Ngôn ngữ văn xuôi đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 101 - 104)

6. Cấu trúc luận

3.2. Ngôn ngữ tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc Cách mạng

3.2.1. Ngôn ngữ văn xuôi đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn

văn xuôi mới.

Ở hầu hết các tác phẩm, các tác giả của nhóm Tự Lực văn đồn thường khơng hoặc ít chú ý đến việc miêu tả ngơn ngữ, chỉ có một ngơn ngữ duy nhất là ngôn ngữ tác giả. Tác giả như một chủ thể đưa ra một ngôn ngữ chuẩn mực, trong sáng, dùng ngôn ngữ ấy cho mọi loại đối tượng. Văn phong trong tác phẩm của họ sạch sẽ, trong sáng, tỏ rõ một ý thức xây dựng chuẩn mực, nhưng nó cũng dễ thành đơn điệu, một khi nó đã thành phổ biến.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

Khá đông các nhà “tả chân” cũng theo cách đó của các tác giả Tự Lực văn đồn, nếu xét về thành phần ngơn ngữ tác giả. Chỗ mới của họ là do xu thế điều tra xã hội học đưa lại: thành phần ngôn ngữ nhân vật, nhất là các tầng lớp dưới đáy, đem lại cho ngôn ngữ tác phẩm những phong vị mới, một chất lượng mới. Xét theo tập hợp các nhóm nhà văn thì Nam Cao thuộc số các nhà văn bình dân, nhưng xét theo cốt cách sáng tác thì ơng vừa có chỗ gần với các nhà văn trên lại vừa có chỗ gần với các nhà văn Tự Lực văn đoàn, nhất là Thạch Lam. Chỗ Nam Cao gần Thạch Lam khơng phải chỗ nhà văn này có lúc cũng miêu tả các tầng lớp nghèo khổ, mà ở chỗ Nam Cao – khơng phải ở tồn bộ nhưng là ở phần lớn tác phẩm – cũng chú ý đến phương diện đời sống tâm linh con người như Thạch Lam.

Nam Cao không chỉ là người chịu ơn vì đã được thừa hưởng rất nhiều điều của phong trào hiện đại hóa văn học dân tộc, cái phong trào đã diễn ra một cách rất hào hứng và chuyển biến hết sức nhanh chóng, cả thảy chỉ trong vòng vài chục năm. Là người tham dự tiến trình ấy, có thể là ở chặng cuối, Nam Cao thực sự đã góp phần phát triển và hồn thiện nó, góp phần khép lại một giai đoạn quan trọng nhất của nền văn học mới Việt Nam, một giai đoạn quan trọng nhất của việc xây dựng lại nền văn xuôi tự sự mới trong những điều kiện và tiền đề văn hóa xã hội mới.

Trong ngơn ngữ, ở Nam Cao thành phần ngơn ngữ nhân vật khơng có những phương ngữ hay biệt ngữ thật thật nổi bật nếu so với một số phóng sự của các nhà tả chân khác, nhưng nó cũng khơng bị thơn tính bởi ngơn ngữ tác giả như các nhà Tự Lực văn đoàn. Mặt khác, do quan tâm truyền đạt những dao động, biến thiên của tâm lý, tâm trạng, Nam Cao tạo nên được một ngơn ngữ ít nhiều phức điệu, tổ chức được những mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngồi và ngơn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí của những sự đan xen và hịa lẫn vào nhau của hai ngơn ngữ ấy,

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

Nam Cao là một trong số khơng nhiều tác giả cùng thời có những tác phẩm mà ngôn ngữ không bị cũ đi so với thời gian, tức là có những tác phẩm đạt đến mức cổ điển của văn xuôi tiếng Việt.

Trong tác phẩm Nam Cao, ngôn ngữ không chỉ là cơng cụ, là phương tiện miêu tả mà cịn là đối tượng của sự miêu tả. Nhân vật của ơng có khẩu khí riêng, cách diễn đạt riêng: “Cảnh ngộ nào – ngơn ngữ ấy. Tính cách nào – lời lẽ ấy” [33, tr.32].

Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại, dù được viết vào thời ông nhưng bạn đọc bây giờ vẫn thấy mới. Cái biệt tài của Nam Cao so với những tác giả cùng khuynh hướng hoặc cùng thời đại không chỉ là cách sử dụng đắc địa các đại từ nhân xưng mà còn là khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói nhân vật. Ơng đặc biệt thành cơng trong cách dùng khẩu ngữ với sự điểm xuyết những thành ngữ, tục ngữ dân gian. Nam Cao thực sự khác lạ với các nhà văn khác, khi ông mượn đặc điểm của con người để miêu tả lồi vật, sự vật: “Chí chóe cãi nhau như đứa trẻ con tập làm người lớn” (tả chim - Điếu

văn), “lấc cấc vụng dại như anh con trai mười sáu tuổi” (tả gà trống - Một

đám cưới), “trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ”

(Trẻ con khơng được ăn thịt chó). Hoặc dùng tính xấu của lồi vật để miêu tả hình dạng và tính cách con người: “Mắt híp lại như mắt lợn sề”, “mụ khóc rống lên như một con chó chưa quen xích” (Lang Rận), “đa nghi như con chuột” (Nhỏ nhen), “vác mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày” (Những

truyện không muốn viết).

Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hòa âm, phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế. Trong Chí Phèo diễn ra mạch ngầm đối thoại giữa người kể chuyện với Chí Phèo, giữa nhân vật Chí Phèo với làng Vũ Đại. Cụ Bá kể chuyện bà Tư nhưng thực chất là bày

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

tỏ tâm trạng của mình. Đó là ngơn ngữ đối thoại nội tại, tâm trạng, một đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết trong ngôn ngữ Nam Cao.

Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao cịn thể hiện ở ngơn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xi đời thường, ngồi việc thực hiện chức năng tự sự cịn là để khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật (Chí Phèo,

Một đám cưới, Nhỏ nhen, Lão Hạc...). Bên cạnh đó Nam Cao có nhiều đóng

góp trong việc miêu tả lời thoại nội tâm, đặc biệt trong sự tiếp thu một cách sáng tạo chắt lọc phương pháp “dòng ý thức” của văn học phương Tây trong

các sáng tác, tạo điều kiện đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, khiến nhân vật đối diện với chính mình, tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về một vấn đề đang được quan tâm: nhân cách trong cuộc đời, trong sáng tạo nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)