Triển khai các chi tiết, tình tiết, sự kiện trong việc phản ánh hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 64 - 70)

6. Cấu trúc luận

2.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc

2.3.2. Triển khai các chi tiết, tình tiết, sự kiện trong việc phản ánh hiện

hiện thực và nắm bắt nội tâm.

Chất liệu cơ bản làm nên cốt truyện chính là các sự kiện có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách nhân vật. Trong đó, những sự kiện quan trọng, tạo thành bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật là các biến cố, còn những yếu tố cụ thể tạo nên sự kiện được gọi là những tình tiết. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có cốt truyện là một hệ thống các sự kiện: Chí

Phèo ra tù và trở thành con quỷ dữ, quay trở lại sự kiện Chí Phèo làm thuê cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến đẩy vào tù vì ghen, rồi đến sự kiện Chí Phèo gặp Thị Nở, cuối cùng Chí Phèo đâm chết Bá Kiến đòi lương thiện. Trong cốt truyện, trình tự các sự kiện có thể bị đảo lộn chứ khơng nhất thiết phải theo một trình tự nhất định như đời sống thật. Như ví dụ trên, tình tiết Chí Phèo vừa đi vừa chửi của hiện tại đã được đưa lên làm mở đầu rồi sau đó mới đến tình tiết Chí Phèo được sinh ra như thế nào trong quá khứ...Việc thay đổi như vậy nhằm gây ấn tượng với người đọc hoặc làm bật lên tư tưởng chủ đề của

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

tác phẩm. Trong truyện ngắn này, chi tiết bát cháo hành mà Thị Nở nấu mang đến cho Chí Phèo được coi là một trong những chi tiết đắt giá, có tầm quan trọng lớn trong công việc thay đổi cái nhìn cuộc đời và khơi dậy tấm lòng lương thiện của nhân vật này.

Kết cấu tâm lý khiến cho nhiều truyện của nhà văn không diễn biến theo trình tự thời gian, khơng gian thơng thường mà theo dòng tâm trạng nhân vật. Do vậy mà các chi tiết, sự kiện, tình tiết cũng phải sắp xếp theo dòng tâm trạng nhân vật.

Thông thường ở một tài năng tiểu thuyết thì sức mạnh tư duy tập trung ở hình tượng nhân vật. Đọc Nam Cao, người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật, tính cách, đồng thời lại cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lịng của ơng với con người. Ở Nam Cao có một sự kết hợp hiếm có giữa năng lực quan sát miêu tả, nắm bắt những chi tiết của cuộc sống, xây dựng những hình tượng, những bức tranh xã hội sinh động và một giọng trữ tình kín đáo, thiết tha, vừa xót thương cho những người bất hạnh, vừa chua chát trước điều nhố nhăng, vô nghĩa, luôn khát khao sự thay đổi hướng về cái nhân bản, tốt đẹp.

Độc giả khi đọc và cảm nhận tác phẩm của Nam Cao hẳn không thể quên được sức thu hút từ những chi tiết rất chân thực.

Trong truyện Nghèo, các chi tiết, tình tiết nói về cái nghèo liên tục xuất hiện, chi tiết “chè” mà bọn trẻ nhỏ nghe thấy mẹ nói là sắp được ăn đấy lại là

“cám”, không phải chè ngọt mà là cám ăn khé cả cổ họng, từ đó gợi đến cảnh

sống lơi thơi lếch thếch của nhà nghèo đói: “Chị vừa lẩm bẩm, vừa dập lửa với bắc cái nồi ở trên bếp xuống, lấy một cái vỏ trai múc vào mấy cái bát sành sứt mẻ lung tung, đặt ngay trên mặt đất. Thằng cu Bé vội vàng lê xích lại gần, hai mắt lấp lánh đổ dồn cả vào mấy bát “chè” màu nâu đục...

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

(...)Thằng cu chừng đói q khơng chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một sêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại oẹ ra và khóc ào lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như người ngã nước. Cái Gái lấy tay di một cục “chè”. Rồi bỗng nói to lên:

- À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám mà bu bảo chè!...”. Từ những điều ấy chắp nhặt lại, anh đĩ Chuột đã nghe thấy, hiểu được cảnh mẹ con đang đói khát ngồi kia, cịn mình ốm nằm đấy, rồi cái nghèo, cải tủi hận, cái tức tối… cứ trào lên trong lịng anh. Những chi tiết, tình tiết cứ trùng điệp xuất hiện sự kiện cuối truyện: Anh đã kết thúc sự sống của mình. Cái cảnh nghèo đói đó là hiện thực chung của các gia đình nghèo đói thời kỳ ấy.

