Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực thi dân chủ trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc tỉnh hà tĩnh với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

trực tiếp

2.3.1. Thực thi quyền lực của nhân dân trong việc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" bàn, dân làm, dân kiểm tra"

Chính quyền cùng Mặt trận và các ban ngành tích cực triển khai Quy chế dân chủ tại 12 huyện, thị, thành phố. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh 262/262 xã, phường, thị trấn đều thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông". Các địa phương đã thực hiện niêm yết công khai một số quy định, những nội dung nhân dân được biết, được bàn và được quyết định tại trụ sở và hội quán để nhân dân thực hiện. Các thôn, xóm, khối phố trên địa bàn đã xây dựng được quy ước, hương ước và thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện.

Ủy ban nhân dân các phường, xã phổ biến các chính sách, pháp luật cho dân biết. Cụ thể như công khai thủ tục hành chính, báo cáo thu chi các loại quỹ do dân đóng góp, quy hoạch, thực hiện các dự án quy hoạch về chỉnh trang xã, phường, thị trấn, thành phố, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các chủ trương chính sách, pháp luật mới…tại các bảng thông báo của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. Ví dụ: trong việc đền bù giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh đã chỉ đạo các chính quyền các xã có dự án đi qua thông tin cho dân biết về việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để xây dựng vào việc gì? Giá bồi thường như thế nào? Tái định cư ở đâu? Các chính sách xã hội, đời sống, học hành cho con em của người bị giải tỏa ra sao? Họp ở các khu dân cư, tuyên truyền trên đài phát thanh của xã, niêm yết các thông tin cho dân biết tại các hội quán thôn xóm, ủy ban nhân dân các xã. Từ năm 2006 đến tháng 3/2013, chính quyền đã tuyên truyền, vận động nhân dân di dời, tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai 154 dự

án. Số diện tích đất phải thu hồi, bồi thường gần 9.200 ha và 1.300 ha diện tích mặt biển; gần 44.000 hộ, tổ chức bị ảnh hưởng; hơn 4.650 hộ phải di dời tái định cư; gần 19.000 mồ mả phải cất bốc, di chuyển; 01 nhà thờ thiên chúa, 50 nhà thờ, đền chùa, miếu mạo phải di dời; tổng số tiền đã bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 4.000 tỷ đồng.

Đa số các công việc mà có vận động nhân dân đóng góp như làm đường bê tông tại các đường thôn, xóm; xây dựng nhà hội quán thôn; bê tông hóa kênh mương thủy lợi nội đồng, được đưa ra bàn bạc và dân quyết định mức đóng góp, quyết định việc gì làm trước, việc gì làm sau.

Dân quyết định hình thức đóng góp đa dạng như: Đóng góp bình quân từng hộ, chia ra nhiều mức tùy hộ giàu, nghèo, đóng góp ngày công…Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2012, ngoài nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước, nhân dân đã hiến 2,76 triệu m2

đất để triển khai các công trình công cộng ở nông thôn; huy động được gần 16.000 tỷ đồng; đã nhựa hóa và bê tông hóa 2.062 km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn, nâng tỷ lệ chiều dài đường giao thông nông thôn được nhựa và bê tông hóa đạt chuẩn lên 53,4%; cứng hóa 389 km đường trục chính nội đồng đạt chuẩn. Xây dựng 832 km đường điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Cải tạo, nâng cấp được 143 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng 39 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 237 nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn. Xây dựng 21 chợ đạt chuẩn; xóa bỏ gần 7.500 nhà tạm. 6 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh xây dựng mới 795 mô hình kinh tế, nâng tổng số mô hình kinh tế toàn tỉnh là 3452 (trong đó 398 mô hình kinh tế lớn, 255 mô hình kinh tế vừa. Tất cả các khoản đóng góp của dân để phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới đều được bàn bạc thống nhất, công khai, minh bạch và khi triển khai đều có sự tham gia giám sát của các ban giám sát cộng đồng thôn xóm.

Dân bàn tham gia ý kiến, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã quyết định: Đối với những việc dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã quyết định theo Điều 9 của Quy chế. Riêng việc Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị lấy ý kiến nơi cư trú của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được cử tri nhiệt tình đóng góp ý kiến thẳng thắn, có tinh thần xây dựng, đã được hầu hết các địa phương thực hiện có kết quả. Nhân dân tham gia bàn bạc về hương ước, quy ước của thôn. Đến nay, 100% thôn xóm đều có hương ước, quy ước; Nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thôn trưởng, tổ dân phố, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng.

