.Hợp tác tài chính-tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác kinh tế đa phương trong ASEAN+3 (Trang 37 - 38)

2.3 .Hợp tác ASEAN+3 trong các lĩnh vực khác

2.3.2 .Hợp tác tài chính-tiền tệ

Thành tựu nổi bật nhất của Hợp tác ASEAN +3 là triển khai Sáng kiến Chiang Mai. Cho tớ i Hô ̣i nghi ̣ Bô ̣ trưởng Tài chính ASEAN +3 họp cuối năm 2006, đã có 16 hiê ̣p đi ̣nh hoán đổi song phương (BSA) được ký kết g iữa các nước Đông Á với tổng số tiền lên tới hơn 75 tỷ USD. Mă ̣c dù, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trên đã được ký kết trên cơ sở song phương , nhưng những quyết đi ̣nh của EAM +3 họp ở Chiang M ai tháng 5/2000 đã cung cấp cơ s ở pháp lý cho hợp tác tài chính - tiền tê ̣ giữa các nước ASEAN +3. Những kết quả hợp tác tài chính - tiền tê ̣ trên đã giúp các nước Đông Á , đă ̣c biê ̣t là các nước ASEAN , giảm bớt sự phụ thuộc về tài chính vào các nguồn vớn bên ngồi, đă ̣c biê ̣t là các nguồn vốn từ Mỹ và Liên minh châu Âu.

ASEAN+3 cũng đã liên kết mạnh mẽ trong việc đối phó các nguy cơ và hậu quả khủng hoảng tài chính. ASEAN+3 đã nhất trí rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, cần phải thành lập hệ thống trao đổi tiền tệ song phương, để bảo vệ đồng nội tệ của các nước trong khu vực khỏi cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ngày 5/5/2008, các Bộ trưởng Tài chính của 13 nước châu Á (gồm 10 nước ASEAN cùng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc) nhất trí thành lập một quỹ ngoại tệ trị giá ít nhất 80 tỉ USD để sử dụng trong trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đóng góp 80% số vốn của quỹ này,

trong đó Trung Quốc, Nhật Bản mỡi nước góp 32%, Hàn Quốc góp 16%; 20% cịn lại sẽ do 10 nước thành viên ASEAN (trong đó có Việt Nam) đảm trách.

Những bước tiến trong hợp tác tài chính của ASEAN+3 cũng đã đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời của một thể chế tài chính mới tại châu Á - Quỹ Tiền tệ châu Á (AMF) với Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM), chính thức có hiệu lực từ ngày 24/3/2010. Thoả thuận trên ra đời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đặt ra nhu cầu cấp thiết phải thành lập các thể chế tài chính khu vực, có chức năng, quyền hạn tương tự Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để có thể phản ứng kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác kinh tế đa phương trong ASEAN+3 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)