1.3 .Mối quan hệ cộng sinh với độngvật phi nhân
3.2. thức sinh thái qua triết lí tôn giáo của Pi
Cuộc đời của Pilà một cuốn tiểu thuyết bàn đến rất nhiều về các triết lí, lí thuyết và cách thực hành về sự đa dạng sinh thái. Lấy bối cảnh từ một vùng đất của Ấn Độ, Yann Martel đã khai thác rất nhiều đến vấn đề văn hóa, tôn giáo, tâm linh của vùng đất này. Ấn Độ là một đất nước cùng tồn tại khá nhiều các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Một trong những tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ mà Yann Martel đề cập đến là Hinđu giáo. Đạo Hindu không có một Giáo chủ riêng, cũng không có một kinh thánh riêng mà dựa theo một số các bản kinh như Vedas, Upanishads, Puranas, Bhagavad Gita và các thiên sử thi Mahabharata và Ramayana đã đưa ra các hướng dẫn về tôn giáo và thực hành nghi lễ. Nó có nhiều giáo lý và nghi thức thực hành khác nhau nhưng xoay quanh Brahman, một đấng siêu nhiên được thờ cúng dưới nhiều hình thức. Brahman là một linh hồn bất tử hiện diện trong tất cả mọi thứ và được đại diện bởi một nhóm ba vị thần bao gồm Brahman – đấng Sáng tạo, Vishnu – người Bảo quản và Shiva – đấng Hủy diệt và Tái tạo. Người theo đạo Hindu tin vào việc thờ cúng thần linh. Nhiều tín đồ mộ đạo có bàn thờ tại nhà với hình ảnh của vị thần mà họ tôn thờ nhất để hàng ngày họ làm lễ cầu nguyện và dâng hương, hoa, trái cây. Các tín đồ Hindu đến đền thờ hàng tuần hoặc trong các dịp lễ hội đặc biệt, tại đó ngoài việc dâng đồ cúng cho các vị thần họ còn nghe các thầy tu tụng kinh. Tín đồ tin rằng các vị thần này sẽ đáp lại lời cầu nguyện của họ, đánh đuổi cái ác và đưa ra những lời khuyên răn trong thế giới thực. Là một người đi nhiều, am hiểu về các vùng văn hóa khác nhau, Yann Martel có một cái nhìn toàn cảnh về các tôn giáo của Ấn Độ. Vì thế, bên cạnh việc mang vào trong tác phẩm của mình bóng dáng của Hinđu giáo mà ông còn đề cập đến một trong những tín ngưỡng lớn của mảnh đất này là Hồi giáo. Người hồi giáo tin rằng có một Chúa Trời toàn năng, tên là Allah, là Đấng cao cả vô cùng và vượt trội hơn loài người. Thánh Allah được xem như là đấng sáng tạo vũ trụ và là nguồn gốc của mọi điều thiện cũng như ác. Mọi điều xảy ra là theo ý muốn của Allah. Thánh Allah đầy quyền uy và là một quan tòa nghiêm khắc, sẽ thương xót với các tín đồ phụ thuộc số lượng
việc thiện và sự sùng đạo trong đời sống của họ. Mối quan hệ của những tín đồ với Allah giống như mối quan hệ của một đầy tớ. Đối với nhiều người, thì đạo Hồi đáp ứng được sự chờ đợi của họ về tôn giáo và Chúa Trời. Hồi giáo dạy rằng có một Chúa Trời tối cao, Đấng được tôn thờ qua các việc thiện và các lễ nghi tôn giáo hà khắc. Sau khi chết thì người đó sẽ được ban thưởng hoặc bị trừng phạt tùy theo lòng thành đối với tôn giáo của họ. Bên cạnh hai tín ngưỡng lớn là Hinđu và Hồi giáo, một tôn giáo lớn khác cũng rất phổ biến ở người Ấn Độ cũng được Yann Martel khai thác. Các cơ đốc nhân tin vào một Đức Chúa Trời yêu thương là Đấng đã bày tỏ về chính Ngài và có thể được nhận biết một cách cá nhân trong đời sống này. Với Chúa Giê-xu, thì sự tập trung của con người không phải là các lễ nghi tôn giáo hay thể hiện các việc làm lành, nhưng là sự vui thích về mối quan hệ với Đức Chúa Trời và tăng trưởng trong sự nhận biết Ngài nhiều hơn. Người cơ đốc xem Kinh thánh là sứ điệp được viết ra của Đức Chúa Trời dành cho loài người. Ngoài việc đó là sự ghi chép mang tính lịch sử về đời sống và những phép lạ của Chúa Giê-xu, Kinh thánh bày tỏ về tính cách của Đức Chúa Trời, tình yêu và lẽ thật của Ngài, và làm thế nào để một người có thể có mối quan hệ với Ngài. Dù một Cơ đốc nhân đang đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào trong đời sống của mình, họ vẫn có thể tự tin quay về với Đức Chúa Trời quyền năng và khôn ngoan, Đấng hoàn toàn yêu mến họ. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện và đời sống đó có ý nghĩa khi họ sống tôn thờ Ngài. Tuy nhiên, việc Yann Martel cùng lúc nói về các tín ngưỡng tôn giáo của Ấn Độ không phải là chỉ để giới thiệu sự đa dạng trong nét văn hóa tâm linh của quốc gia này. Mà thông qua cách thực hành các tín ngưỡng tôn giáo, nhà văn muốn đề cập đến cách hành xử đạo đức của con người với con người, với thế giới xung quanh.
