Không gian hòn đảo axit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mơ hồ sinh thái trong cuộc đời của pi (yann martel) (Trang 62 - 68)

1.3 .Mối quan hệ cộng sinh với độngvật phi nhân

2.2. Mơ hồ trong các trình hiện về không gian sinh thái

2.2.3. Không gian hòn đảo axit

Hòn đảo axit cũng là một không gian hoang dã mà Yann Martel đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết của mình. Khác với không gian Thái Bình Dương rộng lớn thi thoảng con tàu cùng với con người có thể xuất hiện đi qua đi lại nhưng không gian hòn đảo này hoàn toàn khác. Một không gian không có sự sống của con người, nó tách biệt hoàn toàn với thế giới của con người. Nhưng trong cuộc hành trình rong ruổi trên Thái Bình Dương của Pi thì sự xuất hiện của hòn đảo trên biển đã mang đến cho Pi nhiều hi vọng. Một hòn đảo đầy cây cối với cành lá sum suê, chúng xanh biếc đến lóa mắt, “một màu xanh rực rỡ như ngọc đến nỗi cây cỏ nhiệt đới vào mùa ở bên cạnh chúng cũng chỉ thành màu ô liu mà thôi” [20; 449]. Tuy nhiên, Pi phát hiện ra một điều là hòn đảo không có đất, đám cây

hòn đảo, Pi ngồi im không dám cử động và ngồi im quan sát và phát hiện ra một điều kì diệu, hòn đảo được tạo nên bởi những cây tảo biển. Pi thận trọng đặt chân lên hòn đảo, sự tươi mát của không gian hòn đảo này đã làm cho con người kia có cảm giác được sống lại, nó mang đến môt sự sống mới cho Pi và Richard Parker. Với Pi, hòn đảo này chứa nhiều điều kì diệu, ban đầu là những sợi tảo, nó có thể ăn được, sũng toàn nước ngọt. Pi ăn tảo một cách ngấu nghiến, đã lâu lắm rồi anh mới được ăn một thứ có vị ngọt như thế này. Trước đây, “rùa với cá là nhiều thứ, nhưng chúng không bao giờ có đường. Sợi tảo có một vị ngọt nhè nhẹ còn khoan khoái hơn cả vị siro làm từ nhựa cây thích ở Canada” [20; 455]. Và cứ thế, Pi vội vàng, ngấu nghiến ăn những cây tảo biển, Pi cứ thế tận hưởng cảm giác tuyệt vời của việc ăn tảo đến khi xung quanh anh chỉ còn là một cái hào nước.

Như đã nói không gian hoang dã nguyên thủy bao giờ cũng chứa nhiều điều huyền bí, từ việc Richard Parker trong cái đêm đầu tiên ở trên hòn đảo này hốt hoảng phi thật nhanh nhảy xuống biển đã gợi mở cho người ta sự tò mò nhất định về hòn đảo diệu kì nổi lên giữa Thái Bình Dương này. Nhưng ngay thời điểm đó, vẫn còn ngây ngất với hòn đảo nên Pi chẳng mảy may suy nghĩ gì về hòn đảo mà cứ tận hưởng sự ngon ngọt của bữa ăn và hồi phục sức khỏe. Sau hai đến ba ngày ăn uống, nghỉ ngơi, Pi có thời gian đi khám phá hòn đảo và nhận ra toàn bộ cảnh trí ở đây gây ấn tượng vì chúng được bố trí theo một thiết kế mạch lạc. Anh khám phá ra “toàn bộ hòn đảo được bao phủ dưới các lớp tảo chứ không phải chỉ ở mép đảo”, Pi nhìn thấy “một bình nguyên rộng lớn xanh rì với một khu rừng lá biếc ở giữa. Tôi thấy khắp xung quanh khu rừng đó hàng trăm hồ nước nhỏ và những cây cối mọc đều đặn giữa chúng” [20; 462]. Tại đây, anh phát hiện ra một điều thú vị khác của hòn đảo là những con chồn biển, có hàng triệu con chồn biển ở đây và cùng nhìn về phía người lạ là Pi. Tuy nhiên, chúng không hề mảy may đến sự xuất hiện của Pi, chúng vẫn bận rộn với công việc của mình là gặm tảo biển hoặc nhìn chằm chằm xuống mặt hồ nước. Dường như hòn

