Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 64 - 69)

2.4.1. Chính sách ƣu đãi của Việt Nam

Các quy định về xuất nhập khẩu và thuế quan sẽ được áp dụng đối với 2 phần đó là giàn khoan và các thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo trì. Mỗi quốc gia sẽ có các quy định cụ thể khác nhau nhưng sẽ có những nét chung như sau.

Khi giàn khoan được kéo đến vùng lãnh hải của một quốc gia, chủ của giàn khoan đó phải liên lạc với hải quan và bộ đội hải quân để xin phép được nhập cảnh. Việc cho nhập cảnh giàn chỉ được thực hiện hai nước bao gồm nước mà giàn khoan biển xin phép nhập cảnh và nước mà giàn khoan biển mang quốc tịch có quan hệ hợp tác và không tranh chấp, đối đầu với nhau. Bộ phận hải quan sẽ xem xét, tiến hành làm các thủ tục nhập cảnh cho giàn khoan dựa trên chứng từ hồ sơ mà chủ giàn khoan biển tiến hành khai báo, ngoài ra một số cơ quan ban ngành sẽ có những yêu cầu riêng ví dụ như Malaysia yêu cầu phải có giấy chứng nhận phun trùng khi giàn khoan biển nhập cảnh. Việc thực hiện các thủ tục nhập cảnh giàn khoan biển mất khoảng 1 tháng.33

Đối với thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa, thay thế và vận hành. Mỗi nước sẽ có danh mục các thiết bị, hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép, ví dụ như đối với thị trường Việt Nam, việc nhập khẩu pháo sáng phục vụ công tác cứu sinh cứu hộ là không thể, thuốc và các dụng cụ y tế nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Y Tế... 34. Đối với giàn khoan biển sẽ có các loại thuế quan như thuế nhập khẩu giàn khoan biển, thuế môi trường, thuế nhà thầu... và đối với các thiết bị, vật tư, máy móc nhập khẩu sẽ có các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng...

Hiện PV Drilling chưa có giàn khoan biển nào tham gia vào thị trường nước ngoài khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là một trong những thách thức lớn đối với PV Drilling khi các chính sách về xuất nhập khẩu và thuế quan ở thị trường này rất nhiều và phức tạp, trong khi đó PV Drilling còn quá ít kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về những quy định, chính sách, đồng thời giàn khoan biển của PV Drilling chưa được kéo đến vùng hải lãnh của các quốc gia khu vực này bao giờ.

Theo chính sách khai thác dầu khí của các nước, một công ty cung cấp dịch vụ giàn khoan biển không thể hoạt động độc lập tại vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước mà phải liên doanh, liên kết với các công ty dầu khí trực thuộc Tập Đoàn Dầu khí

33

Báo cáo thường niênPV Drilling năm 2011, trang 38

Quốc gia đó. Để tạo thuận lợi cho các đơn vị con thực hiện liên doanh, liên kết, trong những năm qua, Nhà nước cũng như là Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã không ngừng mở rộng mối quan hệ, có những cuộc họp, đối thoại để tăng cường mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ dầu khí. Năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) và đã đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 35 và đến ngày 4/4/2014, Việt Nam và Malaysia dã nhất trí nâng quan hệ lên đối tác chiến lược trong đó có lĩnh vực dầu khí 36

. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011 cũng đã tăng cường mối quan hệ về dầu khí với Singapore 37

.

Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã nỗ lực tăng cường các hợp tác quốc tế. Hội nghị và Triển lãm Dầu khí Đông Nam Á ASCOPE lần thứ 10, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu đã có những cuộc họp song phương với Tổng Giám đốc các Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia các nước Indonesia, Brunei, Thái Lan, Malaysia...nhằm tăng cường mối quan hệ và hợp tác giữa các bên.

Với những nỗ lực về tăng cường hợp tác quan hệ về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, PV Drilling đã có cơ hội tốt để tiếp tục thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty Dầu khí trực thuộc Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia các nước trong khu vực, tạo điều kiện để gia nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ giàn khoan biển ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương.