Trongtác phẩm của mình,Yann Martel không dừng lại ở việc chỉ đề cập đến vấn đề sinh thái đơn thuần mà ông còn dành rất nhiều trang viết của mình về một vấn đề tưởng chừng không liên quan đến sinh thái nhưng đó lại là vấn đề về tinh thần. Một xu hướng mới, đang rất được quan tâm trong giới nghiên cứu về môi trường: sinh thái tinh thần – đưa tinh thần vào giải quyết các vấn đề môi trường.
Yann Martel nhìn thấy một cách rõ ràng niềm tin tôn giáo, những giá trị tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với sinh thái, nhìn nhận sinh thái dưới góc độ tôn giáo, tinh thần đã mang đến sự đa dạng sinh thái bao trùm toàn bộ tác phẩm.
Piscine Molitor Patel hay còn được gọi tắt là Pi được sinh ra trong một gia đình “không có tí tinh thần chính giáo nào”. Cha anh được giới thiệu là “một phần của nước Ấn Độ Mới – giàu có, hiện đại và thông tục như cái kem que”. Ông chủ vườn thú Pondicherry này “không có tí tín ngưỡng nào trong xương cả”. Ông bận bịu chăm lo chuyện “giao phối nội bộ cho sư tử nhiều hơn bất kì một vấn đề hiện sinh hoặc đạo đức cao vời nào”. Nói tóm lại, cha Pi là một người vô thần đúng nghĩa, việc ông mời giáo sĩ đến ban phước cho tất cả thú vật về vườn thú chỉ phục vụ cho việc kinh doanh chứ không phải vì linh hồn mình, “là việc lấy lòng người xem chứ không phải để cứu rỗi bản ngã của ông”.Cha của anh chưa từng đặt chân vào một ngôi đền nào với ý định nghiêm chỉnh. Mẹ Pi lại là người trung lập trong vấn đề này, bà là một người mà theo Pi không ngoan đạo một cách bình thản. Anh trai của Pi cũng không khá khẩm hơn. Với anh Ravithì “nếu thần Krishna đã cầm một cái bóng chày chứ không phải cây sáo, nếu đấng Christ trong giản dị và trông giống một anh trọng tài, nếu nhà tiên tri Mohammad, xin ngài yên nghỉ, đã cho thấy có chút năng khiếu về môn bóng lăn, có thể anh đã ngước một mí mắt tín ngưỡng của mình lên” [20; 138]. Tuy nhiên, trong một gia đình vô thần đó lại có một cậu bé hữu thần, không chỉ một thần mà là đa thần, đa tôn giáo. Ở Pi có một niềm tin về tôn giáo mãnh liệt, ngay từ khi có trí nhớ, Pi đã thấy tôn giáo rất gần mình. Có thể thấy, trong gia đình, Pi là một người hoàn toàn khác, anh theo chủ nghĩa đa tôn giáo, cứ mỗi lần được tiếp cận với một tín ngưỡng tôn giáo, Pi luôn cảm thấy trong lòng mình có sự rung động kì lạ và ngay lập tức khao khát được tìm hiểu và trở thành một phần của tôn giáo đó. Rất nhiều người, ngay cả những người thân trong gia đình đều cho rằng triết lí tôn giáo của anh là điều nực cười nhưng Pi lại cho đó là điều hết sức bình thường. Với một quan điểm chắc chắn, Pi quan niệm một người có nhiều tôn giáo cũng giống như một ngôi nhà có nhiều căn phòng mà căn phòng
nào cũng cần thiết, không thể thiếu. Người sống trong ngôi nhà đó thì có thể vào bất cứ căn phòng nào một cách thoải mái nhất. Ngay từ thời thơ ấu, Pi đã đặt nhiều câu hỏi về Thiên Chúa, lần đầu tiên được đưa đến một ngôi đền, dù chưa được nói chuyện nhiều nhưng “một hạt giống của niềm hoan lạc tín ngưỡng, chưa bằng một hạt cải đã gieo vào và nảy mầm trong tôi. Nó đã không ngừng lớn lên từ ngày ấy” [20; 104]. Ngày từ buổi đầu, Pi đã xác định mình là một tín đồ Hindu, anh luôn có cảm giác ở một ngôi đền Hindu giống