Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái lƣợc lịch sử ASEAN
2.1.1. Khái lược quá trình hình thành, phát triển ASEAN
ASEAN ra đời vào nửa sau những năm 60 của thế kỷ XX trong bối cảnh các nƣớc trên thế giới và khu vực có nhiều biến đổi:
Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện. Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaixia tuyên bố thành nƣớc cộng hòa độc lập. Năm 1983 Anh trao trả độc lập cho Brunei. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của đế quốc nào nên sau chiến tranh thế giới thứ II vẫn là quốc gia độc lập. Sau khi giành đƣợc độc lập nhiều nƣớc ở Đông Nam Á có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời hạn chế ảnh hƣởng của các nƣớc lớn đang muốn biến khu vực này trở thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nƣớc ở Đông Nam Á nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ƣớc giữa các nƣớc trong khu vực đƣợc ký kết. Tháng 1/1959, Hiệp ƣớc Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET) gồm Malaixia và Philipines ra đời. Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á gồm Thái Lan, Philipines, Malaixia đƣợc thành lập. Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaxia, Philipines và Indonesia gọi tắt là MALPHIINDO đƣợc thành lập [6, tr. 15]. Tuy nhiên những tổ chức và hiệp ƣớc trên đều không tồn tại đƣợc lâu do những bất đồng về lãnh thổ và chủ quyền. Tuy không thành công nhƣng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở khu vực Đông Nam Á ngày càng lớn. Trong khi đó sau chiến tranh thế giới thứ II, trào lƣu chủ nghĩa khu vực đã xuất hiện cùng với đó là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), Khu vực Thƣơng mại
Tự do Mỹ Latinh (LAFTA), Thị trƣờng chung Trung Mỹ (CACM)… Việc thành lập các tổ chức khu vực này có tác động đến việc hình thành ASEAN.
Ngày 8/8/1967, bộ trƣởng ngoại giao các nƣớc Indonesia, Thái Lan, Philipines, Singapore và phó thủ tƣớng Indonesia đã ký tại Bangkok tuyên bố thành lập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á – ASEAN
Mục tiêu của ASEAN: là tiến hành sự hợp tác giữa các nƣớc thành viên nhằm phát triển kỹ thuật và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trên nguyên tắc cơ bản là: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lƣợc hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới nhƣ: Tăng cƣờng tham vấn về những vấn đề có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nƣớc thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nƣớc thành viên khác… [6, tr.22].
Từ 5 nƣớc thành viên ban đầu đến nay ASEAN đã có 10 nƣớc thành viên gồm: Indonesia, Thái Lan, Philipines, Singapore, Malaysia, Brunei (năm 1984), Lào (năm 1997), Việt Nam (năm 1995), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm 1999), một quan sát viên là Dongtimor. Thực tiễn đã chứng minh một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác quốc tế và góp phần giúp vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh – tiền đề để ASEAN trở thành một cộng đồng.