đảo này đang gửi những tín hiệu linh thiêng cho con người duy nhất trên hòn đảo này, phải chăng đó là lời cảnh báo cho sự xuất hiện của con người. Nhưng Pi vẫn mơ hồ chưa nhận được ra điều gì cả, anh chỉ thấy việc các con chồn biển đang cùng nhìn xuống hồ nước giống như cảnh cầu nguyện trong Hồi giáo mà thôi. Một điều bất ngờ xảy ra khi rất nhiều con chồn biển nhảy nhót điên loạn và lao xuống hồ. Tiến lại gần, Pi nhìn thấy rất nhiều cá đang nổi lênh phềnh trên mặt nước, trong đó có cả những con cá rất to như dorado. Trên hòn đảo nổi giữa Thái Bình Dương lại có những hồ nước ngọt nhỏ, đấy có phải là lí do khiến những con cá kia chết. Làm cách nào mà có nước ngọt? Đấy cũng chỉ là những câu hỏi thoáng qua trong đầu Pi, nó tan biến ngay lập tức khi anh nhảy ùm xuống hồ nước ngọt để ngầm mình một cách sung sướng. Sau khi khám phá hết hòn đảo những ngày nắng, mưa cũng như những trận bão, Patel tin rằng có thể yên trí ở lại trên hòn đảo ngay cả khi có những trận bão lớn. Anh tìm cho mình một cái cây và làm chỗ trú ngụ, ngồi trên đó anh cảm nhận rất rõ mỗi lần có bão lớn thì hòn đảo chỉ phản ứng lại bằng những con sóng lăn tăn được tràn qua. Kì bí hơn cả về hòn đảo không người này là những cơn sóng tràn qua bên dưới đảo và lại dâng cao ở phía bên kia đảo. Trải qua những chuyện như thế, Pi nhận ra rằng đây là một môi trường sinh thái đơn côi, không có một loài sinh vật nào sinh sống trên hòn đảo này. Bờ biển thì không có rong rêu, cua cáy, san hô, không sỏi đá. Thứ duy nhất có ở trên hệ sinh thái này là chồn biển và nó chỉ có duy nhất một màu xanh của tảo biển. Pi mơ hồ cho rằng đây không phải là một hòn đảo bình thường do một khối đất dâng lên từ đáy đại dương mà nó là “một cơ thể sống trôi nổi trên mặt nước, một quả bóng bện bằng tảo với kích thước khổng lồ” [20; 473].

Cả Pi và Richard Parker đều được phục hồi trên hòn đảo này nhưng con hổ Bengan đó càng ngày càng nguy hiểm hơn với Pi và anh lại phải tìm cách để huấn luyện lại nó. Để đảm bảo an toàn cho mình, Pi không ngủ ở trên xuồng cứu hộ nữa mà anh đã lên đảo ngủ vì cả hòn đảo này của anh. Tuy nhiên, ngay sau

