Cha mẹ luôn dành cho con cái những điều tốt đẹp nhất, nhƣng không phải lúc nào cha mẹ cũng là ngƣời thực sự hiểu hết về con cái của mình. Đặc biệt, trong sự phát triển của cuộc sống công nghệ thông tin ngày nay. Có không ít phụ huynh cảm thấy bất lực thậm trí buông xuôi với việc dạy con thành ngƣời. Tại sao cha mẹ ngày càng cảm thấy con cái lớn trƣớc tuổi, con cái học quá nhiều điều từ cuộc sống bên ngoài? Tại sao cha mẹ yêu thƣơng con nhƣ vậy, mà con cái lại không chăm chỉ học hành? Tại sao có những đứa trẻ luôn dẫn đầu lớp về thành tích học tập mà lại có những em chán học, sợ học, bỏ học? Tại sao con cái càng lớn càng không chịu nghe những định hƣớng từ phía mẹ cha?....
Mỗi gia đình có một nguyên nhân riêng ảnh hƣởng tới việc nuôi dạy con cái, định hƣớng tƣơng lai cho con cái. Nhƣng có lẽ nguyên nhân chung đó là cha mẹ không theo kịp sự phát triển tâm lý, sinh lý của con cái ngày nay. Đôi khi
cha mẹ đeo “cặp kính” của mình cho con cái, bắt con cái nhìn theo cách nhìn của mình, theo học lớp cô này cô kia chỉ vì nghe bạn bè nói ở đó dạy tốt. Không có cha mẹ nào muốn mắng mỏ con cái mình, hay dùng đòn doi để nói chuyện với con. Dĩ nhiên, sau nhƣng lúc “ Nổi giông, nổi bão” ấy của cha mẹ, con cái không hề sợ mà còn cảm thấy mẹ cha đang áp đặt, kìm hãm mình. Vậy làm thế nào để hiểu đƣợc tâm lý con cái? Làm thế nào để sử dụng biện pháp khen – chê đúng cách, giúp khích lệ con cái trong cuộc sống, học tập. Làm thế nào để cha mẹ và con cái không có những mâu thuẫn, bất đồng trong ý kiến, quan điểm? Làm thế nào để con cái hiểu đƣợc tình cảm của cha mẹ, tự giác định hƣớng mục tiêu, ƣớc mơ của mình? Đối với những đứa con đã hƣ hỏng, đã mắc sai lầm liệu có thể thay đổi, cứu vãn hay không? Dùng biện pháp mạnh có thể khiến con bớt ham chơi mà tập trung học hành hay không? … Đứng trƣớc những băn khoăn, vƣớng mắc này, nhiều bậc phụ huynh đã tìm đến trung tâm tƣ vấn để đƣợc các nhà tham vấn trợ giúp, đƣa ra những phƣơng pháp giáo dục con cái trong hoàn cảnh của mình.
Tôi có đứa con gái đang học lớp 2 nhưng tính tình rất khó dạy bảo. Từ bé cháu đã rất ngang ngược, khi tôi yêu cầu cháu làm những việc như tập chép, ăn cơm mà cháu không muốn là sẽ sẽ tỏ thái độ dùng dằng, gương mặt tỏ vẻ bướng bỉnh. Vì thế tôi đã phải dùng roi để yêu cầu cháu làm, cà cháy cũng làm nhưng với cử chỉ rất khó chịu.
Thời gian trôi qua, đến nay cháu đã được 8 tuổi và vẫn có tình trạng như thế. Tôi và gia đình đã nói với cháu rất nhiều những lời lẽ nhẹ nhàng nhưng cháu vẫn khó chịu và chính thái độ đó của cháu khiến gia đình tôi không kiềm chế được cơn giận. Có nhiều lần tôi không nói cháu được nên đã dùng phương án mặc kệ cháu. Và cháu cũng có xin lỗi, hứa sẽ thay đổi nhưng vài ngày sau lại quay về tình trạng như trước.Cháu hay nói thiếu Dạ, Thưa với người lớn mặc
dù gia đình luôn nhắc nhở. Dù gia đình đã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng cháu vẫn không tự giác chào người lớn khi gặp.Tôi và gia đình rất khổ tâm với cháu, không biết phải làm thế nào để cháu trở thành bế gái ngoan ngoãn như bao bé gái khác. Những người thân của gia đình tôi đều phản ánh về thái độ khó chịu và ích kỷ của cháu mặc dù người lớn nhắc nhở thì cháu càng tỏ vẻ khó chịu hơn. Tôi và gia đình rất mong được sự hướng dẫn của chuyên gia.
(Tham vấn trực tuyến 5.4.2013)
Tình trạng bố mẹ không thể dạy bảo đƣợc con cái về đạo đức, đối nhân xử thế hay định hƣớng cho con về tƣơng lai xảy ra rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân nhiều khi không phải bố mẹ không nỗ lực, không quan tâm đến con cái mà có thể là do họ chƣa có phƣơng pháp hữu hiệu trong cách dạy con mình, nhất là với những đứa trẻ tính tình ngang bƣớng. Bên cạnh đó, sự tác động từ nhiều yếu tố xung quanh: cách đối nhân, xử thế của những thành viên trong gia đình, các đối xử, giao tiếp giữa bạn bè, hàng xóm xung quanh gia đình hay thậm chí là chính cách nói chuyện, trao đổi giữa ngay trong chính bản thân các công bố, bà mẹ… cũng ảnh hƣởng và tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách, lối văn hóa ứng xử của con cái. Những yếu tố này đôi khi những ngƣời làm bố, làm mẹ trong quá trình muốn và thực hiện việc giáo dục con cái mình chƣa nhìn ra đƣợc.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, Câu ca các cụ ngày xƣa để lại nay vẫn còn nguyên giá trị của nó với đời sống xã hội hiện đại. Có nhiều trẻ khi sinh ra rồi lớn lên tính tình rất ƣơng bƣớng, ngang ngạch khó bảo. Nhƣng cũng có trẻ lại lầm lì, ít nói, càng lớn thì lại càng trầm hơn, mọi tâm tƣ, tình cảm, cảm xúc đều giấu kín trong nội tâm mình. Và trong trƣờng hợp nào thì những ngƣời làm cha làm mẹ cũng luôn lo lắng về tình trạng bất bình thƣờng trong tâm lý con cái mình.
