Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 55)

7. Kết cấu

2.1.1. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở

Việt Nam hiện nay: Những thành tựu đã đạt được

Thứ nhất, những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng

người lao động về mặt thể lực

Thể lực là vốn năng lực bên trong con người được thể hiện trong quá trình hoạt động, đây là nhân tố quan trọng quyết định hoạt động của con người, nhất là trong hoạt động lao động sản xuất.

Có thể nói tăng trưởng và phát triển kinh tế đã tạo ra nền tảng vật chất cho sự phát triển và nâng cao thể chất con người nói chung, chăm sóc sức khỏe cho người lao động nói riêng. Đảng và Nhà nước luôn gắn tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những thành tựu đó đã và đang tạo ra nền tảng vật chất để nâng cao đời sống cho người người lao động.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, người lao động đã có đủ điều kiện sức khỏe để tham gia lao động sản xuất. Ngân sách Nhà nước chi cho ngành y tế liên tục tăng 15 – 20 % trong kỳ 1992 – 1995 và hơn 20% thời kỳ 1996 – 2000 và tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Mạng lưới y tế và đội ngũ cán bộ y tế cũng tăng lên đáng kể. Hệ thống khám chữa bệnh tiếp tục phát triển, hệ thống cung cấp dịch vụ y tế được mở rộng trong cả nước. Đảng và Nhà nước rất quan

tâm, đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng lên “năm 2008, tổng chi tiêu cho y tế từ tất cả các nguồn bao gồm chi tiêu của khu vực tư nhân của Việt Nam tương đương với 7,3 % GDP, chi tiêu của chính phủ tương đương 2,8% GDP” [70, 16].

Hệ thống tổ chức y tế lao động được thành lập từ trung ương đến địa phương và tới tận các cơ sở lao động. Môi trường lao động đã bước đầu được cải thiện. Nhờ sự đầu tư như vậy, nước ta đã có được một mạng lưới cơ sở khám bệnh rộng khắp đất nước: năm 2010 cả nước có 13.467 cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm bệnh viện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp… Với cơ sở hạ tầng và nguồn lực y tế như vậy, bước đầu đã tạo điều kiện thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân nói chung và người lao động nói riêng.

Phát triển mạng lưới y tế sẽ là bước đà trong việc chăm sóc và nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Đặc biệt, đối với người lao động, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động. Điển hình là việc hoàn thiện dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động. So với quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2012, dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định rộng hơn, bao quát hơn và cụ thể hơn các hoạt động về an toàn vệ sinh lao động. Đảng và Nhà nước luôn coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động.

Môi trường sinh thái cũng là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển và nâng cao thể lực con người. Chính vì vậy, Đảng ta đã coi “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [26, 78]. Nhận thức sâu sắc quan điểm đó của Đảng, trong thời gian qua, chúng ta đã tích cực kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh

thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch; coi trọng nghiên cứu giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Kết quả là, bước đầu chúng ta đã khắc phục được những tác hại to lớn về thiên tai, bảo vệ và tái tạo rừng, nguồn nước và bầu khí quyền, góp phần to lớn vào việc nâng cao thể lực con người Việt Nam nói chung, sức khỏe người lao động nói riêng.

Như vậy, chăm sóc sức khỏe và nâng cao tầm vóc người Việt đang được quan tâm nhiều trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là hướng phát triển tăng chiều cao, cân nặng, tăng sức khoẻ, tăng khả năng làm việc cho người lao động. Điều này một phần đã ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao thể trạng của người lao động, tăng khả năng lao động, giúp người lao động tham gia hoạt động sản xuất đạt được hiểu quả cao nhất.

Những thành tựu đạt được về nâng cao thể lực con người Việt Nam nói chung, nâng cao sức khỏe cho người lao động nói riêng sẽ là động lực lớn góp phần chuẩn bị tốt nguồn lực lao động có chất lượng thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững đang đặt ra.

Thứ hai, những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng

người lao động về mặt trí lực

Đảng và Nhà nước chú trọng, đầu tư vào công tác giáo dục – đào tạo phát triển, nâng cao chất lượng người lao động chuẩn bị tốt nguồn lực con người đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển bền vững đã đề ra.

Để nâng cao chất lượng nhân tố con người, đồng thời phát triển chất lượng nguồn lực lao động thì giáo dục - đào tạo giữ vai trò quan trọng. “Giáo

dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [26, 77]. Chỉ thông qua giáo dục đào tạo mới tạo ra được lực lượng người lao động có trình độ, tay nghề; mới đảm bảo cho người lao động ngày càng được nâng cao trình độ trí tuệ, góp phần thúc đẩy

sản xuất phát triển. Mặt khác, thông qua giáo dục đào tạo, Nhà nước sẽ gián tiếp giúp cho người lao động thích ứng và cơ động trong thị trường sức lao động, có thề tìm và tạo ra việc làm ổn định, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và những đòi hỏi ngày càng cao của mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.

Giáo dục đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ là vô

cùng quan trọng trong phát triển kinh tế theo định hướng tăng trưởng xanh. Do đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và khuyến khích các đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực tăng trưởng xanh như: năng lượng xanh, vật liệu và xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ nông – lâm – sinh học, hóa học xanh, xử lý chất thải… vào danh mục đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Xây dựng năng lực tư vấn kỹ thuật và quản lý; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp xanh; xúc tiến hình thành mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật – quản lý và thị trường phục vụ theo hướng tăng trưởng xanh đã đạt được thành công nhất định. Tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn kiến thức và kỹ năng cho cán bộ quản lý và người lao động. Xây dựng các mô hình thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, sản xuất sạch hơn, cũng như đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về sử dụng tiết kiệm năng lượng đạt được hiệu quả cao.

