1.3 .Mối quan hệ cộng sinh với độngvật phi nhân
2.1. Mơ hồ sinh thái về quyền lực của tự nhiên
Trước đây, con người rất ít khi coi trọng quyền lực của tự nhiên, họ coi những thứ tồn tại trong thiên nhiên chỉ là một phần của tạo hóa và tạo hóa sắp đặt mọi thứ chỉ để phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Đứng trước tự nhiên, con người thoải mái thể hiện vai trò làm chủ, thống trị của mình. Nhưng
nhiều năm trở lại đây, sự “kính ngưỡng tự nhiên” đã xuất hiện rất nhiều trong văn học, không chỉ văn học Châu Á – nơi được coi là hòa hợp, yêu thương thiên nhiên nhiều hơn mà nó còn hiển hiện ở nhiều nền văn học của Phương Tây. Nếu con người cứ mang cái nhìn vô thần về tự nhiên thì ắt hẳn có nhiều điều bất ổn, không hợp lý bởi lẽ tự nhiên vốn dĩ đã là một bí ẩn lớn đối với con người. Thực tế khủng hoảng môi trường sinh thái, sự “trả thù” của tự nhiên với nhân loại hiện nay cho thấy, con người tự cho mình cái quyền được khai thác, “phá hủy” tự nhiên thì nó cũng có thể phá hủy lại chính con người và con người sẽ được “tận hưởng” những hệ quả khủng khiếp từ chính hành động của mình với môi trường. Nhưng con người lại đang sống trong một thời đại khoa học, kĩ thuật, nhu cầu, lợi ích kinh tế bao giờ cũng sẽ lớn hơn những mơ hồ về sự thiêng nào đó. Chính vì thế, con người dù muốn hay không cũng đã vô tình có sự mơ hồ về quyền lực của tự nhiên.
Trong tiểu thuyết Cuộc đời của Pi, Yann Malter mang đến cho người đọc về sự đa dạng sinh thái. Trong tác phẩm, rất nhiều hình ảnh của tự nhiên hiện lên đầy quyền lực nhưng con người lại mơ hồ về quyền lực của tự nhiên. Ngay trong vườn thú Pondicherry, dù những động vật phi nhân đang bị nhốt ở trong những chiếc chuồng hay lồng giam để cho con người vào đó thỏa sức ngắm nhìn, thậm chí trêu trọc nhưng chính những người luôn cho mình cái quyền được điều khiển thế giới phi nhân cũng không biết thế giới đó cũng ẩn chứa nhiều quyền lực. Họ nghĩ rằng những động vật phi nhân một khi đã bị nhốt vào chuồng rồi thì chúng vô hại nhưng lúc đó chúng sẽ “chiếm lĩnh cái không gian của nó trong vườn thú đúng theo cách nó chiếm lĩnh một không gian mới trong hoang dã, thăm dò và đánh dấu không gian ấy theo cách thường làm của giống loài mình” [20; 53]. Nhưng sau khoảng thời gian làm nghi lễ “dọn vào” thì “nó sẽ không cảm thấy như một kẻ thuê nhà hồi hộp, càng không như một tù nhân, mà như một chủ nhà hẳn hoi, và nó sẽ hành xử như hệt khi nó ở ngoài hoang dã, nghĩa là sẽ bảo vệ cái lãnh thổ ấy của nó cho đến cùng nếu bị xâm phạm” [20; 53]. Đứng trước những
động vật phi nhân đó, người đi xem thú có những phản ứng và thái độ khác nhau. Có người thì chỉ đứng ở ngoài với một khoảng cách an toàn và ngắm nhìn chúng bắng ánh mắt có phần kiêng nể, nhưng cũng có nhóm khách cho rằng mình có thể là người cứu vớt những con vật trong lồng giam kia và cho chúng một “tự do khác” mà không biết rằng tự nhiên có quyền lực của nó. Bình thường, rất nhiều người đều biết rằng, hổ mang là môt loài rắn cực kì nguy hiểm, tránh xa nó càng tốt, thế nhưng ở vườn thú của gia đình Pi, người ta vẫn thấy cảnh tượng khách thăm quan bắt trộm một con rắn hổ mang vì “ông ta là người thổi kèn vừa chết mất con hổ mang của mình”. Người khách tham quan này tự tin rằng tiếng kèn của mình có thể sẽ điều khiển được con rắn – một đại diện nguy hiểm của tự nhiên nhưng ông ta đâu có lường trước được tình huống, tiếng kèn kia sẽ kích thích bản chất điên dại của con rắn, nó sẽ nổi giận và thể hiện quyền lực của nó. Cuối cùng “cả hai đều được cứu thoát: con hổ mang thì thoát khỏi cuộc sống bị nô lệ và thứ nhạc tồi tệ kia, còn người ấy thì thoát khỏi toi mạng vì hổ mang cắn” [20; 75].