Trong các tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng và có khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó.

Đọc Lão Hạc bạn đọc được biết đến một ông lão nông thôn nhân hậu

và giàu đức hi sinh đồng thời cũng thấy được tấm lịng của lão Hạc với con chó Vàng. Khơng có con chó Vàng có lẽ truyện Lão Hạc khơng thể sâu lắng và cảm động đến thế.

Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người khơng cịn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ơng lão. Ở đây, con chó khơng chỉ sắm một vai truyện, cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc khơng, nếu thiếu đi con chó ấy?

Ơng giáo trong truyện vơ cùng q những cuốn sách của mình, nhưng với ơng, sách chỉ là một kỷ vật về một thời đầy mơ ước, và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản (lão lẩm

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

bẩm quy ra tiền), một vật nuôi (định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt), nó cịn là kỷ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão với đứa con vắng mặt. Song, đặc biệt hơn hết nó là một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ơng nội. Bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lịng, lão dồn hết vào con chó, lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, cơi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trị chuyện âu yếm, lão gọi là "cậu Vàng như bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự", lão mắng yêu, cưng nựng ...Cứ thế, ranh giới của sự phân đẳng người - vật đã bị xố nhồ tự bao giờ.

Khi đến với cái chết, lão tự đánh bả chính mình - tự chọn cho mình cái chết thê thảm của một con chó. Đó cũng chính là cách lão tự chuộc lỗi với cậu Vàng. Kết cục đến với lão Hạc là bị hai kẻ lực lưỡng đè lên lưng, lão rũ rượi, sùi bọt, vật vã, cịn con chó cũng bị thằng Mực và thằng Xiên đè lên. Con chó ln là bạn đồng hành chia ngọt sẻ bùi với ơng lão, cũng chính nó ở bên cạnh lão Hạc và làm nổi bật lên những đức tính cao cả nhất của lão - đức tính mà khơng mấy ai có được.

Những ý nghĩa bạn đọc thấy được trong các truyện của Nam Cao thật đặc biệt: Trước hết là do nhà văn có một quan niệm về cuộc sống: "Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ. Có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động". Một quan niệm về con người như thế đã chi phối thi pháp chủ nghĩa hiện thực tâm lý của Nam Cao. Sự chú ý đặc biệt tới thế giới bên trong của con người đã thường xuyên chế ước hứng thú nghệ thuật ngày càng tăng của nhà văn đối với tính chất nhiều dự định của cá tính con người, động cơ nội tại của hành vi nhân vật và quan hệ phức tạp của nó với hiện thực xung quanh.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật. Xét cho cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố. Vì vậy, trong sáng tác của nhà văn, hứng thú của những chi tiết tâm lý thường thay thế cho hứng thú của chính bản thân các sự kiện, biến cố. Như một nguyên tắc, các sự kiện, biến cố, tình tiết chỉ giữ vai trị "khiêu khích" các nhân vật để cho nhân vật bộc lộ những nét tâm lý, tính cách của mình. Cho nên, trong Mua nhà, Nam Cao

không tập trung miêu tả sự việc mua được cái nhà gỗ rẻ mà tập trung xoáy sâu vào những suy nghĩ dằn vặt, những ân hận, giày vò của nhân vật người kể chuyện về tình trạng "hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở".