khi chỗ ngủ đã được ổn định thì hàng nghìn con chồn biển đang chạy khỏi những cái hồ và lao về rừng, chúng trèo lên những cái cây và có phần chiếm dụng cái cây của Pi nhưng đám chồn biển không hại anh, chúng cũng chỉ tìm một chỗ ngủ. Sáng ra, mọi thứ lại trở về bình thường như những ngày qua. Dần dần, Pi quen với việc ngủ trên cây cùng đám chồn biển và anh cũng thích cảm giác được ngủ cạnh chúng. Vào một đêm không mây và trăng tròn, sự chuyển động của những cái hồ đã nói lên tất cả, rất nhiều cá đang chết được nổi lên, kể cả những con cá mập. Pi nghĩ rằng những con chồn biển sẽ lao nhanh xuống và vớt những con cá kia lên nhưng tuyệt nhiên không có con nào nhúc nhích. Đến lúc này Pi đã nhận thấy một điều gì đó khó hiểu đang xảy ra ở đây, “những con cá chết kia có cái gì đó làm cho ta cảm thấy bất ổn” [20; 481]. Đến sáng những con cá hoàn toàn biến mất, không phải do lũ chồn hay do Richard Parker, Pi không thể giải thích được chuyện phi lí này. Phải rất lâu sau, Pi mới giải thích được bí ẩn của hòn đảo tuyệt vời nhưng kì bí này khi anh tìm thấy một cái cây ở trong rừng. Cái cây này thu hút sự chú ý của Pi vì nó có nhiều quả nhưng cái quả này lại vặn vẹo một cách bất thường. Dù rất tò mò nhưng Pi muốn nếm thử thứ quả lạ đó, chắc nó cũng sẽ ngon ngọt như những đám tảo biển kia. Pi hào hứng đến gần cái cây hơn, cái cây này cũng thật kì lạ “chính những cành xoắn xuýt ấy nâng đỡ quả. Mỗi quả có không phải chỉ một mà là rất nhiều cuống. Bề mặt quả chi chít những cuống nối nó vào các cành xung quanh” [20; 483]. Như đã nói, không gian hoang dã bao giờ cũng chứa nhiều điều bí ẩn, chứa nhiều cái nằm ngoài tầm với của con người. Giá như không nhìn thấy thứ quả này thì có lẽ Pi sẽ sống rất lâu nữa trên hòn đảo này, Pi sẽ không bao giờ phải về xuồng và trở lại những gian truân và nhục nhã trước đó. Pi có thể ở đây mãi vì hòn đảo sẽ cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho Pi và Richard Parker. Và biết đâu nếu hòn đảo di chuyển thật thì nó có thể đưa anh đến nơi mà anh muốn. Trước thời điểm tìm thấy cái quả kì lạ đó, anh đã yêu quý hòn đảo đến nhường nào, anh sẽ có một cuộc sống mới, không sóng gió, ít nguy hiểm khi ở đây, anh chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ

rời khỏi hòn đảo. Nhưng tự nhiên như đang trêu ngươi con người có mặt trên hòn đảo này. Bởi vì, cái quả đó không phải là quả mà “nó là một túm lá cây dầy đặc gắn với nhau thành hình một quả bóng. Mỗi cái cuống ấy là một cái cuống lá. Bứt một cái cuống là lôi ra một cái lá”[20; 485]. Cứ thế, Pi bóc dần các cái lá ra đến khi nó chỉ còn bằng một quả anh đào, để rồi nó hiện nguyên hình, một viên ngọc trai trong lòng một con sò xanh lá cây. Đó là một cái răng người. Dù kinh hoàng nhưng Pi vẫn tiếp tục hái những quả khác, và trong mỗi quả là một cái răng người, đủ ba hai cái răng, vừa đủ một bộ răng người. Pi dần dần lí giải được những bí ẩn mà trước đây anh vô tình bỏ qua nó. Anh thử làm một thí nghiệm, lấy chồn biển thả xuống đất nhưng rồi nó lại vội vàng leo lên cây. Cuối cùng để chắc chắn hơn, Pi tự mình thử nghiệm đặt bàn chân xuống đất, đầu tiên anh chẳng cảm thấy gì nhưng rồi Pi thấy đau nhói dữ dội xuyên từ dưới lòng bàn chân lên. Anh vội vàng, hoảng sợ leo lên cây, làm đủ mọi cách từ việc nhúng