Đứng trước động vật phi nhân, con người rất dễ có những mơ hồ về sinh thái nhất định. Một loài động vật có thể mang đến cho một người hay một nhóm người có hành vi tích cực nhưng cũng có thể mang đến cho nhóm người khác những hành vi tiêu cực. Điều đó, xuất phát từ việc mơ hồ về quyền lực của tự nhiên. Với một số người, khi biết một con hồ bị xổng chuồng đang chốn chạy ở đâu đó. Họ đã dốc toàn lực để đi bắt lại con hổ đó, trong quá trình đi “truy nã” con vật kia, họ đã gặp một con Hổ khác và không ngần ngại giương súng bắn chết nó để trừ hậu họa về sau. Nhóm người đó cũng không cần biết con hổ đó có phải là đối tượng mà mình đang truy đuổi không. Ngay cả khi họ phát hiện ra sự nhầm lẫn này vì con hổ bị giết là một con hổ mẹ và con của nó thì đang chờ mẹ về nhưng nhóm người đi săn đó cũng đã không thả chú hổ con về rừng, nơi mà vốn dĩ thuộc về nó. Người ta, mang nó về và lại nhốt nó ở trong vườn thú. Cùng giống loài hổ đó, ông chủ vườn thú Pondicherry đã dạy cho những đứa con của
mình bài học về quyền lực của tự nhiên, đặc biệt là các loài hổ. Ông cho anh em Pi chứng kiến cái cách mà một con hổ Bengan đứng trước môt con mồi như thế nào, nó sẽ ăn tươi nuốt sống ngay lập tức những ai đang xâm phạm lãnh thổ của nó. Mặc dù Pi “hoàn toàn cố tình khoác cho các con vật hoang dã những bộ cánh hiền lành” nhưng Pi chưa bao giờ “mụ mị đến hoang tưởng về bản chất thực sự của chúng”. Dù có ngây thơ đến mấy thì anh cũng không ngu ngốc mà “ngứa ngáy đến mức bước chân vào chuồng một con thú dữ ăn thịt được kia chứ”. Nhưng con người thật buồn cười, biết hổ là loài đông vật nguy hiểm, nó có sức mạnh ghê gớm, khi phải đối mặt trực tiếp với nó thì chỉ có mất mạng nhưng người ta lại vẫn muốn bắt giữ và giam cẩm, cung cấp thức ăn, nơi ở cho nó, tìm cách thuần hóa nó nhưng cuối cùng vẫn luôn phải đề phòng sức mạnh, quyền lực của nó. Ở các đoàn xiếc thú, người huấn luyện viên biết thừa những con hổ có thể quay lại tấn công mình bất cứ lúc nào, chỉ một phút lơ đễnh, để mất vị trí đầu đàn thì người điều khiển sẽ trở thành miếng mồi cho con hổ nhưng họ vẫn làm, họ tin vào việc cho con thú dữ ăn, tin vào việc có thể dùng roi, còi là có thể duy trì được quyền lực của mình trong sân chơi đó. Điều này rất mong manh và có thể phá vỡ bất cứ lúc nào vì trên thực tế, rất nhiều người huấn luyện viên đã trở thành miếng mồi ngon của chúng.Không chỉ với hổ mà ngay cả với những loài như sư tử cũng mang đến những phán ứng và hành vi khác nhau ở mỗi người. Có thể, với gia đình Pi, sư tử cũng là một loài nguy hiểm không khác gì hổ và đừng có dại dột gì mà thò tay vào chuồng của chúng, đừng có dại dột gì mà trêu ngươi chúng nhưng với một võ sĩ karate có đai đen ơ Australia thì cho rằng, anh ta muốn chứng tỏ sức mạnh của mình với sư tử, anh ta tìm cách chui vào chuồng của nó và “tỉ thí” để phân cao thấp với sư tử. Và kết quả phần thắng dĩ nhiên thuộc về chú sư tử vì “người ta chỉ tìm thấy một nửa thi thể của hắn vào sáng hôm sau” [20; 85]. Không biết sau khi chui vào chuồng của sư tử, anh chàng võ sĩ xấu số này có tung được một đòn chí mạng nào đến con sử tử chưa, anh ta đã chạm được đến người của nó chưa chỉ biết rằng anh ta đã thua cuộc một cách
