Vị trí của vấn đề tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong hội nhập ASEAN hiện nay (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3. Vị trí của vấn đề tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh

cảnh toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, tât yếu của sự phát triển hiện nay. Nó tác động mạnh đến sự phát triển của các quốc gia theo nguyên tắc các quốc gia không tìm đƣợc cách thích ứng và khai thác hiệu quả các lợi thế, cũng nhƣ khắc chế đƣợc những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa sẽ bị loại ra khỏi quỹ đạo của sự phát triển. Vì vậy, để thắng trong cuộc chơi này các quốc gia cần kiến tạo rất nhiều thứ mới và khác với các giai đoạn phát triển trƣớc của nó. Chẳng hạn, phải có khả năng cạnh tranh hơn về vốn con ngƣời về sáng tạo khoa học và công nghệ, về thể chế đủ không gian kiến tạo môi trƣờng phát triển bền vững.

Về bản chất, trong toàn cầu hóa hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế từ con ngƣời, hàng hóa, dịch vụ và vốn .v.v. đều có thể tự do di chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác. Điều này sẽ là điều kiện để các nƣớc phát triển lợi thế cạnh tranh của mình. Và ngƣợc lại các nƣớc muốn giải bài toán đi đến sự thịnh vƣợng cần phải xây dựng đƣợc lợi thế cạnh tranh quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Lợi thế cạnh tranh quốc gia đã tạo nên thành công cho ngành công nghiệp ô tô và sản phẩm điện tử gia dụng của

Nhật Bản, ngành in của Đức... Giáo dục và khoa học công nghệ là những ngành cốt lõi cần đƣợc quan tâm. Các nƣớc không thể trở nên thịnh vƣợng nhờ trả lƣơng thấp, vị trí địa lý tách biệt hay sức mạnh quân sự mà cần đến sự thức tỉnh của mọi ngƣời, tạo nên quyết tâm chính trị, thay đổi mục tiêu ƣu tiên, hy sinh về tƣơng lai, cần sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và mọi công dân, nhờ trí tuệ đƣợc chuẩn bị đầy đủ và áp dụng đúng lúc. Toàn cầu hóa đang dần làm mất đi những công việc cũ và tạo ra nhiều công việc mới, một đất nƣớc không chịu thay đổi, không thích ứng sẽ tự loại mình khỏi cuộc chơi toàn cầu hiện nay.

Trong thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt thì quốc gia càng trở nên quan trọng, vì cơ sở của sự cạnh tranh đã chuyển dịch sang khai thác lợi thế về tri thức và khả năng sáng tạo của mọi chủ thể của mỗi quốc gia từ ngƣời dân đến các ông chủ, đến các nhà khoa học và các chính trị gia. Đồng thời nó cũng hƣớng đến khai thác các lợi thế của các khác biệt do quá trình địa phƣơng hóa đƣa lại. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, thể chế, và lịch sử của các nƣớc đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh.

Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tạo dựng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là một đề tài đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Một số các quốc gia trên thế giới đang cố gắng nhận ra những điểm yếu và những điểm mạnh của họ so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế để nhằm đƣa ra chính sách kinh tế thích hợp cho việc huy động và sứ dụng có hiệu quả nguồn lực quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Dù còn nhiều tranh cãi về toàn cầu hóa nhƣng quá trình này vẫn tiến triển mạnh mẽ nhƣ một xu thế tất yếu, bất chấp mọi lực cản. Và chính sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa đang đòi hỏi các chính sách kinh tế của các quốc gia phải điều chỉnh để thích ứng, hình thành những thể chế kinh tế toàn cầu

tƣơng thích với quá trình phát triển của toàn cầu hóa, trong đó việc quan trọng nhất là mỗi quốc gia phải xác định và phát triển đƣợc lợi thế cạnh tranh quốc gia của mình đƣa đất nƣớc đến với sự thịnh vƣợng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong hội nhập ASEAN hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)