Nhu cầu CSHT giao thông đường bộ ngày càng tăng

Một phần của tài liệu bài làm hoàn thành12 ppt (Trang 32 - 36)

Nhìn lại 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những thay đổi vô cùng to lớn. Là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm, đóng vai trò đầu tàu của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có bước tiến lớn về mọi mặt. Đây là vùng kinh tế năng động, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ hình thành một nền sản xuất công nghiệp khá tiên tiến và đầy triển vọng trong tương lai. Quá trình công nghiệp hóa không chỉ diễn ra theo chiều sâu với việc tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh, mà còn diễn ra theo chiều rộng với việc hình thành thêm nhiều ngành công nghiệp mới, việc chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp theo đó cũng có những thay đổi rõ rệt. Sự phát triển công nghiệp của cả nước nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng khiến cho nhu cầu vận tải hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh. Nhu cầu vận tải hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng không chỉ dừng lại ở phạm vi trong vùng, trong nước nói chung, mà nó đã mở rộng ra quốc tế thể hiện ở kim ngạch xuất - nhập khẩu không ngừng tăng theo các năm. Điều đó đang tạo một áp lực rất lớn lên hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng của từng vùng, đòi hỏi mạng lưới giao thông đường bộ phải không ngừng nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của từng đơn vị thị trường nhỏ nhất.

Một trong những ngành công nghiệp đang phát triển rất mạnh là công nghiệp sản xuất phương tiện giao thông vận tải đường bộ, tạo ra các sản phẩm phương tiện vận tải đa dạng, giá thành hạ. Bên cạnh đó, kết quả của quá trình phát triển kinh tế dần nâng cao thu nhập của người dân, tạo khả năng tiếp cận với thị trường phương tiện vận tải đường bộ. Ngoài sự gia tăng của các phương tiện vận tải cơ giới phục vụ cho sản xuất và dịch vụ thì cũng phải kể đến sự phát triển quá

nhanh của các phương tiện vận tải cá nhân. Như vậy, hạ tầng giao thông đường bộ phải phục vụ cùng một lúc nhu cầu vận tải cho sản xuất, dịch vụ và nhu cầu cá nhân dẫn đến tình trạng chồng chéo hiện nay mà chưa có phương án giải quyết dứt điểm được.

Một số dữ liệu

Tăng giảm luân chuyển hành khách qua 10 năm gần đây (2000-2010)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đường bộ (tăng giảm % so với năm trước) 5.2 4.6 9.4 19.0 12.5 12.7 12.9 13.3 9.8 10.2 12.5 Đường sắt (tăng giảm % so với năm trước) 17.6 7.1 7.9 10.1 7.6 4.3 -5.0 7.5 -2.1 -9.3 8.1 Đường thuỷ (tăng giảm % so với năm trước) 1.8 7.3 9.8 -7.4 15.3 7.9 -6.4 -1.2 3.0 5.4 4.1 Đường hàng không (tăng giảm % so với năm trước) 8.4 39.4 16.2 0.1 31.7 18.8 15.2 14.6 10.0 2.2 30.8Nguồn: TCTK[3] 2.3. Sự bất cập của hệ thống GTĐB

Kinh tế nước ta ngày càng phát triển, cùng với đó thì nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân cũng ngày càng tăng, tạo sức ép lên hệ thống giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng. Bên cạnh đó, sự phát triển quá

nhanh của các phương tiện giao thông và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, trong khi nguồn lực cho việc khôi phục, nâng cấp hệ thống giao thông

đường bộ còn chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Kết quả là tình trạng xuống cấp nghiêm trọng làm giảm hiệu quả vận chuyển hàng hóa và hành khách. Trong khi đó, tiến độ triển khai thực hiện các dự án nâng cấp và xây mới các công trình hạ tầng giao thông đường bộ lại diễn ra rất chậm. Để tạm thời khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý lại không có biện pháp triệt để mà lựa chọn phương án sửa chữa "chắp vá" gây lãng phí, thiếu hiệu quả. Và hệ quả tất yếu là các công trình hạ tầng giao thông đường bộ vẫn tiếp tục xuống cấp theo từng ngành, chi phí cải tạo hằng năm theo đó cũng tăng.

Sự yếu kém của hạ tầng giao thông đường bộ của vùng còn thể hiện ngay trong chính tổ chức mạng lưới hiện nay. Lịch sử phát triển đã mang lại cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, tuy nhiên mạng lưới này lại đang bộc lộ những hạn chế của nó dưới áp lực của tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh hiện nay. Trên mạng lưới, đã xuất hiện nhiều tuyến, nhiều nút giao thông kém hiệu quả, việc cải tạo và nâng cấp là không khả thi, cần phải được xây dựng thay thế cho tương xứng với vai trò quan trọng của nó. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, mạng lưới giao thông đường bộ của vùng đang trở nên lỗi thời cả về quy mô và chất lượng. Mức độ bao phủ của mạng lưới giao thông còn rất chậm so với quá trình đô thị hóa, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại trong các đô thị cũng như giữa các đô thị với nhau.