Vận động sức dân tổ chức làm các công việc như ngày công, xây dựng các công trình công cộng, nhân đạo, từ thiện, cử người tham gia giám sát các công trình giao thông thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Dân kiểm tra, giám sát thu chi các loại quỹ theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân, các công trình trong khu dân cư do đại diện khu phố, tổ dân phố tham gia.

Hiện nay, toàn tỉnh có 262 Ban thanh tra nhân dân với 2.459 thành viên, đã tham gia giải quyết trên 949 vụ việc, tham gia giám sát 766 vụ việc; 262 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, với 2.159 thành viên, tham gia giám sát 639 công trình xây dựng trên địa bàn xã, phường, thị trấn, phát hiện 139 vụ việc sai phạm, kiến nghị các ngành chức năng yêu cầu các nhà thầu khắc phục, sửa chữa. (Phụ lục 6)

Có 2173 tổ hòa giải với 13.680 thành viên hoạt động có hiệu qủa. Năm 2013 đã tham gia hoà giải 2065 vụ việc, trong đó hoà giải thành công 1.615 vụ việc đã góp phần giải quyết nhưng mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh từ cơ sở, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, hạn chế được nhiều vụ việc vi phạm pháp luật do không hiểu biết về pháp luật. (Phụ lục 6)

2.3.2. Tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, ngày vì người văn hóa khu dân cư, cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, ngày vì người nghèo

Đây là nhiệm vụ luôn được Mặt trận tỉnh quan tâm. Qua việc chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các phong trào, các cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn quốc trên các lĩnh vực, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ngày càng rõ nét hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn góp phần thiết thực cùng Đảng và Nhà nước giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nước và những vấn đề do cuộc sống của nhân dân đặt ra. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên tiếp tục vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần khai thác, phát huy tiềm lực của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp nhân dân, bài trừ các tệ nạn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. (phụ lục 5).

Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của từng ngành, từng cấp, từng địa phương phát động như: quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác bầu cử, phòng chống AIDS, ma túy, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, các tiêu chuẩn của cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", quy định giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội.

Ngoài các hình thức tuyên truyền, cổ động theo chiều rộng do Mặt trận phối hợp với các ngành văn hóa thông tin, đài phát thanh, truyền hình, báo chí…Các hình thức tuyên truyền theo chiều sâu do Mặt trận phối hợp với các đoàn thể và các tổ chức thành viên cũng rất phong phú và đa dạng, tùy theo

tình hình thực tế từng nơi, từng đối tượng. Phổ biến nhất là hình thức phối hợp tuyên truyền lồng ghép trong sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư, tổ chức hội thảo trong từng giới hoặc từng giới do Mặt trận phụ trách, hội thi, hội diễn văn nghệ, mittinh, phát hành tài liệu bướm, tổ chức báo cáo thời sự.

Nội dung tuyên truyền trong nhân dân gắn liền với các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng thời điểm. Trong những năm qua, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, hệ thống Mặt trận đã tổ chức hàng ngàn cuộc vận động, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thu hút được hàng trăm ngàn người tham gia, góp phần làm chuyễn biến nhận thức trong nhân dân.

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư". (Phụ lục 7.1 và 7.2).

Đây là một cuộc vận động có tính cách mạng trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác Mặt trận, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm và kết quả của các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ở cơ sở. Cuộc vận động được Ủy ban Mặt trận Việt Nam phát động từ tháng 5 năm 1995. Cuộc vận động đã lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy chất lượng cuộc sống của nhân dân làm nội dung, lấy khu dân cư làm địa bàn, lấy tự quản làm hình thức hoạt động, lấy sức dân lo cho dân.

19 năm qua, cuộc vận động đã được triển khai nhanh và rộng khắp trong hầu hết khu dân cư của tỉnh. Các tầng lớp nhân dân đồng tình và tích cực hưởng ứng thể hiện sự đoàn kết của nhân dân ở cơ sở. Đặc biệt cuộc vận động đã đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

Mặt trận Tổ quốc các cấp tập trung hướng dẫn các khu dân cư xây dựng các quy ước, hương ước riêng. Nội dung quy ước, hương ước đều tập trung hướng mọi người dân trong cộng đồng nêu cao tinh thần đoàn kết, tích

cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; xây dựng nếp sống văn hoá; đấu tranh bài trừ các loại tệ nạn, hủ tục, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, chung sức xây dựng cộng đồng ấm no, hạnh phúc ngay tại thôn, làng, bản, tổ dân phố. Đến nay, 2.226 khu dân cư đã xây dựng được hương ước, quy ước. Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc các cấp hướng dẫn khu dân cư bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước thôn, bản, phù hợp với tình hình mới, góp phần thực hiện dân chủ ở cơ sở, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

