Hợp tác với Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 59)

2.3 Đối với lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực

2.3.2 Hợp tác với Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia tiên tiến, phát triển, và trong lĩnh vực dầu khí cũng vậy. PV Drilling có mối quan hệ rất thân thiết với các công ty dầu khí của Nhật thông qua liên doanh JVPC, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật khoan.

PV Drilling với đại diện là PVD Training, đã liên kết rất chặt chẽ với các đối tác từ Nhật, tiêu biểu là công ty JX Nippon Oil and Gas Exploration, đã triển khai nhiều chương trình đào tạo liên kết cho các kỹ sư của PV Drilling về các chuyên môn khoan kỹ thuật cao như Well Control, HSEQ...Ngoài ra, với một địa hình rất khó khăn và nghèo tài nguyên, Nhật Bản đã phát triển và đưa ra kỹ thuật “khoan xiên”. Một kỹ thuật khoan rất khó trong ngành. PV Drilling với tư cách là một nhà thầu khoan hàng đầu tại Việt Nam đã hết sức cố gắng để tiếp thu kỹ thuật này. Và đến nay, PV Drilling đã khoan thành công hơn 20 giếng khoan xiên, tiết kiệm cho nhà thầu mỏ và các nhà thầu phụ hàng trăm triệu đô la.

Nhật Bản còn hỗ trợ cho PVD Training nhiều mô hình, dụng cụ chuyên môn trong việc đào tạo các kỹ thuật cứu hộ, chống tràn dầu với trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng đủ mọi yêu cầu khắc nhiệt nhất của các nhà thầu cấp quốc tế.

Hình 2.1 Mô hình tháp khoan tại PVD Training

Trong hình là mô hình tháp khoan được xây dựng với sự hỗ trợ của Nhật Bản nhằm đào tạo cho các chức danh như Derrick Man, Toolsbusher…

Trong tương lai, PVD Training đang tiến hành thương thảo với Nhật Bản cho các khóa học cấp bằng online cho các chứng chỉ ngắn hạn khác như HUET, Radio Test…

2.3.3 Hợp tác với các nƣớc trong tổ chức ASEAN

Ở khu vực ASEAN, PV Drilling tập trung hợp tác với các cường quốc dầu khí có các nhà khầu khoan lớn như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Trong số này, Singapore là đối tác lớn hơn cả. 4 trong 5 giàn khoan PV Drilling đang sở hữu hiện nay đều được đóng ở Singapore, cụ thể là tập đoàn Keppel Fels, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Singapore và là một người khổng lồ của ngành công nghiệp đóng giàn của thế giới.

2.3.3.1 Singapore

Singapore đang là nơi tập trung hợp tác mạnh mẽ nhất của PV Drilling từ năm 2007 đến nay, do địa lý gần, văn hóa tương đồng, múi giờ cũng gần như giống nhau (chênh lệnh 1 giờ GMT). Các mảng kỹ thuật quan trọng nhất của PV Drilling đều được chuyển sang cho các đối tác tại Singapore phụ trách.

+ Đóng giàn

Năm 2007, Keppel Fels đóng giàn PVD 1, giàn khoan đầu tiên của PV Drilling, cũng là giàn khoan Jack up đầu tiên sở hữu 100% của người Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng nhất của PV Drilling trên con đường thành nhà thầu khoan lớn mạnh trên thế giới. giàn PVD 1 được đưa vào sử dụng đến nay vẫn liên tục đạt LTI hàng năm, với công nghệ luôn được nâng cấp và bảo dưỡng tối đa.

Năm 2009, hai giàn Jack-up PVD 2 và PVD 3 tiếp tục được đóng mới với công nghệ hiện tại nhất bấy giờ, sức chứa và khả năng hoạt động tối tân và lớn hơn hẳn so với giàn PVD 1.

Năm 2010, giàn khoan tiếp trợ nước sâu TAD PVD 5 được khởi động, đây là giàn khoan tối tân và có khả năng hoạt động ở các khu vực nước sâu. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong quan hệ hợp tác giữa PV Drilling và Keppel Fels.

Nếu nhìn theo con số tài chính, việc Keppel Fels đóng mới 4 giàn khoan cho PV Drilling đánh dấu con số hơn 2 tỷ USD cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên. Nếu như tính cả các chi phí bảo hành bảo dưỡng hàng năm, con số này còn lớn hơn rất nhiều.31

Trong giai đoạn 2010-2020, PV Drilling dự kiến đóng mới thêm 5 giàn Jack-up để nâng tổng số giàn khoan sở hữu lên 10 giàn. Và Keppel Fels đã có hợp đồng đóng mới hai giàn Jack-up PVD 6 và PVD 7 trong giai đoạn 2014-2016.