như ở tại nhà của mình. Dường như, mọi thứ như đang chảy trong máu của Pi, anh sinh ra là để giành cho Hindu, việc Pi cầu nguyện giống như một bản năng chứ không phải cần tập tành gì nhiều, “cho đến nay, tim tôi vẫn thót lại mỗi khi tôi bắt gặp dấu hiệu hiện diện của Thượng đế trong nội cung thiêng liêng của một ngôi đền… Hai tay tôi tự nhiên tìm đến nhau trong tư thế nguyện cầu thành tín. Tôi khao khát lộc thánh Prasad, món cúng dường ngọt ngào lên Thượng đế và được hóa lộc cho chúng ta như một ân hưởng thánh thiện” [20; 105]. Mỗi lần nói đến các nghi lễ của đạo Hindu, đôi mắt Pi sáng rực, tâm hồn Pi khao khát được cầu nguyện, Pi am hiểu mọi lễ nghi cũng như ý nghĩa của từng giá trị trong đạo Hindu. Từ khi biết đến đạo Hindu, Pi xác định “tôi đã là một người Hindu suốt cả cuộc đời. Với những ý niệm và xác tín Hindu, tôi nhận biết được chỗ của mình trong vũ trụ” [20; 107]. Rất rõ ràng, Pi xác định được vị trí của mình ở đâu trong vũ trụ rộng lớn này, có thể chỉ là một phần nhỏ bé, sống hòa hợp, tôn trọng tự nhiên. Ở trong đạo Hindu mà Pi có được bức phong cảnh nguyên bản của trí tưởng tượng tôn giáo của mình, đó chính là “những thành phố, sông suối, những bãi chiến trường, rừng rú, những ngọn núi thiêng và biển sâu nơi thần thánh, đạo tặc và nhờ thế mà định ra được chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại tồn tại” [20; 109]. Pi nhìn nhận ra mọi vấn đề của cuộc sống khi đến với Hindu, anh hiểu rằng con người phải có lòng nhân từ và tấm lòng đó không chỉ dành cho con người mà còn dành cho tự nhiên, cho muông thú. Vì thế, khi sống ở vườn thú Pondicherry, Pi luôn nhìn các con vật bằng một đôi mắt yêu thương, quan sát và tìm hiểu về chúng như những người bạn đồng hành, từ những con vật nhỏ bé cho
đến những con vật hung dữ. Mọi thứ, từ cỏ cây hoa lá, muông thú đến các giá trị văn hóa của mảnh đất này đều được Pi dành cho một thứ tình cảm đặc biệt.
Những tưởng, trọn đời trọn kiếp này, Pi sẽ chỉ dành tình yêu, tín ngưỡng duy nhất cho đạo Hindu mà thôi nhưng đúng lúc một tín đồ Hindu đang thực sự hạnh phúc trong niềm tin của mình thì anh ấy lại “gặp Jesus Chirst”. Một đứa trẻ mười bốn tuổi như Pi lại có một sức quan sát tuyệt vời, chỉ đi dạo vòng quanh, anh đã nhìn thấy sự đặc biệt ở nơi này, ở mỗi quả đồi đều có một ngôi nhà cho Thượng đế. Và một điều đặc biệt là “quả đồi phía bên phải, ngay bên kia sông, có một đền thờ Hindu trên sườn dốc; quả đồi ở giữa, xa hơn một chút, thì có một đền thờ Hồi giáo; còn quả đồi phía bên trái thì trên đỉnh là một nhà thờ Cơ đốc”. Pi luôn có một niềm tin tuyệt đối vào các tín ngưỡng tôn giáo nên anh đặc biệt nhạy bén với các vấn đề tâm linh, ở đâu có đền, chùa là Pi lại nổi lên sự tò mò, niềm khao khát được khám phá. Ban đầu, đứng trước nhà thờ của Cơ đốc giáo, Pi chỉ là sự tò mò, chưa có nhiều ấn tượng tốt thì ngay lập tức “một cảm giác yên bình” xâm chiếm lấy tâm hồn Pi sau khi anh đươc chứng kiến một thầy cả xứ đạo đang làm việc. Hình ảnh người thầy Cả đã mang đến cho Pi một niềm tin, sự tin tưởng, sự dấn dắt tận tình, khiến cho “những gì trước mắt đã đi thẳng vào lòng tôi và khiến tôi rung động”. Bằng tất cả sự can đảm, cộng với một chút sợ hãi, Pi đi sâu vào khám