Có nhiều cách tiếp cận khái niệm giá trị trong xã hội học: cách tiếp cận lựa chọn duy lý, lựa chọn hợp lý,…
Một cách chung nhất, theo góc độ xã hội học, thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ƣa thích, những bổn phận, ƣớc muốn, nhu cầu, những ác cảm, lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hƣớng lựa chọn. Nó có chức năng hƣớng dẫn và lựa chọn cho hành vi của cá nhân.
Theo “Từ điển Xã hội học” (Joachim Matthes) đã đƣa ra định nghĩa về giá trị nhƣ sau: “ Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trƣng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hƣởng tới việc lựa chọn các phƣơng thức, phƣơng tiện và mục tiêu của hành động”.[13]
Các nhà xã hội học cổ điển Dukhiem và Werber đã đƣa ra định nghĩa về giá trị: “Giá trị không thể là cái gì khác ngoài những sở hữu tập thể nảy sinh từ một bối cảnh thiết chế và thông qua bối cảnh mà chúng đƣợc hình thành, chúng góp phần điều chỉnh bối cảnh ấy.”[13]
Theo cách tiếp cận duy lý, George Homans cho rằng “cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt đƣợc kết quả đó lớn nhất.[9]
Giá trị ảnh hƣởng đến động cơ và hƣớng dẫn cho hành động của con ngƣời. Giá trị là cái có thực và tồn tại trong hiện thực. Nó phụ thuộc trực tiếp
vào điều kiện kinh tế xã hội của từng xã hội. Hệ giá trị của một xã hội là phƣơng hƣớng phấn đấu cho toàn xã hội. Ở mỗi cá nhân thƣờng có các giá trị ƣu tiên và luôn nhấn mạnh các loại giá trị này hơn các loại giá trị khác.
Giá trị, là những hiện tƣợng nhất định của hiện thực có ý nghĩa đối với con ngƣời, đối với xã hội và với nền văn hóa. Tất cả các đối tƣợng của hoạt động, các mối quan hệ xã hội, những hiện tƣợng tự nhiên… đều có thể trở thành những đối tƣợng của quan hệ giá trị, nghĩa là đều đƣợc đánh giá thật hay giả, đẹp hay xấu, thiện hay ác… Phƣơng thức và tiêu chuẩn để tiến hành việc đánh giá các hiện tƣợng xã hội đƣợc củng cố trong các hành vi xã hội, trong văn hóa, trong ý thức cá nhân con ngƣời và đó là những giá trị chủ quan, đóng vai trò định hƣớng hành động con ngƣời. Nghiên cứu, phát hiện những hiện tƣợng xã hội theo cách tiếp cận giá trị là hƣớng tới ý nghĩa đích thực của những hiện tƣợng ấy trong quan hệ biện chứng giữa giá trị chủ quan và giá trị khách thể. Các sự kiện, hiện tƣợng đƣợc phơi bày và đƣợc các nhóm xã hội nhận thức, đánh giá theo những chuẩn giá trị có bản chất xã hội. Một khi giá trị đã đƣợc xác lập, nó phải đƣợc tôn trọng và đƣợc phán xét đúng mức. Giá trị khẳng định tƣ cách tồn tại của các hiện tƣợng xã hội, nó phản ánh xu thế xã hội và một phần tâm trạng, ƣớc muốn, nguyện vọng, tƣ tƣởng… của các chủ thể xác lập giá trị.
Mỗi xã hội đều có những giá trị riêng về văn hóa, lối sống mà trong đó các cá nhân luôn hƣớng mình hành động theo những giá trị đó. Việc giải tỏa các vƣớng mắc trong tinh thần của mỗi cá nhân thông qua một chủ thể khác một mặt vừa là tâm lý chung của con ngƣời – khi gặp khó khăn luôn tìm đến đồng loại để đƣợc trợ giúp, mặt khác nó cũng chính là việc thực hiện theo giá trị xã hội của cá nhân - tìm đến những nơi tin tƣởng để sẻ chia. Trong đề tài này, việc cá nhân tìm đến trung tâm để đƣợc tham vấn tâm lý nhằm tháo gỡ những vƣớng mắc của mình đƣợc xem nhƣ là một giá trị về tinh thần của cá nhân, tìm đến cộng đồng để giải quyết những vƣớng mắc trong cuộc sống.