+ Cung cấp vật tư

Tại PV Drilling, con số nhập khẩu vật tư hàng năm luôn trên 200 triệu USD, và hơn 60% con số này xuất phát từ các nhà cung cấp tại Singapore. Có thể đưa ra hàng loạt các nhà cung cấp mà kim ngạch xuất khẩu sang PV Drilling đạt trên 10 triệu USD năm như National Oilwell Varco (xuất khẩu sang Việt Nam hơn 30 triệu USD vào năm 2008, 45 triệu USD năm 2009 và 50 triệu USD năm 2010), Houston Electric (11 triệu USD năm 2008, 15 triệu USD năm 2009 và 14.5 triệu USD năm 2010), Frankin Offshore (9 triệu USD năm 2008, 12 triệu USD năm 2009, 13 triệu USD năm 2010)32

Những con số trên con thấy, Singapore là một quốc gia quan trọng số một của PV Drilling trong con đường phát triển. Các nhà cung cấp này hiểu rõ về nguyên tắc làm ăn tại các nước phương Đông như Việt Nam, rộng hơn là chính phủ Việt Nam với chính phủ Singapore có nhiều hợp tác trong công tác ngoại thương, thuế quan với nhau. Qua đó nâng tầm quan hệ hợp tác giữa các tập đoàn kinh tế lớn của hai nước.

+ Cung cấp nhân lực và đào tạo

31Quyết toán đóng mới giàn của Ban Tài Chính – PV Drilling ngày 10 tháng 10 năm 2008 – trang 05, ngày 11 tháng 5 năm 2010 – trang 04

32Báo cáo thương mại của Xí Nghiệp Điều Hành Khoan gửi Tổng Giám Đốc PV Drilling ngày 01 tháng 12 năm 2009 – trang 20, 21, 22

PV Drilling rất chú trọng các kỹ sư đến từ Singapore, tiêu biểu là trong giai đoạn từ năm 2007-2010, có hơn 200 kỹ sư đến làm việc trên các giàn khoan của PV Drilling. Một hình ảnh quen thuộc trên các giàn khoan của PV Drilling hiện nay là các kỹ sư mang đồng phục của Keppel Fels, NOV… Họ là các cầu nối để liên kết các kỹ sư Việt Nam với các công nghệ tân tiến nhất, góp phần nâng cao tay nghề cho các kỹ sư, công nhân Việt Nam trong việc vận hành giàn khoan.

Ngoài ra, về công tác đào tạo, PV Drilling hàng năm đều đưa những kỹ sư trong diện quy hoạch sang Singapore huấn luyện, từ các khóa ngắn hạn trong 1-2 tuần đến các khóa dài hạn 1-2 năm. Chính từ những khóa huấn luyện này mà đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam của PV Drilling không ngừng được phát triển và trở nên lành nghề, chuyên môn rất cao.

2.3.3.2 Malaysia

Malaysia là quốc gia phát triển về ngành dầu khí, với công ty Petronas nổi tiếng toàn thế giới. Petronas cũng là một trong những khách hàng quen thuộc và thân thiết của PV Drilling trong nhiều chiến dịch khoan.

Tuy nhiên, hợp tác của PV Drilling với các công ty dầu khí tại Malaysia rất ít và nhỏ lẻ. Nhưng kim ngạch nhập khẩu của PV Drilling từ Malaysia trong năm 2010 chỉ đạt 5 triệu USD, chủ yếu là nhập khẩu các máy cẩu lớn trên giàn do tại Malaysia đang có công ty Favco Favelle là một trong những giàn cung cấp cẩu lớn nhất thế giới.

2.3.3.3 Thái Lan

Đối với các đối tác từ Thái Lan, PV Drilling luôn tăng cường hợp tác về các hạng mục cơ bản như sửa chữa cần khoan, hệ thống bơm…Với việc PV Drilling thành lập liên doanh PVD – PTI với Tập Đoàn Expro International BV năm 2009 để phụ trách mảng cung ứng các dịch vụ sửa chữa và tư vấn về công tác chống ống, bơm xi măng tráng vỉa… đã cho thấy một tiềm năng hợp tác lâu dài giữa PV Drilling và các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí tại Thái Lan.