Đời thừa cũng khơng hướng ngịi bút vào việc miêu tả nỗi khổ áo cơm

mà tập trung thể hiện phản ứng tâm lý của con người trước gánh nặng áo cơm làm mai một tài năng và xói mịn nhân cách. Trước khi bán một con chó mà lão Hạc phải trải qua biết bao băn khoăn, day dứt, dằn vặt, và khi buộc phải bán nó thì lão vơ cùng ân hận, tột cùng đau đớn, tuổi già mà khóc hu hu như con nít. Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, như là con vật sống trong vô thức, vậy mà sau lần gặp Thị Nở ở bờ sơng, Chí Phèo cứ "vẩn vơ nghĩ mãi". Cịn Thị Nở, người đàn bà vơ tâm có cái tật đột nhiên muốn ngủ không sao chữa được, về nhà lên giường định ngủ hẳn hoi mà vẫn không sao ngủ nổi…Nam Cao chẳng những miêu tả sinh động những chi tiết, những biểu hiện tâm lý nhỏ nhất mà cịn theo dõi, phân tích q trình tích tụ của chúng dẫn tới sự nảy sinh những phẩm chất mới trong tâm hồn con người. Không chỉ dừng lại ở những khoảnh khắc, Nam Cao đã miêu tả thành công những q trình tâm lý của nhân vật. Ngịi bút của ông tỏ ra có biệt tài trong khi miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp, những hiện

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con vật...Nam Cao đã khắc phục được tính phiến diện, đơn giản trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Qua ngịi bút của ơng, tâm lý con người được thể hiện một cách phong phú, đa dạng với nhiều sắc thái tinh vi.

Đôi khi, trong tác phẩm văn học, truyện có các sự kiện nhưng lại được coi là "khơng có truyện". Nhiều tác phẩm của Nam Cao cũng được coi là "khơng có truyện", từ đầu đến cuối truyện khơng có gì thay đổi, nếu có cũng khơng có gì to lớn. Đời thừa, Cười, Quên điều độ...là những truyện như vậy.

Truyện ngắn Thạch Lam cũng được coi là khơng có truyện. Đó là chuyện để mài sắc thêm cảm giác con người về cuộc sống. Thanh (Dưới bóng

hồng lan) về với bà rồi đi để xác nhận cảm giác hạnh phúc. Nhà mẹ Lê xác

nhận tương lai đen tối của mười đứa trẻ mồ côi. Hai đứa trẻ với chi tiết cố

thức chờ con tàu chạy qua để xác nhận khát vọng ánh sáng và nhận rõ thêm cuộc đời tối tăm chưa có lối thốt.

Nhà nghiên cứu A.Chuđacốp nghiên cứu truyện của A.Sêkhốp và nhận thấy trong truyện ngắn của Sêkhốp sự kiện khơng ít hơn trong truyện của bất cứ nhà văn nào, song người ta vẫn cho rằng truyện của ông "khơng có truyện". Đó là vì thơng thường sự kiện lớn phải cho kết quả lớn, thay đổi lớn, nhưng các sự kiện trong truyện ngắn của ơng thì tuy có diễn ra nhưng khơng có kết quả, khơng làm thay đổi gì cả. Hiện tượng "khơng có truyện" của ơng đã nêu ra một sự kiện lớn của đời sống, đó là quan niệm về sự bất biến, không đổi thay của thực tại.

Nhà văn Nguyễn Cơng Hoan lại có quan niệm rõ về biến cố trong truyện của mình. Ơng nêu câu hỏi: “Mọi việc xảy ra ở trên đời, khi nào thì nó thành truyện? Có hai trường hợp, đó là khi sự việc bình thường sinh ra hậu

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

vậy, đối với ông truyện phải cho hậu quả bất thường mới có ý nghĩa, mới đáng viết thành truyện. Sự kiện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không chỉ bất thường mà còn ngược đời, ngược đời một cách tồi tệ. Trước hết là sự kiện ngược lại với lẽ phải thơng thường, nó làm hiện lên một cuộc sống phi đạo lý, phi lý.

Những nhân vật trong truyện Cười, Quên điều độ không thay đổi được cuộc sống vốn đã rất nhàn tẻ của mình. Họ cũng có những triết lý sống cho riêng mình, những triết lý khá độc đáo là cười và điều độ. Thường thì đó là những biểu hiện khả quan để người ta có thể sống tốt hơn cuộc sống của mình. Nhưng thực tế, đơi khi những điều đó lại làm hại cuộc sống của họ. Cười và điều độ là những gì có thể huyễn hoặc được họ trong những thời khắc nào đó để họ trốn tránh thực tế đang diễn ra. Nhân vật đưa ra mọi lập luận, lí lẽ để được cười và thực thi kế hoạch điều độ.

Như vậy, việc triển khai các chi tiết, sự kiện để phản ánh hiện thực và nắm bắt nội tâm có vai trị rất quan trọng trong truyện Nam Cao. Bên cạnh đó, tác giả cịn xây dựng tình huống độc đáo nhằm thử thách nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)