chân vào nước hay lấy lá cây lay chân đến việc giết hai con chồn để làm dịu cơn đau bằng máu và lòng ruột của chúng nhưng cũng không xoa dịu đi được cơn đau và nỗi sợ của Pi. Hàng ngàn câu hỏi cũng như những lí giải được đặt ra trong đầu Pi, anh nhận ra rằng đã có một phản ứng hóa học được xảy ra. Đây chính là lí do vì sao lũ chồn biển ngủ trên cây, Richard phải trở về xuồng để ngủ và cũng là lí do vì sao không có một loài gì khác sống ở trên hòn đảo này. Những cái răng kia là của một con người xấu số nào đó đã đặt chân lên hòn đảo axit này, cũng trú ngụ tại nơi này và bị những cái cây cũng ăn thịt, chúng ăn dần ăn mòn và khi người đó chết thì cái cây đã bọc và tiêu hóa. Hòn đảo trước kia hứa hẹn bao điều với Pi nhưng nay chỉ để lại cho những người đặt chân đến đây những chiếc răng. Sự chênh lệch giữa lí tưởng và thực tế, lí tưởng muốn một hòn đảo kì diệu sẽ là nơi trú ngụ của con người ít bữa nhưng thực tế thì nó lại là nơi có thể nuôi sống con người nhưng cũng có thể giết chết con người bất cứ lúc nào. Và Pi đã quyết định “thà ra đi và mất mạng trong cuộc tìm kiếm đồng loại còn hơn sống nửa đời nửa đoạn trong đầy đủ vật chất và chết chóc tinh thần giết người

này” [20; 489]. Sau khi đã dự trữ đủ thức ăn, Pi quyết định lên xuồng và rời đi mà không quên gọi theo Richard Parker vì nếu để nó lại thì ngay tối nay thôi nó sẽ chết giống như những con cá kia.

Tóm lại, đã là không gian hoang dã thì mãi mãi không thuộc về con người. Cũng giống như David Thoreau đã nói: “Thật quá khó để thấu hiểu được một nơi chốn không có con người cư trú. Chúng ta thường giả định sự hiện diện và sự tác động của mình ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên...một tự nhiên thuần tuý...rộng lớn, ảm đạm và phi nhân...Tự nhiên ở đây là một cái gì đó hoang dã và đáng sợ. Đây chính là cái Trái đất mà chúng ta đã từng được nghe về nó, cái được tạo thành bởi sự hỗn mang và Bóng đêm cổ đại” [11; 103].

Tiểu kết

Con người luôn có những mơ hồ sinh thái trong quá trình tương tác với môi trường xung quanh. Đặt trong bối cảnh của tiểu thuyết Cuộc đời của Pi, sự mơ hồ sinh thái được thể hiện trong việc trình hiện những không gian khác nhau. Đó có thể là không gian vườn thú Pondicherry, một không gian đất liền hoàn toàn quen thuộc không chỉ với con người mà còn với thế giới động vật phi nhân hoặc không gian biển Thái Bình Dương, không gian hòn đảo axit, đây là những không gian hoàn toàn hoang dã với con người, nằm ngoài tầm với của con người. Tuy nhiên, khi đứng trước những không gian đó, con người có sự mơ hồ nhất định, cùng một không gian sinh thái sẽ mang đến cho con người những cảm xúc khác nhau. Lúc trước có thể là những cảm xúc tích cực nhưng chính không gian này cũng có thể mang đến cảm xúc tiêu cực cho con người đang hiện diện trên đó, đặc biệt là những không gian hoang dã nguyên thủy. Ngay ngày đầu, Pi đã rất thích thú, sung sướng khi được đối diện hay đặt chân lên những vùng sinh thái đó nhưng sau những biến cố thì nó lại mang đến cho Pi sự sợ hãi, xa lánh theo từng cấp độ tùy thuộc vào đặc điểm của môi trường sinh thái đó.

CHƢƠNG 3. CUỘC ĐỜI CỦA PI – SỰ MƠ HỒ VỀ TÔN GIÁO HAY LÀ NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI VÀO MỘT THƢỢNG ĐẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mơ hồ sinh thái trong cuộc đời của pi (yann martel) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)