2.4.2. Chiến lƣợc của PV Drilling

Một số quốc gia có nền khoa học công nghệ về lĩnh vực khoan hiện đại nhất hiện nay phải kế đến đầu tiên là Hoa Kỳ, đây là một quốc gia đi đầu trên thế giới về khoa học công nghệ ở mọi lĩnh vực, ngành khoan cũng không phải là ngoại lệ. Hàng năm, PV Drilling luôn có các chuyến công tác sang Hoa Kỳ để tìm kiếm các khóa huấn

35

VOV, Việt Nam-Malaysia đẩy mạnh hợp tác dầu khí, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/viet-nammalaysia-day-

manh-hop-tac-dau-khi-553432.tpo, cập nhật ngày 30/9/2011

36Trúc Quỳnh, Việt Nam-Malaysia nhất trí nâng quan hệ lên đối tác chiến lược, http://www.tienphong.vn/the- gioi/viet-nam-malaysia-nhat-tri-nang-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-692766.tpo, cập nhật ngày 5/4/2014

37

Việt Nam-Singapore tăng cường hợp tác nhiều mặt, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/viet-nam-singapore-tang-

luyện, các công nghệ tân tiến nhất để mua về áp dụng trên các giàn khoan của mình. Trong năm 2010, trước khi giàn TAD PVD 5 hoàn thành, PV Drilling đã mua một loạt các công nghệ tối tân về ngành khoan trị giá hơn 20 triệu USD từ ExxonMobile – tập đoàn dầu khí lớn thứ hai thế giới để ứng dụng và công tác vận hành giàn TAD.

Quốc gia thứ hai phải kể đến là Trung Quốc, gã hàng xóm quyền lực khổng lồ của Việt Nam. Giàn khoan dầu khí của Trung Quốc luôn có những công nghệ tối tân nhất, hiện đại nhất, thậm chí nhiều công nghệ mà Hoa Kỳ chưa có thì Trung Quốc đã áp dụng trên các giàn khoan của mình.

Singapore là nước thứ ba mà PV Drilling thường đặt các quan hệ hợp tác để học hỏi các công nghệ hiện đại. Hiện nay, Singapore đang là một trong những nước có ngành công nghiệp đóng giàn khoan phát triển nhất thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ và Trung Quốc.

2.4.2.1 Các chính sách của PV Drilling trong việc đi tắt đón đầu các công nghệ tiên tiến và tăng cƣờng khả năng vận hành hiệu quả của các giàn khoan

PV Drilling có một chính sách rất hay trong việc đi tắt đón đầu các công nghệ tiên tiến là mua các thiết bị tối tân nhất, và yêu cầu nhà cung cấp phải cho kỹ sư sang hướng dẫn cách thức sử dụng. Thực tế có thể thiết bị này chưa cần phải sử dụng ngay, nhưng từ những bài học vận hành từ các kỹ sư cao cấp, các kỹ sư Việt Nam đã phát triển nó lên để vận hành cho các thiết bị tương tự khác. Sau đó, các thiết bị này sẽ được chuyển về PVD Training phục vụ cho công tác đào tạo các khóa chuyên môn cao cấp, mà giảng viên không ai khác chính là các kỹ sư Việt Nam đã được nhà cung cấp huấn luyện bài bản.

Ngoài ra, việc thu hút nhân tài từ các nhà thầu khoan khác trên thế giới cũng là cách để PV Drilling tiếp thu những bài học mới, vì các kỹ sư cao cấp nước ngoài có một mối quan hệ rất lớn với các nhà khoa học, các nhà đào tạo về ngành khoan trên thế giới. Do đó, khi có một công nghệ mới nào, họ cũng sẽ biết và đưa về cho PV Drilling

để đào tạo lại cho các kỹ sư Việt Nam. Từ đó, các công nghệ này cũng được đưa vào sử dụng cho các giàn khoan của PV Drilling.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu một cách chi tiết quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling trong mọi lĩnh vực, với nhiều quốc gia, khu vực khác nhau.Tác giả tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling trong giai đoạn 2001-2010 bao gồm phân tích dự trên hai lĩnh vực khoan cơ bản là khoan thăm dò và khoan khai thác. Trong đó, tác giả chia ra theo các quốc gia, khu vực nhằm cụ thể hóa các chính sách, thành công trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực đó. Tác giả còn phân tích một số các tiêu chí cơ bản như về đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ… Trên cơ sở đó, trong chương 3, tác giả đã diễn giải thêm một số tác động của các quá trình hợp tác này đến ngành công nghiệp dầu khí của nội địa nói riêng và thế giới nói chung, qua đó tác giả xin đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, thành tựu cũng như khắc phục khuyết điểm, hạn chế để nhằm nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling.

CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)