VAI TRÒ CỦA PHƢƠNG PHÁP QUY NẠP TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học (Trang 54 - 62)

1 Mô tả trạng thái là là đặc điểm lơgíc của các tình trạng có thể của các cá thể về các tính chất và các mối quan hệ.

VAI TRÒ CỦA PHƢƠNG PHÁP QUY NẠP TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC

TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC 2.1. Một số nội dung cơ bản của phƣơng pháp quy nạp

2.1.1. Đặc điểm của phương pháp quy nạp

Từ việc nghiên cứu các tƣ tƣởng cụ thể trong lịch sử về phƣơng pháp quy nạp, có thể hiểu: Quy nạp, theo nghĩa rộng nhất, là một hình thức tƣ duy mà trong đó tiến trình tƣ tƣởng đi từ những tri thức riêng lẻ, có ít tính chung đến những tri thức có tính chung nhiều hơn; và nhiều khi đi đến những tri thức có tính phổ biến nhƣ những ngun lý, quy luật. Nói cách khác, quy nạp là một phƣơng pháp nhận thức trong đó nhìn chung tiến trình tƣ tƣởng đi từ những tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ những vấn đề có ít tính chung hơn, từ những sự vật, hiện tƣợng đơn lẻ đến kết luận chung về một lớp sự vật, hiện tƣợng cùng loại.

Về cấu tạo của phƣơng pháp quy nạp, mỗi suy luận quy nạp gồm ba bộ phận chính: tiền đề, kết luận và cơ sở lơgíc:

1) Tiền đề là những phán đốn đơn nhất, đồng chất (hoặc cùng là khẳng định hoặc cùng là phủ định) và chúng có tính chân thực dựa trên quan sát thực nghiệm.

2) Kết luận của quy nạp là phán đốn tồn thể diễn đạt chủ yếu tri thức chung (mặc dù có thể là riêng về một số đối tƣợng của lớp nào đó). Kết luận ấy có thể là xác thực hoặc cũng có thể chỉ là xác suất.

3) Cơ sở lơgíc của quy nạp là mối liên hệ lơgíc giữa các tiền đề và kết luận, mối liên hệ đó phản ánh quan hệ khách quan giữa cái riêng và cái chung, giữa nguyên nhân và kết quả.

Cấu tạo của quy nạp cũng đã thể hiện phần nào đặc điểm của nó. Nhƣng để hiểu rõ hơn những đặc điểm đó, phải đặt quy nạp trong sự so sánh với diễn dịch, phƣơng pháp suy luận luôn đƣợc coi là ngƣợc lại với quy nạp. Nếu so sánh theo cấp độ phổ quát của các tri thức ở tiền đề và kết luận thì ta thấy diễn dịch và quy nạp có mối quan hệ ngƣợc nhau. Tuy nhiên, quy nạp không đứng riêng, tách rời trong hệ thống các suy luận mà gắn liền với diễn dịch.