Con trai tôi đang học lớp 6 ở một trường khá có tiếng ở Hà Nội, điều kiện học tập rất tốt, nhưng thời gian gần đây tôi cảm thấy cháu ít nói hơn, và có vẻ không tự tin vào bản thân. Qua trao đổi, tôi được biết, ở lớp cháu dạo này các bạn hay nhại lại lời nói của cháu, dù đó là 1 câu dài hay chỉ 1 vài từ. Bản thân cháu từ nhỏ đã nhút nhát, rất ngại giao tiếp. Tôi không hiểu nguyên nhân vì sao các bạn trong lớp nhại lại giọng của con mình. Nhưng điều đó đã làm cháu tổn thương thực sự. Phải mất rất nhiều thời gian tôi mới có thể hỏi được cháu chuyện này. Mấy hôm nay, cháu rất ít nói, ngay cả ở nhà mình. Tôi rất lo cho con, và không biết phải làm cách nào?
(Tham vấn trực tuyến – 05.4.2013
Qua phân tích số liệu thu thập đƣợc cho thấy có sự chênh lệch về giới tính của đối tƣợng tham gia tham vấn trong chủ đề nuôi dạy con cái. Trong tổng số các ca tham vấn tâm lý mà nữ giới thực hiện, chiếm 83% trong tổng số các ca tham vấn tâm lý của nữ giới. Trong khi đó, cũng trong chủ đề này chỉ có 17% ca tham vấn của nam giới trong tổng số các ca tham vấn tâm lý của nam giới. Điều này cho thấy trong chủ đề nuôi dạy con cái đã có sự khác nhau về việc thực hiện tham vấn tâm lý của mỗi giới, nữ giới thực hiện tham vấn tâm lý nhiều hơn nam giới.
Biểu đồ2.7 : Cơ cấu giới tính trong chủ đề nuôi dạy con cái
Nuôi dạy con cái là một trong những vai trò xã hội mà phụ nữ chủ yếu là ngƣời đảm nhiệm. Từ bao đời nay, ngƣời phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình. “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu tục ngữ này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về chuẩn mực của ngƣời phụ nữ có nhiều thay đổi thì phụ nữ vẫn là ngƣời thắp lửa trong gia đình, vẫn là ngƣời có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái của họ. Từ xa xƣa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là thiên chức của ngƣời mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi ngƣời phụ nữ đó là đƣợc làm mẹ, đƣợc chăm sóc cho những ngƣời mình yêu thƣơng. Điều đó không hề thay đổi theo tiến trình lịch sử, dù quan niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa. Trong gia đình, thƣờng thì ngƣời cha giáo dục con cái về chí hƣớng, sự nghiệp và nghị lực; còn ngƣời mẹ thƣờng thiên về bồi dƣỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dƣỡng dục của những ngƣời mẹ hiền, nhiều ngƣời con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều ngƣời con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gƣơng cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về ngƣời mẹ. Chính vai trò giới đã hình thành trong tâm lý ngƣời mẹ về trách nhiệm chính trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Bởi lẽ đó, khi con cái gặp vấn đề gì, bất kể là về thể chất hay tinh thần thì ngƣời mẹ vẫn là ngƣời đầu tiên quan tâm, lo lắng, suy nghĩ và chịu tổn thƣơng trong tâm lý nhiều nhất.
Qua những phân tích trên đây cho thấy có sự khác biệt trong nhu cầu và thực hiện tham vấn tâm lý của mỗi giới trong chủ đề nuôi dạy con cái. Ngƣời phụ nữ trong quá trình thực hiện vai trò nuôi dạy con cái trong gia đình đã gặp không ít những vƣớng măc tinh thần và có nhu cầu lớn trong hoạt động tham vấn tâm lý về cách thức, phƣơng pháp dạy con, cách thức giải quyết, xử lý những tình huống mà họ gặp phải trong quá trình nuôi dạy con cái mình.
Qua khảo sát số liệu 100 ca tham vấn tâm lý về chủ đề nuôi dạy con cái và những phân tích trên cho thấy có sự chênh lệch khá lớn trong cơ cấu giới tính của đối tƣợng tham gia tham vấn tâm lý. Nữ giới có nhu cầu và thực hiện tham vấn tâm lý về nuôi dạy con cái nhiều hơn nam giới. Có sự khác biệt này trong mối giới về nhu cầu và thực hiện tham vấn tâm lý về vấn đề nuôi dạy con cái là do sự khác biệt trong các đặc trƣng tâm lý giới tính và vai trò, trách nhiệm từ gia đình và xã hội đặt cho mỗi giới. Thiên chức sinh thành và nuôi dƣỡng, chăm sóc, bồi đắp tâm hồn cho con cái chính là ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ, ngƣời mẹ trong gia đình. Đây là một trong những yếu tố hình thành nên sự khác biệt trong nhận thức, suy nghĩ, nhu cầu và hành vi thực hiện tham vấn tâm lý của mỗi giới với chủ đề nuôi dạy con cái.