thậm tệ. Tất cả các con vật khác trong vườn thú này đều được cha của Pi giới thiệu và lường trước cho anh em Pi về quyền lực của chúng với một thông điệp đừng coi thường sức mạnh của thiên nhiên, sức mạnh của động vật phi nhân mặc dù chúng đang được thuần hóa, đang ở trong vùng đất của con người nhưng chúng mang bản chất hoang dã và có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, càng tránh xa chúng càng tốt. Thế nhưng ông chủ vườn thú này không ngại thu mua những con thú nguy hiểm đó về vườn thú của mình, liệu đó có phải là sẽ rước họa vào thân, thấy chúng nguy hiểm tại sao không chọn cách thả chúng về hoang dã, nơi mà con người sẽ không bao giờ đặt chân đến nhưng theo Pi thì ông là người “có tài chỉ cần nhìn một con vật là có thể đoán được nó đang nghĩ gì” và chỉ cần có phương thức để rút ngắn khoảng cách “bỏ chạy” giữa con người và con thú là “những hiểu biết của ta về con vật, là thức ăn và nơi ẩn nấp mà ta cho nó, và những biện pháp bảo vệ khác mà ta có thể áp dụng” [20; 90]. Khi thành công, người chủ vườn thú này sẽ được “một con vật hoang yên tâm và thoải mái không những sẽ ở yên mà còn khỏe mạnh, sống lâu, ăn uống ngoan ngoãn, hành xử và giao đãi một cách tự nhiên và hay nhất là bắt đầu sinh con đẻ cái” [20; 90]. Con người thật lạ lùng, sợ hãi mà không tránh xa, đây chẳng phải đều bắt nguồn từ sự mâu thuẫn trong nhận thức về tự nhiên hay sao?
Sống trong thời đại công nghệ thông tin, khoa học phát triển, khi đứng trước một loài thú nguy hiểm nào đó ở thế giới tự nhiên, sẽ có những nhóm người sợ hãi mà xa lánh chúng nhưng cũng có những nhóm người muốn thể hiện bản lĩnh, sức mạnh đứng trên bất cứ loài vật nào thì sẽ tìm cách săn bắt và giết hại loài thú đó. Yann Martel đã đề cập đến một cách hành xử khá phổ biến của con người đối với động vật phi nhân, đó là giết hại động vật. Khi một con báo đen cái trốn khỏi vườn thú Zurich vào năm 1933, người dân ở vùng đó đã rất hoảng hốt nhưng họ đặt bẫy, thả chó săn để bắt con báo đó lại. Nhưng suốt mấy tuần lễ liên tiếp, họ không tìm thấy tung tích của con thú đó đâu và cuối cùng “một người lao công tình cờ bắt gặp nó trong một nhà chứa thóc cách thành phố hai mươi lăm dặm và
dùng súng bắn chết nó” [20; 94]. Bằng một cách gián tiếp, nhà văn người Canada này cũng chỉ ra rằng hành động của họ thật “buồn cười”. Bởi vì “nếu ta dốc ngược thành phố Tokyo và lắc nó như đổ rác, ta sẽ phải kinh ngạc vì số lượng các thú vật sẽ rơi ra. Nó sẽ dốc ra không phải chỉ có chó với mèo đâu, tôi cam đoan thế. Trăn, rồng Komodo, cá sấu, cá răng hổ, đà điểu, chó sói, cáo, gấu cây, nhím, khỉ độc, lợn lòi… Đó sẽ là những thứ sẽ rơi như mưa xuống đầu ta” [20;94]. Vậy mà con người lại mong là tìm thấy hết và có thể bắt, giết hết những loài động vật này ư? Hành động của họ đối với động vật phi nhân, đối với thế giới tự nhiên chẳng qua chỉ là một minh chứng cho sự mâu thuẫn, mơ hồ của họ về quyền lực của chính mình và về quyền lực của tự nhiên.