Tuy nhiên, do tình hình chính trị tại Thái Lan liên tục bất ổn, do đó các lãnh đạo của PV Drilling luôn rất dè dặt và cẩn trọng trong các hợp tác kinh tế với các đối tác từ Thái Lan. Vì thực tế cho thấy, các đối tác Thái Lan luôn làm cho PV Drilling thất vọng.

2.3.3.4 Phillipines

Phillipines là một quốc đảo tại ASEAN, cũng là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ tại đây, Philippines hiện nay cũng đang có nhiều bất ổn chính trị với Trung Quốc và cả chính Việt Nam trên khu vực quần đảo Trường Sa. Nhưng về các lĩnh vực kinh tế, Philippines luôn là một đối tác đáng tin cậy của Việt Nam.

Tuy nhiên, PV Drilling đến năm 2010 vẫn chưa đẩy mạnh hợp tác với các đối tác từ Philippines, tiêu biểu là PNOC – tập đoàn dầu khí quốc gia Philippines. Nguyên nhân chính là do thực tế hợp tác dầu khí của Philippines với Việt Nam chỉ dừng ở mức cung cấp một số dịch vụ nhỏ, riêng lẻ, tập đoàn PNOC chưa đẩy mạnh hợp tác khai thác với PVN về các lô dầu tại Biển Đông, do đây vẫn là khu vực đang có nhiều điểm nóng trong tranh chấp giữa hai nước. Do đó, PV Drilling vẫn đang đưa PNOC và các đối tác từ Philippines vào dạng các đối tác tiềm năng cho tương lai về sau.

2.3.4. Hợp tác với các tổ chức quốc tế

PV Drilling hiện nay đang là thành viên của nhiều tổ chức của ngành khoan dầu khí thế giới như Hiệp hội các nhà thầu khoan cơ bản (The International Association of Foundation Drilling), Hiệp hội các nhà thầu khoan thế giới IADC (International Association of Drilling Contractors)…

Đây chính là nơi để PV Drilling liên kết với hầu hết các nhà thầu khoan trên thế giới nhằm tận dụng các nguồn cung giàn khoan cho các nhu cầu khoan tại Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề để PV Drilling tiếp cận với các nguồn khoa học kỹ thuật tiên tiến khi mà các nhà thầu khoan trên thế giới liên tục phát minh ra những công

nghệ trong mọi lĩnh vực khoan như an toàn, nghiên cứu địa chất, khai thác thực địa, nâng cao trình độ nhân lực…

2.3.4.1 Hợp tác với các nhà thầu khoan tiên tiến thế giới nhằm xây dựng đội ngũ ngƣời Việt Nam có thể tự vận hành giàn khoan

Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để người Việt có thể tự vận hành các giàn khoan của người Việt là mục đích lớn nhất tại PV Drilling. Hiện nay trong 5 giàn khoan của PV Drilling, chỉ có giàn đất liền PVD 11 là có trưởng giàn và giám đốc giàn là người Việt Nam. Còn lại 4 giàn khoan Jack up PVD 1, PVD 2, PVD 3 và giàn TAD PVD 5, các trưởng giàn đều là người nước ngoài. Đây sẽ là trở ngại không nhỏ cho PV Drilling khi mà sự khác biệt về văn hóa, cũng như các yêu cầu đi lại, xuất nhập cảnh cho các kỹ sư nước ngoài này đang ngày càng được siết chặt.

Do đó, từ năm 2005, các cấp lãnh đạo đã không ngừng đưa sang các nhà thầu khoan lớn khác trên thế giới như Transocean, SeaDrill, Ensco… các kỹ sư tiềm năng của mình để đào tạo. Đồng thời, cũng đưa một số chuyên gia trong lĩnh vực Training & Development về làm việc tại PV Drilling nhằm xây dựng một hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, với mục tiêu đến năm 2020, toàn bộ các giàn của PV Drilling sẽ có trưởng giàn là người Việt Nam vận hành quản lý.

Đến năm 2010, PV Drilling đã từng bước thành công khi 20% vị trí chủ chốt trên giàn đã được phụ trách bởi người Việt Nam như Sỹ quan an toàn cao cấp STC, Toolbusher (từ chuyên ngành – một vị trí cấp cao trên giàn). Driller – (kỹ sư khoan chính)…

2.4. Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ

2.4.1. Chính sách ƣu đãi của Việt Nam

Các quy định về xuất nhập khẩu và thuế quan sẽ được áp dụng đối với 2 phần đó là giàn khoan và các thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo trì. Mỗi quốc gia sẽ có các quy định cụ thể khác nhau nhưng sẽ có những nét chung như sau.