Quy nạp và diễn dịch ln có mối quan hệ biện chứng với nhau, khơng có diễn dịch thiếu quy nạp và khơng có quy nạp thiếu diễn dịch, hay nói cách khác, nếu khơng có chung nhận thức bằng con đƣờng quy nạp thì khơng thể có suy luận diễn dịch dựa trên những tri thức ấy, đến lƣợt mình, các suy luận diễn dịch, trong khi cho các tri thức riêng hay đơn nhất thì cũng bằng cách này hay cách khác tạo ra cơ sở nghiên cứu quy nạp về các đối tƣợng riêng rẽ hay các nhóm của chúng và suy ra, để nhận đƣợc tri thức chung mới. Có thể nói rằng, khơng có sự tiến bộ của tri thức nhân loại nếu thiếu mối quan hệ qua lại, bền chặt giữa diễn dịch và quy nạp. Tuy nhiên, quy nạp và diễn dịch vẫn có nhiều điểm khác nhau. Nếu ở diễn dịch, tiền đề là những phán đốn tồn thể (hoặc bộ phận), không đƣợc tất cả là phủ định (nhƣ trong tam đoạn luận) và tính chân thực của chúng đã đƣợc xác lập một cách chắc chắn thì ở quy nạp tiền đề là những phán đoán đơn nhất, đồng chất (phải hoặc cùng là khẳng định, hoặc cùng là phủ định). Chúng mang tính chân thực dữ kiện dựa trên quan sát kinh nghiệm hoặc thực nghiệm. Nhƣng trong suy luận diễn dịch mà rõ nhất là trong tam đoạn luận có 8 quy tắc chung, trong đó có hai quy tắc quy định: Nếu 2 tiền đề là phán đốn phủ định thì khơng có kết luận xác định, ít nhất một trong chúng phải là phán đốn khẳng định. Và một quy tắc nữa: Khơng thể rút ra kết luận từ tiền đề là hai phán đốn bộ phận, ít nhất một trong chúng phải là phán đốn tồn thể. Cịn quy nạp cho ta tri thức mới dƣới dạng những khái quát bản chất hơn về các dữ kiện riêng nhờ kết quả quan sát thực nghiệm, thí nghiệm,… Đó có thể là những khái quát thuần túy kinh nghiệm đơn giản nhất đƣợc rút ra hoạt động thực tiễn nhƣ:

“Đêm tháng năm chƣa nằm đã sáng. Ngày tháng mƣời chƣa cƣời đã tối.”

Hoặc cũng có thể là những khái quát chung và sâu sắc mang tính khoa học và triết học.

Đó là điểm khác nhau cơ bản về tiền đề giữa diễn dịch và quy nạp. Còn về kết luận, kết luận của quy nạp là phán đốn tồn thể, diễn đạt chủ yếu tri thức chung về một lớp đối tƣợng nào đó, đồng chất với phán đốn tiền đề. Trong khi đó, kết luận ở diễn dịch có thể là phán đốn bộ phận hoặc phán đốn đơn nhất.

Có thể thấy rõ hơn điều này qua các ví dụ cụ thể đƣợc đề cập tới ở sau. Nhƣng điểm đáng lƣu ý hơn nữa là nếu trong diễn dịch, kết luận ln xác thực khi có các tiền đề chân thực và suy diễn đúng quy tắc thì trong quy nạp, kết luận lại có thể xác thực mà cũng có thể là xác suất. Trong trƣờng hợp thứ hai thì mức độ xác suất có thể rất khác nhau, từ những khái quát có xác suất thấp, gần đúng, đến những khái quát chính xác, rất xác định, gần nhƣ xác thực.

Ta có ví dụ cụ thể về suy luận diễn dịch nhƣ sau:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mƣa Hơm nay vắng sao

Hơm nay mƣa

Với ví dụ trên, kết luận của suy luận diễn dịch có thể là phán đoán bộ phận hoặc đơn nhất. Còn kết luận của suy luận quy nạp bắt buộc là tồn thể, nhƣ ví dụ về quy nạp hoàn toàn sau đây:

Tháng 4 ở miền Bắc có nắng nóng, khơng khí oi bức Tháng 5 ở miền Bắc có nắng nóng, khơng khí oi bức Tháng 6 ở miền Bắc có nắng nóng, khơng khí oi bức Tháng 4, tháng 5, tháng 6 là các tháng mùa hè ở miền Bắc Kết luận: Mùa hè ở miền Bắc nắng nóng và khơng khí oi bức

Một đặc điểm nữa liên quan đến kết luận của quy nạp, đó là trong quy nạp, ngoại trừ quy nạp liệt kê hồn tồn (ít có giá trị trong nhận thức khoa học), hội các tiền đề và phủ định kết luận không mâu thuẫn nhau. Đây là một đặc điểm trái ngƣợc với kết luận của suy luận diễn dịch. Nếu trong suy luận diễn dịch đúng, kết luận đƣợc suy ra từ các tiền đề một cách tất yếu thì đồng nghĩa với hội các tiền đề và phủ định kết luận là mâu thuẫn nhau. Giả sử ta có ví dụ về suy luận diễn dịch đúng nhƣ sau:

Mọi số có số tận cùng là 0 hoặc 5 đều chia hết cho 5 10005 là số có số tận cùng là 5

Suy luận trên là đúng bởi kết luận đƣợc tất yếu suy từ các tiền đề theo đúng các quy tắc của tam đoạn luận loại hình một (thuật ngữ giữa là chủ từ ở tiền đề lớn và vị từ ở tiền đề nhỏ), đây cũng là phép toán quen thuộc mà tất cả mọi ngƣời đều công nhận. Do đó, nếu phủ nhận kết luận, tức là khẳng định “10005 không chia hết cho 5” sẽ dẫn đến mâu thuẫn với các tiền đề đã nêu. Ta có ví dụ sau:

Vàng là chất rắn Đồng là chất rắn Nhôm là chất rắn

Sắt là chất rắn… vàng, đồng, nhôm, sắt… là kim loại Kết luận: Tất cả các kim loại là chất rắn.

Ở ví dụ trên, vào thời điểm đƣa ra kết luận ngƣời ta chƣa biết đến “thủy ngân” là kim loại nhƣng lại không phải là chất rắn, tức là chƣa biết đến trƣờng hợp mâu thuẫn với kết luận chung. Đó là một điểm tất yếu và dễ hiểu. Bởi nhƣ John Stuart Mill trong tác phẩm “Hệ thống lơgíc học tam đoạn luận và quy nạp” đã viết “Nếu nhƣ khi kết luận rằng tất cả các động vật đều có hệ thần kinh thì chúng ta cũng phải hiểu nhƣ khi nói rằng “tất cả các động vật đƣợc biết, khơng hơn” thì câu đó khơng nói về cái chung và q trình dẫn đến cái đó khơng phải là quy nạp. Nhƣng nếu chúng ta cho rằng sự quan sát các loại động vật khác nhau đã mở ra cho chúng ta quy luật về bản chất của động vật và chúng ta có quyền khẳng định sự hiện diện của hệ thống thần kinh thậm chí ở các động vật mà chúng ta cịn chƣa tìm ra đƣợc thì q trình đó, quả thực là quy nạp” [trích theo 70, 109].

Nguyên nhân trên còn dẫn đến hậu quả tƣơng tự đối với kết luận của quy nạp. Bởi vì trong lơgíc quy nạp, các sự vật đƣợc đánh giá bằng quan sát, thực nghiệm, kinh nghiệm. Trong khi đó, từ tri thức kinh nghiệm để đi đến các kết luận chung tất yếu vẫn đang là vấn đề nan giải hoặc q khó khăn. Chính vì thế, trong diễn dịch, kết luận có thể tất suy từ các tiền đề thông qua các quy tắc đúng. Tức là nếu tiền đề đúng, suy luận đúng thì kết luận sẽ đúng. Còn ở quy nạp, các

tiền đề chân thực nhƣng kết luận vẫn có thể sai nhƣ trƣờng hợp ví dụ ở trên (khi ngƣời ta phát hiện ra “thủy ngân” là kim loại nhƣng không phải là chất rắn).