Ở một diễn biến khác của câu chuyện, khi cùng gia đình và những con thú di chuyển đến Canada trên con thuyền to lớn, trong khi mọi người đang nghỉ ngơi thì Patel lại muốn đi khám phá không gian bên ngoài với những tiếng động lạ lùng. Thông thường, chỉ nghe thấy có bão thôi cũng sẽ mang đến những cảm giác lo lắng ở nhiều người và con người ngay lập tức sẽ tìm một nơi trú ẩn an toàn cho mình nhưng khi nghe thấy những tiếng động bên ngoài, Pi vẫn muốn được khám phá, biết là bão nhưng anh cho rằng với một con tàu hàng được làm một cách kiên cố như thế này thì sẽ không bao giờ đắm được. Thế là, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra, Pi vễn lên boong tàu để ngửa mặt đón bão, điều này mang đến cho Pi một cảm giác thích thú vì được phiêu lưu mạo hiểm. Thiên nhiên đang gào thét, đang thể hiện quyền lực của mình trước những con người nhỏ bé nhưng Pi cho rằng đó mới là phiêu lưu, dù người đã lạnh cóng, ướt sũng nhưng anh vẫn phải gào lên “Hỡi Canada ta đến đấy”. Pi không biết được một sự nguy hiểm đang xảy ra, sự gào thét của thiên nhiên đang ngày một lớn mạnh, mạnh đến nỗi “trước mắt tôi là một khung cảnh hoành tráng của gió và nước, một trận động đất của các giác quan mà ngay cả Hollywood cũng không thể bày đặt ra được” [20; 198]. Giữa hoàn cảnh đó, Pi cho rằng mình là một khán giả
khích. Dù là một người rất chú ý đến mối quan hệ giữa con người với vạn vật xung quanh thiên nhiên nhưng hành động này của Pi, có lẽ xuất phát từ việc thích được cảm nhận tự nhiên bằng da thịt của mình giống như những lần Pi cầu nguyện dưới những vùng đất khác nhau đều cảm nhận được sự sống dưới chân mình và từ chính sự mơ hồ về sức mạnh của thiên nhiên. Đến khi nhìn thấy cái xuồng cứu hộ không nằm ngay ngắn trong vị trí lơ lửng của nó, khi cả sườn tàu đã đen sì thì lúc đấy, Patel mới thực sự lo lắng và nghĩ đến lúc phải trở vào trong tàu. Nhưng một khi, thiên nhiên mà lên tiếng thể hiện sức mạnh của mình thì đâu phải chỉ để dọa chơi con người, cơn bão đại diện cho tự nhiên như đang chứng minh với con người sức mạnh của nó giữa Thái Bình Dương này. Giống như cách con người đuổi tận giết cùng một loài thú hoang dã nào đó thì lúc này tự nhiên đang gào thét và cũng phải làm đến tận cùng thì mới chịu dừng lại. Lúc này, Pi không còn cảm thấy thú vị nữa mà anh cảm thấy sợ hãi. Chỉ vài phút trước đây, Pi tin rằng cơn bão sẽ không thể làm chìm con tàu kiên cố này được, anh vẫn tận hưởng niềm vui của mình trước thiên nhiên thì đến bây giờ chính cơn bão đó lại làm cho anh hoang mang vì nó đang làm con tàu chìm dần và chìm hẳn xuống đáy Thái Bình Dương. Rất may mắn cho Pi vì chính sự tò mò đã đem lại sự sống cho anh trước cơn giận dữ của thiên nhiên. Tàu đắm và người sống sót duy nhất là Pi.