Khi giàn khoan được kéo đến vùng lãnh hải của một quốc gia, chủ của giàn khoan đó phải liên lạc với hải quan và bộ đội hải quân để xin phép được nhập cảnh. Việc cho nhập cảnh giàn chỉ được thực hiện hai nước bao gồm nước mà giàn khoan biển xin phép nhập cảnh và nước mà giàn khoan biển mang quốc tịch có quan hệ hợp tác và không tranh chấp, đối đầu với nhau. Bộ phận hải quan sẽ xem xét, tiến hành làm các thủ tục nhập cảnh cho giàn khoan dựa trên chứng từ hồ sơ mà chủ giàn khoan biển tiến hành khai báo, ngoài ra một số cơ quan ban ngành sẽ có những yêu cầu riêng ví dụ như Malaysia yêu cầu phải có giấy chứng nhận phun trùng khi giàn khoan biển nhập cảnh. Việc thực hiện các thủ tục nhập cảnh giàn khoan biển mất khoảng 1 tháng.33

Đối với thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa, thay thế và vận hành. Mỗi nước sẽ có danh mục các thiết bị, hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép, ví dụ như đối với thị trường Việt Nam, việc nhập khẩu pháo sáng phục vụ công tác cứu sinh cứu hộ là không thể, thuốc và các dụng cụ y tế nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Y Tế... 34. Đối với giàn khoan biển sẽ có các loại thuế quan như thuế nhập khẩu giàn khoan biển, thuế môi trường, thuế nhà thầu... và đối với các thiết bị, vật tư, máy móc nhập khẩu sẽ có các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng...

Hiện PV Drilling chưa có giàn khoan biển nào tham gia vào thị trường nước ngoài khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là một trong những thách thức lớn đối với PV Drilling khi các chính sách về xuất nhập khẩu và thuế quan ở thị trường này rất nhiều và phức tạp, trong khi đó PV Drilling còn quá ít kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về những quy định, chính sách, đồng thời giàn khoan biển của PV Drilling chưa được kéo đến vùng hải lãnh của các quốc gia khu vực này bao giờ.

Theo chính sách khai thác dầu khí của các nước, một công ty cung cấp dịch vụ giàn khoan biển không thể hoạt động độc lập tại vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước mà phải liên doanh, liên kết với các công ty dầu khí trực thuộc Tập Đoàn Dầu khí

33

Báo cáo thường niênPV Drilling năm 2011, trang 38

Quốc gia đó. Để tạo thuận lợi cho các đơn vị con thực hiện liên doanh, liên kết, trong những năm qua, Nhà nước cũng như là Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã không ngừng mở rộng mối quan hệ, có những cuộc họp, đối thoại để tăng cường mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ dầu khí. Năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) và đã đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 35 và đến ngày 4/4/2014, Việt Nam và Malaysia dã nhất trí nâng quan hệ lên đối tác chiến lược trong đó có lĩnh vực dầu khí 36

. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011 cũng đã tăng cường mối quan hệ về dầu khí với Singapore 37

.

Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã nỗ lực tăng cường các hợp tác quốc tế. Hội nghị và Triển lãm Dầu khí Đông Nam Á ASCOPE lần thứ 10, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu đã có những cuộc họp song phương với Tổng Giám đốc các Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia các nước Indonesia, Brunei, Thái Lan, Malaysia...nhằm tăng cường mối quan hệ và hợp tác giữa các bên.

Với những nỗ lực về tăng cường hợp tác quan hệ về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, PV Drilling đã có cơ hội tốt để tiếp tục thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty Dầu khí trực thuộc Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia các nước trong khu vực, tạo điều kiện để gia nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ giàn khoan biển ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương.

2.4.2. Chiến lƣợc của PV Drilling

Một số quốc gia có nền khoa học công nghệ về lĩnh vực khoan hiện đại nhất hiện nay phải kế đến đầu tiên là Hoa Kỳ, đây là một quốc gia đi đầu trên thế giới về khoa học công nghệ ở mọi lĩnh vực, ngành khoan cũng không phải là ngoại lệ. Hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)