầng giao thông đô thị là gián tiếp góp phần tạo lập một đô thị phát triển bền vững.