phá ngôi chùa Cơ đốc này. Tại đây, Pi được cha Martin kể một câu chuyện tưởng chừng như vô ví nhưng nó lại chứa đựng một triết lí sâu sắc về cách con người đối xử với tự nhiên, với động vật phi nhân thì một ngày nào đó sẽ chịu quả báo giống như những con vật trong câu chuyện đó. Câu chuyện mà Pi nghe được kể về “một con sư tử lẻn vào chuồng lama và giết mất hai con. Hôm qua, một con khác giết mất một con hươu đen. Tuần trước chính hai con này đã ăn thịt mất một con lạc đà. Tuần trước nữa thì chúng ăn bọn vạc vô tội vạ… cách duy nhất để bọn sư tử có thể ăn năn chuộc tội của chúng là thế này: cha sẽ cho chúng ăn thịt con” [20; 114, 115]. Biết bao câu hỏi đặt ra cho vị thầy cả Cơ đốc đó nhưng nhận được lại câu trả lời chỉ có hai chữ “tình yêu”. Nghe được câu trả lời đó, Pi có phần bực bội và bất tín ở trong lòng nhưng Pi vẫn
tìm đến nói chuyện với vị thầy cả này và để tìm hiểu về Thượng đế cũng như vi Chúa con của họ. Những câu chuyện đó cứ thôi thúc, ám ảnh Pi đến nỗi “tôi không thể xua ngài ra khỏi đầu mình. Đến giờ cũng vậy. Tôi mất ba ngày liền chỉ có suy nghĩ về ngài. Ngài càng gây phiền muộn cho tôi bao nhiêu, tôi lại càng khó quên ngài bấy nhiêu. Và càng biết thêm về ngài bao nhiêu, lại càng không muốn rời ngài bấy nhiêu” [20; 122]. Ở Pi có một sự mơ hồ về tôn giáo, xuất phát điểm, anh chẳng mấy có thiện cảm với Cơ đốc giáo vì lắm chuyện đồn thổi liên quan đến tôn giáo này. Sau đó, anh có một chút bất tín với nó và có một chút thù ghét nó nhưng cuối cùng chính anh đã nhận ra, anh lại muốn gần gũi nó nhiều hơn và muốn trở thành người Cơ đốc giáo. Thời khắc, cha Martin nói Pi đã là người của Cơ đốc giáo, Pi đã “tưởng mình sắp nổ tung vì sung sướng”. Pi đến với Cơ đốc giáo vội vàng, sôi sục nhưng lại rất tự nhiên giống như cách mà anh đến với Hindu giáo. Giờ đây, anh thoải mái tự nhiên và an lành khi bước vào nhà thờ vì “bây giờ nó đã là nhà của tôi nữa rồi”. Đến với Cơ đốc giáo nhưng Pi không bao giờ quên mình cũng là một người của Hindu giáo, anh được đến với Cơ đốc giống như một ân huệ, vì thế “tôi chạy xuống quả đồi bên trái ấy để leo ngay lên quả đồi bên phải để cảm tạ vị chúa tể Krisshna đã đem Jesus người Nazareth, người có lòng nhân ái mãnh liệt đến thế, vào cuộc đời tôi” [20; 123].
Theo lẽ thường, con người một là vô thần, hai là hữu thần nhưng chỉ theo một tôn giáo nào đó, chẳng có ai cùng một lúc theo mấy tôn giáo. Thế mà Yann Martel lại xây dựng hình tượng Pi là một người theo chủ nghĩa đa tôn giáo. Ngay từ thuở thiếu thời, Pi đã thiết lập một xã hội đa tôn giáo cho mình. Anh vừa coi mình là người theo đạo Hindu, vừa là người Cơ đốc giáo. Và chỉ một năm sau, kể từ ngày theo đạo Cơ đốc, tâm hồn anh lại được khai sáng bởi một tôn giáo khác: Hồi giáo. Ấn tượng ban đầu về ngôi đền Hồi giáo cũng không mấy tốt đẹp vì những tai tiếng tồi tệ của nó, ít thần thánh, nhiều bạo lực, các ngôi trường Hồi giáo cũng chẳng mấy tốt đẹp. Theo tâm lí thông thường, biết nó nhiều tiếng xấu, chẳng mấy thiện cảm về ngôi đền này thì Pi nên tránh xa nhưng trong mỗi con
hồ về sinh thái mà thậm chí vẫn tồn tại đâu đó những mơ hồ về tôn giáo. Sợ hãi, cảm thấy chẳng ra sao nhưng không xa lánh, đấy chính là nguyên nhân thúc giục