Để không ngừng nâng cao chất lượng người lao động, Đảng và Nhà nước đã thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội cho người lao động.

Đảng và Nhà nước không ngừng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ; phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức. Đã góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải phóng sức lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng sáng tạo, phát triển trí tuệ, nỗ lực không ngừng cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI đã ghi: “Khoa học và

công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện

đại…” [26, 78]. Như vậy, phát triển năng lực khoa học, công nghệ cho người lao động có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đã đạt được những thành tựu khả quan. Đặc biệt là đầu tư và ưu tiên cho đội ngũ trí thức hoàn thành tốt nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế tri thức đã có hướng phát triển trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn lao động chất lượng cao.

Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, người lao động đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động lao động sản xuất, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra của chiến lược phát triển bền vững.

Nhìn chung trong cả nước, trình độ học vấn của lực lượng lao động ngàycàng được nâng cao. Tỉ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học không ngừng giảm. Tỉ lệ này năm 1996 là 26,67%, năm 2009 giảm

xuống còn 6,5% Đồng thời, số người đã tốt nghiệp THCS, THPT tăng lên liên tục, trong đó tăng nhanh nhất (cả về quy mô và tốc độ) là số người tốt nghiệ THPT, từ 13,48% năm 1996 lên 26,4% năm 2009 [65]. Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạn các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao độngtrong thời gian tới.

Trình độ tay nghề và trình độ khoa học của người lao động ngày càng được nâng cao. Người lao động đã có điều kiện thích nghi với môi trường làm việc với hàm lượng trí tuệ cao, hơn nữa khả năng sáng tạo của người lao động đã được phát huy tối đa. Năng lực chuyên môn kỹ thuật, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động Việt Nam trong những năm qua được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng, chất lượng lao động ngày một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của thị trường lao động. Năm 2009, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 38% và qua đào tạo nghề khoảng 28%. “Tỷ lệ lao động qua đào tạo, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh…” [26, 153 - 154]. Theo kết quả điều tra năm 2009 tại 1500 doanh nghiệp, cơ cấu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng khá cao (đại học trở lên: 6,22%; cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề: 6,54%; trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề: 5,78%; công nhân kỹ thuật có bằng hoặc qua đào tạo nghề: 56,08%). Trong các doanh nghiệp, nhiều công việc, nghề trước đây phải thuê lao động nước ngoài thì nay lao động Việt Nam có thể thay thế. Phẩm chất này còn thể hiện rất rõ tại các cuộc thi tay nghề ASEAN, đoàn lao động Việt Nam thường giành những ngôi vị cao.

Thứ ba, những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng

Tại đại hội Đại biểu lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định yếu tố đạo được phải được coi trọng trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực lao động “chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [ 26, 126].

Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong con người Việt Nam được phát huy sẽ là nền tảng để người lao động nâng cao trách nhiệm đối với xã hội, xây dựng thêm nhiều giá trị đạo đức mới. Hiện nay, người lao động đang chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại, nhiều giá trị xã hội mới, trong đó có không ít những giá trị phản tiến bộ đang xâm nhập vào đời sống người lao động, vấn đề lợi ích luôn đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trước bối cảnh đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được người lao động kế thừa và phát huy trong tình hình mới. Nó trở thành sức mạnh nội sinh vô cùng lớn trong hoạt động của con người nói chung, người lao động nói riêng. Nhờ phát huy tinh thần hiếu học, tinh thần học tập không mệt mỏi, người lao động đã trang bị cho mình những tri thức mới, và không ngừng sáng tạo trong hoạt động lao động sản xuất, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển bền vững.

Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động. Chỉ khi người lao động được đảm bảo lợi ích chính đáng, họ sẽ chủ động, tích cực trong lao động sản xuất, có tinh thần tự lập, quyết tâm vượt qua mọi hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước giàu mạnh.

Điển hình, Đảng và Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số chính sách xã hội như: chính sách việc làm, chế độ tiền lương, chế độ bảo

hiểm xã hội... Trong đó, chính sách về việc làm đã được ban hành tương đối đầy đủ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chính sách chung về việc làm,

chính sách hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho người lao động. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước đã hoàn thiện, sửa đổi một số dự thảo luật như: Luật Bảo

hiểm xã hội, xây dựng Luật việc làm để thực hiện chế độ lương thưởng hợp lý, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm dành cho đối tượng về hưu.

Tiếp đó, trong hoạt động lao động sản xuất, người lao động Việt Nam cũng được kế thừa và phát huy từ giá trị đạo đức truyền thống lịch sử của dân tộc, qua các thế hệ. Đó là lòng nhân ái, tình yêu và say mê nghề nghiệp, làm việc có đạo đức, lương tâm. Đây là nền tảng để người lao động chủ động, tự ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm xã hội, đặc biệt là trách nhiệm cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái.

Với mục tiêu: “Cải thiện chất lượng môi trường… Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường.” [26, 105 - 106]. Công tác bảo vệ và cải thiện môi trường, ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Do đó, việc

ban hành, triển khai, hoàn thiện chính sách, dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã có nhiều cải biến. Có sự kết hợp với một số chính sách khác nhằm bảo vệ môi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 55)