Hiện nay có nhiều hệ thống giao thông đang xuống cấp trầm trọng mà vẫn chưa có vốn để nâng cấp kịp thời dẫn đến tình trạng ùng tắc giao thông và gây ra các tai nạn giao thông.

Bất cập trong chính sách đầu tư phân bổ vốn và bố trí nhân lực làm công

tác quản lý, bảo trì đường địa phương cũng là vấn đề các Sở GTVT rất bức xúc. Hiện vốn cho bảo trì chỉ đáp ứng được chưa tới 50% nhu cầu bảo trì quốc lộ, trong khi vốn cho bảo trì tỉnh lộ còn thấp hơn rất nhiều và vốn cho bảo trì đường huyện, xã gần như hoàn toàn bỏ trống. Điều này khiến nhiều địa phương thời gian qua nỗ lực huy động sức người sức của cho đường sá, hết sức lo lắng về hậu đầu tư, hiệu quả đầu tư.

Công tác quản lý đường sá, với quy định về tổ chức và nhân lực hiện nay

của Nhà nước, gần như hoàn toàn chỉ còn được bố trí tại sở GTVT mỗi địa phương. Tại mỗi sở GTVT, chỉ có 2-3 cán bộ làm công tác GTNT. “Phòng Giao thông” huyện, vốn trước có tên trong biên chế và có 1-2 cán bộ phụ trách, nay có nơi là “phòng Giao thông - thủy lợi”, hoặc “Phòng Giao thông - công nghiệp”, có nơi không còn cán bộ được phân công làm giao thông. Các sở GTVT đều kiến nghị khôi phục lại công tác và cán bộ cho giao thông huyện.

An toàn giao thông

Theo số liệu từ Cục CSGT đường bộ - đường sắt, trong tổng số các vụ tai nạn giao thông gần đây thì có tới 70% số vụ do mô tô, xe máy gây ra, tức là mỗi ngày trung bình có 30 người chết do TNGT thì có tới 2/3 liên quan đến xe máy. Trong 6 tháng đầu năm 2011 cả nước đã xảy ra hơn 23.000 vụ TNGT đường bộ, làm chết 5.662 người và làm bị thương hơn 25.600 người.

Các vụ TNGT do mô tô xe máy gây ra có liên quan đến lứa tuổi thanh thiếu niên tăng cao, đặc biệt trong các tháng nghỉ hè. Đây là thời điểm học sinh, sinh viên có tâm lý “xả hơi” sau một năm học hành nên các bậc phụ huynh cũng dễ dãi cho mượn mô tô, xe máy, cùng với đó những buổi họp lớp, chia tay cuối cấp nên tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cũng gia tăng. Và không ít các vụ TNGT thương tâm xảy ra. Trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là các vùng ven, tình trạng mất cắp thiết bị chiếu sáng công cộng xảy ra quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây mất an toàn giao thông. Việc thi công tắc trách của nhiều đơn vị giao thông, thoát nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn.

Phương tiện giao thông đường bộ

Ở Việt Nam xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Hiện nay cả nước có hơn 32 triệu mô tô, xe máy và tốc độ đăng ký của phương tiện này tăng nhanh hơn 10%, vấn đề tai nạn liên quan đến xe máy đang rất báo động, vì vậy cần phải nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt.

2.4. Lợi thế:

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài nguyên nhất thế giới. Người lao động Việt Nam rất sáng tạo trong công việc

Cùng với sự ổn đinh về chính trị-xã hội , Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để phát triển kinh tế và nâng cao hệ thoosnh giao thông đường bộ.

2.5 Hạn chế:

Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có được phát triển hơn một số vùng khác nhưng vẫn ở mức yếu kém. Hệ thống giao thông còn bất cập so với yêu cầu; mạng lưới điện nhiều nơi cũ nát, hư hỏng thất thoát điện còn lớn (tới 25%); mạng lưới cấp và đặc biệt thoát nước tại các đô thị yếu kém, lạc hậu, bất cập (nhiều đô thị thiếu nước, nhất là vào mùa hè, trong khi đó lượng nước thất thoát rất lớn tới khoảng 50%); nếu có mưa lớn kéo dài 1, 2 ngày là nhiều điểm ngập úng; nhiều nơi ở khu vực nông thôn chưa có hệ thống nước sạch; cơ sở vật chất của các ngành giáo dục, y tế và nhất là văn hoá, thể dục, thể thao còn yếu kém, xuống cấp nhiều...

Trình độ trang thiết bị kĩ thuật của các cơ sở công nghiệp hiện nay nhìn chung còn lạc hậu (tỷ lệ thiết bị có trình độ tương đối khá mới mới chiếm khoảng 1/3), sản phẩm làm ra kém chất lượng, khó cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường phổ biến.

Một phần của tài liệu bài làm hoàn thành12 ppt (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w