.Triển vọng và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác kinh tế đa phương trong ASEAN+3 (Trang 51 - 54)

3.1 .Thuận lợi, khó khăn và triển vọng

3.1.3 .Triển vọng và định hướng phát triển

ASEAN+3 đã trải qua hơn 15 năm phát triển, đã trở nên cần thiết và quan trọng với tất cả các đối tác trong khuôn khổ hợp tác này. Trong tương lai, khuôn khổ hợp tác này vẫn cần thiết và quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực. Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á lần thứ hai tháng 11/2007 của các nhà lãnh đạo khu vực đã khẳng định mạnh mẽ rằng, hợp tác Đông Á được xây dựng trên nền tảng của hợp tác ASEAN + 3.

Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 13, tại Hà Nội, ngày 29/10/2010 một lần nữa tái khẳng định lại rằng tiến trình

ASEAN+3, trong đó ASEAN là động lực chính, sẽ tiếp tục là một phương tiện chủ yếu để đạt mục tiêu lâu dài về xây dựng một cộng đồng Đông Á và đóng góp cho sự phát triển bền vững trong khu vực. Đồng thời: “Ghi nhận vai trị tương hỡ và bổ trợ lẫn nhau của tiến trình ASEAN+3 và các diễn đàn khu vực như EAS và ARF trong việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng Đông Á” [24].

Những khẳng định mạnh mẽ nêu trên cho thấy quyết tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN+3 trong việc giữ vững vai trò và thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 tiến lên phía trước. Như vậy, có thể nói ASEAN+3 vẫn có cơ sở và triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức độ và tốc độ phát triển của Hợp tác ASEAN+3 trong tương lai còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực chủ quan của các nước thành viên trong khuôn khổ hợp tác này cũng như bối cảnh, môi trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ chế ASEAN+1 và “Cộng 3” trong hợp tác ASEAN+3 trong cũng đang có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ tới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, cùng với việc một loạt các FTA giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với ASEAN và FTA giữa các nước Đông Bắc Á đã và đang được triển khai.

Để thúc đẩy phát triển hợp tác ASEAN+3 trong thời gian tới, tại các kỳ hội nghị thượng đỉnh gần đây, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung-Nhật-Hàn đã đề ra phương hướng phát triển và mở rộng lĩnh vực hợp tác. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 11 ngày 20/11/2007 ở Singapore, các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhìn lại sự phát triển của tiến trình này trong 10 năm trước đó và đề ra phương hướng hoạt động của nó trong giai đoạn 2007-2017. Những phương hướng này đã được hoạch định khá rõ ràng trong Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 và Tuyên bố chung về hợp tác Đơng Á lần thứ hai và được cụ thể hóa trong Kế hoạch công tác của hợp tác ASEAN+3 (2007- 2017).

Theo đó, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã xác định rõ 4 lĩnh vực hợp tác chính trong khn khổ APT, bao gồm: hợp tác chính trị-an ninh; hợp tác kinh tế và tài chính; hợp tác về năng lượng, mơi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; hợp tác văn hóa - xã hội và phát triển. Ở mỗi lĩnh vực hợp tác trên, các nhà lãnh đạo lại đề ra các định hướng cụ thể.

Trong hợp tác chính trị và an ninh, ASEAN+3 sẽ mở rộng, tăng cường

đối thoại và hợp tác thông qua phát triển nguồn nhân lực, tiến hành đối thoại và trao đổi thường kì các biện pháp xây dựng năng lực khác để đảm bảo rằng các nước ASEAN+3 sống hịa bình với nhau và với thế giới trong một mơi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hịa.

Trong hợp tác kinh tế và tài chính, ASEAN+3 trong những năm sắp tới

sẽ nhằm vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, hướng tới một Đơng Á thịnh vượng hơn với dịng chảy tự do về hàng hóa và dịch vụ, sự di chuyển dễ dàng hơn về tư bản và lao động thông qua thúc đẩy tự do hóa và hội nhập kinh tế phù hợp với các hiệp định của WTO…

Trong lĩnh vực hợp tác về năng lượng, mơi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, sau khi khẳng định lại sự cần thiết thực hiện cách tiếp

cận hiệu quả về các vấn đề liên quan với nhau của sự thay đổi khí hậu, an ninh năng lượng và môi trường, Tuyên bố về hợp tác Đông Á lần thứ hai đặc biệt nhấn mạnh vào việc cải thiện hiệu quả của năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái sinh. Về hợp tác phát triển bền vững, các nước coi trọng việc làm giảm nhẹ và thích ứng với sự thay đổi khí hậu cũng như sự tương hợp giữa việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững và phát triển xã hội...[9]. Cùng với việc đề ra mục tiêu, các định hướng phát triển của hợp tác ASEAN+3 từ nay tới năm 2017, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 11 cịn thơng qua kế hoạch cơng tác của hợp tác ASEAN + 3 (2007-2017). Đây được

xem là kế hoạch tổng thể làm tăng cường các mối quan hệ và hợp tác ASEAN+3 theo một phương cách tồn diện và cùng có lợi cho giai đoạn 2007-2017.

Đến Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 13 tại Hà Nội tháng 10/2010, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã kiểm điểm lại những tiến bộ trong hợp tác ASEAN+3 và việc thực hiện Tuyên bố chung lần 2 về Hợp tác Đông Á và Kế hoạch Công tác ASEAN+3 (2007-2017). Đồng thời, cam kết thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực như: khuyến khích các nỡ lực hướng tới tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN+3; tăng cường kết nối giao thông trong ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước “Cộng 3”; thúc đẩy các nỗ lực nhằm thực hiện Chiến lược Toàn diện ASEAN+3 về an ninh lương thực và phát triển năng lượng sinh học; hướng tới ký kết Hiệp định về Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR). Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 còn khẳng định mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như: ngăn chặn sự bùng phát các dịch bệnh, thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 trong quản lý thiên tai, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới, đó là thơng tin và giáo dục. Ngoài các định hướng hợp tác nêu trên, các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, còn đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác làm phong phú thêm nội dung hợp tác của ASEAN+3.

Từ những cam kết, sáng kiến nêu trên, có thể thấy, hợp tác ASEAN+3 thời gian tới tiếp tục được thúc đẩy và mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ an ninh, chính trị đến kinh tế, văn hoá, giáo dục…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác kinh tế đa phương trong ASEAN+3 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)