Ngoài ra, điểm khác nhau giữa diễn dịch và quy nạp còn ở chỗ, trong khi kết luận của diễn dịch luôn nằm trong phạm vi tác động của các tiền đề, thì kết luận của quy nạp lại thƣờng vƣợt ra khỏi phạm vi ấy, trừ trƣờng hợp quy nạp hồn tồn. Trong quy nạp hồn tồn thì số đối tƣợng ở kết luận trùng khít với số đối tƣợng đã đƣợc phản ánh ở các tiền đề. Do vậy, kết luận của quy nạp hoàn toàn sẽ là chân thực nếu các tiền đề chân thực, tuy nhiên quy nạp hoàn toàn chỉ dùng để nghiên cứu những lớp đối tƣợng hữu hạn với số đối tƣợng chính xác nên khơng có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học vì khoa học thƣờng phải nghiên cứu các lớp vô hạn đối tƣợng. Cịn quy nạp khơng hồn tồn thì trên cơ sở nghiên cứu một phần đối tƣợng của lớp mà suy ra kết luận về toàn bộ đối tƣợng của lớp. Kết luận của quy nạp khơng hồn tồn khơng phải là sự tất suy từ tiền đề mà có sự thun chuyển lơgíc tri thức từ phần đã nghiên cứu sang toàn bộ đối tƣợng còn lại của lớp chƣa đƣợc nghiên cứu.

Trên đây hầu nhƣ chỉ nói đến đặc điểm của quy nạp cổ điển ở dạng liệt kê khơng hồn tồn. Cịn quy nạp loại trừ hay quy nạp dựa trên liên hệ nhân quả thì cũng có những đặc điểm khác. Tuy nhiên các loại hình quy nạp nhìn chung đều có đặc điểm giống nhau dễ nhận ra là kết luận đều mang những đặc điểm không tất yếu rút ra từ các tiền đề hay nói cách khác là luôn mang đặc điểm xác suất. Điều này xảy ra là do khó khăn của phƣơng pháp dựa trên mối liên hệ nhân quả là ở chỗ ta khơng thể khẳng định đƣợc là chúng ta đã tìm đƣợc tất cả các nguyên nhân của các hiện tƣợng hay chƣa. Khó khăn này gắn liền với tính hạn chế của quan sát và thực nghiệm, tức là gắn với phƣơng pháp nhận thức bằng kinh nghiệm.

2.1.2. Một số phương pháp nhận thức bằng quy nạp

Có bốn phƣơng pháp nghiên cứu quy nạp cơ bản: Phƣơng pháp giống nhau duy nhất, phƣơng pháp khác biệt duy nhất, phƣơng pháp cộng biến (hay phƣơng pháp biến đổi kèm theo), phƣơng pháp phần dƣ.

Phương pháp giống nhau duy nhất đòi hỏi ngƣời nghiên cứu quan sát các

hiện tƣợng, so sánh đối chiếu các nguyên nhân khác nhau cùng gây ra một hiện tƣợng rồi tìm ra trong chúng một sự giống nhau nào đó thì đó có thể là chính nguyên nhân gây ra hiện tƣợng. Phƣơng pháp này địi hỏi làm thí nghiệm, quan sát kiên trì, lặp đi lặp lại nhiều lần mới có khả năng đƣa ra kết luận tƣơng đối chính xác, sơ đồ của phƣơng pháp này nhƣ sau:

Trƣờng hợp Các hoàn cảnh xảy ra trƣớc Các hiện tƣợng quan sát đƣợc

1 A B C a b c

2 A D E a d E

Kết luận A có thể là nguyên nhân của a

Nếu nhƣ trong trƣờng hợp đầu chúng ta có các hồn cảnh A, B, C; trong quá trình quan sát hoặc thực nghiệm ta thấy xuất hiện các kết quả a, b, c. Trong trƣờng hợp thứ hai chúng ta có các hồn cảnh A, D, E – trong quá trình quan sát hay thực nghiệm ta thấy xuất hiện các kết quả a, d, e, khi đó có thể đi đến các kết luận nhƣ sau: b, c khơng phải là kết quả của A, vì b, c vắng mặt trong trƣờng hợp sau (trong khi hoàn cảnh A vẫn tồn tại). Tƣơng tự d, e không phải là kết quả của A vì d, e khơng xuất hiện ở trƣờng hợp thứ nhất, (trong khi nguyên nhân A vẫn có). Tất cả những gì cấu thành nội dung thực của A, cần phải xuất hiện ở cả hai trƣờng hợp.