Cùng với cuộc vận động sâu rộng này, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" đã được Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động thấm đượm tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với chủ trương của Đảng, ý nguyện của nhân dân, đã khơi dậy được đạo lý làm người và nếp sống văn hóa cao đẹp của mọi người Việt Nam yêu nước, thương nòi, phát huy truyền thống "thương người như thể thương thân" Hàng trăm ngôi nhà tình thương đã được xây dựng hoặc sửa chữa với hàng ngàn ngày công, hàng trăm tỷ đồng. Hàng trăm người nghèo được khám chữa bệnh miễm phí, hàng trăm học sinh được đở đầu hoặc được cấp học bổng để tiếp tục học tập. Với việc phát huy cao độ nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng cùng với sự vươn lên của chính người nghèo đã giải quyết có kết quả vấn đê xóa đói giảm nghèo, giảm số hộ nghèo từ 26,7% (năm 2006), xuống còn 8,9 % (tháng 6/2014). (phụ lục 3)

Để thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại biểu cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với các thành viên của tỉnh thực hiện tốt các cuộc vận động.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: tổ chức phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, vận động 1.305 triệu đồng, 200 suất học bổng trị giá 400 triệu đồng, xây dựng 49 nhà Mái ấm tình

thương cho phụ nữ và trẻ em nghèo. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 11. Ký kết phối hợp đỡ đầu xã Thạch Đài (Thạch Hà) và Kỳ Châu (Kỳ Anh) xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp tập huấn về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thành lập mới 42 tổ hợp tác, 13 hợp tác xã; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 85 mô hình “vườn mẫu hộ”, 93 chi hội “xanh-sạch-đẹp”, 754 công trình vệ sinh... Phối hợp tổ chức lớp sơ cấp nghiệp vụ công tác phụ nữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác hội ở 48 xã xây dựng nông thôn mới. Tổ chức cuộc thi viết về “Những tấm gương phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hội Cựu chiến binh tỉnh: Khảo sát, lập danh sách hộ hội viên nghèo để thực hiện chương trình hỗ trợ bê nghé của quỹ “Thiện tâm”- Công ty cổ phần Vincom. Hướng dẫn, vận động các cấp hội và hội viên thực hiện có hiệu quả phong trào "cựu chiến binh chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp hội đã đóng góp 92.230 ngày công, 308 triệu đồng, 745.422m2 đất, 12.777m tường rào và 2.500 cây ăn quả các loại. Tích cực vận động hội viên phát triển kinh tế trang trại, xoá bỏ vườn tạp. Hỗ trợ làm 10 nhà tình nghĩa, tặng 1.350 suất quà, 702 sổ tiết kiệm cho gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong nghèo. Phối hợp với Công an các cấp tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông ở các địa phương.

Hội Nông dân tỉnh: Tổ chức thành công hội thi “Nhà Nông đua tài” khu vực II tại Hà Tĩnh, tham dự vòng chung kết toàn quốc và đạt giải nhất. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ và xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ Hội. Phối hợp với các công ty, nhà máy có uy tín để cung ứng máy nông nghiệp,

phân bón, giống cho bà con nông dân, giúp đỡ, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, duy trì các mô hình về sản xuất lúa, xây dựng thành công mô hình sản xuất rau an toàn, “thu gom và xử lý rác thải, phân hữu cơ”, thành lập các hợp tác xã vệ sinh môi trường. Tiếp tục phát động phong trào “Sạch nhà, sạch làng, tốt ruộng”, tiếp tục triển khai câu lạc bộ không sinh con thứ 3, các nhóm bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản. Tổ chức 59 lớp tập huấn, 1762 buổi tuyên truyền phổ biến về xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ làm mới 114 nhà ở cho hội viên nghèo.

Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổ chức phát động “Tháng công nhân” và lễ tôn vinh công nhân tiêu biểu. Tham mưu đề án xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi); tổ chức tốt Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Trích quỹ “Mái ấm Công đoàn” 1.460 triệu đồng hỗ trợ, trợ cấp cho 3.914 lượt công nhân, viên chức, lao động có hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc tỉnh hà tĩnh với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)