Hơn nữa, hiện tƣợng a không thể là kết quả của D và E vì a đã xuất hiện ở trƣờng hợp đầu (trong khi D, E không tồn tại với tƣ cách là những nguyên nhân). Tƣơng tự, a cũng không thể là kết quả của B, C vì nó đã xuất hiện trong trƣờng hợp hai (trong khi B, C khơng tồn tại). Vì vậy A là ngun nhân của a.

Để cho A là nguyên nhân duy nhất của a, chúng ta cần phải biết rằng chúng ta chỉ ra tất cả các nguyên nhân của các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Phương pháp khác biệt duy nhất đƣợc xây dựng trên cơ sở các hiện tƣợng

ở trong nhiều mối quan hệ là giống nhau nhƣng vẫn có thể khác nhau ở một số điểm nào đó mà sự tồn tại của điểm khác biệt này có thể ảnh hƣởng đến sự tồn tại của hệ quả. Phƣơng pháp này địi hỏi ngồi sự quan sát cịn phải tiến hành

nhiều thí nghiệm nhằm tìm ra điểm khác biệt có tính tiên quyết đối với sự tồn tại của hệ quả. Do vậy, ở phƣơng pháp này, sự quan sát chỉ là bƣớc đầu và không mang tính chất quyết định nhƣ ở phƣơng pháp trên. Ta có bảng sau:

Trƣờng hợp Các hồn cảnh xảy ra trƣớc Các hiện tƣợng quan sát đƣợc

1 A B C a b c

2 B C b c

Kết luận Có khả năng A là nguyên nhân của a

Nếu nhƣ trong phƣơng pháp trên chúng ta loại bỏ những hoàn cảnh khác nhau, chỉ giữ lại hoàn cảnh giống nhau duy nhất trong tất cả các trƣờng hợp quan sát,… thì phƣơng pháp khác nhau duy nhất, vấn đề ngƣợc lại. Chúng ta đòi hỏi hai trƣờng hợp giống nhau trong bất kỳ quan hệ nào khác nhƣng khác biệt với nhau ở một hồn cảnh nào đó mà sự vắng mặt hoặc có mặt của nó sẽ dẫn đến sự xuất hiện hay không xuất hiện hiện tƣợng đƣợc quan tâm xem xét. Nếu chúng ta muốn khám phá tác động của nguyên nhân A, thì chúng ta cần phải đạt đƣợc trong một trƣờng hợp cần nghiên cứu nào đó. Ví dụ, so sánh tác động của hồn cảnh A, B, C trong điều kiện vắng A. Nếu A, B, C gây ra a, b, c và B, C gây ra b, c thì có lẽ rằng A là nguyên nhân của a. Hoặc, để tìm nguyên nhân của a và biết rằng các hiện tƣợng A, B, C là nguyên nhân của a, b, c thì chúng ta phải tìm ra những trƣờng hợp khác, trong đó những hiện tƣợng còn lại b, c xuất hiện thiếu a. Nếu trong trƣờng hợp này chứng cứ xảy ra trƣớc là B, C thì chúng ta có thể chỉ ra rằng A là nguyên nhân của a, hoặc một mình A, hoặc A kết hợp với những hiện tƣợng khác, là nguyên nhân của a.

Phƣơng pháp này có ƣu thế trong những trƣờng hợp thực nghiệm nhiều hơn là quan sát, còn phƣơng pháp giống nhau duy nhất thƣờng đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp, hoàn cảnh khơng thể tiến hành thí nghiệm. Phƣơng pháp khác biệt duy nhất khơng chỉ giúp tìm ra những nguyên nhân, mà cả những quy luật.

Phương pháp biến đổi kèm theo (hay phƣơng pháp cộng biến). Bản chất

tƣợng cũng thay đổi theo và do đó đi đến kết luận: có thể bối cảnh đó là nguyên nhân gây ra hiện tƣợng. Phƣơng pháp này đòi hỏi vừa quan sát, vừa chọn ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)