Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triền bền vững ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 74)

7. Kết cấu

2.1.2. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triền bền vững ở

Việt Nam hiện nay: Những mặt còn hạn chế

Thứ nhất, mặt hạn chế, yếu kém trong việc nâng cao chất lượng người

lao động về mặt thể lực

Khi khẳng định kinh tế là nền vật chất, là điều kiện tiên quyết để chăm lo phát triển thể lực người lao động. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế chưa mạnh nên việc đầu tư cho công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động chưa cao. Mặt khác, yêu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế bền vững là định hướng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Nhưng việc định hướng này còn gặp phải nhiều khó khăn.

Tăng trưởng xanh là định hướng phát triển không những riêng ở Việt

Nam mà trên thế giới được rất nhiều nước áp dụng nhằm giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững. Xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới phát triển bền vững và gắn với bảo vệ môi trường đã trở thành xu hướng được nhiều nước theo đuổi. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi định hướng sang tăng trưởng xanh, nhìn chung ở Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép nội tại của nền kinh tế về tốc độ tăng trưởng, mục tiêu

nay phụ thuộc nhiều vào khai thác thô, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hóa thạch, thâm dụng lao động, nên không dễ cắt giảm. Cùng với đó là sự thiếu vắng một khung khổ pháp lý hoàn chỉnh, công cụ kiểm soát và chế tài xử phạt gắn với tăng trưởng xanh, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ kỹ thuật chưa phát triển. Tăng trưởng xanh còn gặp phải những lực cản thách thức từ bên ngoài trong bối cảnh trên thế giới còn tồn tại làn sóng chuyển giao công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển. Như vậy, những khó khăn thách thức trên là rào cản lớn để

người lao động có thể thực hiện tốt định hướng tăng trưởng xanh. Trong lĩnh vực công nghiệp, người lao động

Trên đây là một số khó khăn, thách thức mà nền kinh tế chúng ta đang gặp phải, đặc biệt là trong việc thực hiện định hướng tăng trưởng xanh. Cần có những giải pháp cấp bách để khắc phục những khó khăn trên, bởi vì phát triển kinh tế là nội dung quan trọng nhất để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn gặp nhiều bất cập, chỉ có khoảng 10 - 15% số cơ sở lao động chủ yếu là doanh nghiệp lớn thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; chưa có quy định đối với nhóm lao động tự do, lao động trong khu vực phi kết cấu, nông nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Số lượng người lao động được khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp còn thấp. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nỗ lực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động – nguồn nhân lực của đất nước.

Từ những thành tựu đạt được trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nhìn chung thể lực của người lao động nước ta trong những năm vừa qua đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp so với các nước khác. Do đó, rất khó khăn trong sử dụng và vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc trong môi trường không thuận lợi (trên cao, dưới sâu…) với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần kinh tâm lý lớn… Đây là vấn đề hệ trọng của quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng vào cải thiện nòi giống qua từng thế hệ. Cho nên cần phải kiên trì và lâu dài, phụ thuộc rất nhiều vào mức sống và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng.

Thứ hai, một số hạn chế trong công tác giáo dục - đào đạo nâng cao

trí lực cho người lao động

Công tác giáo dục đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ khoa học – công nghệ cho người lao động, mặc dù đã có những bước phát triển, song nhìn

chung công tác giáo dục, đào tạo và phát triển lực lượng người lao động ở nước ta còn nhiều hạn chế và phải đối mặt với nhiều thách thức:

Giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đào tạo người lao động có trình độ kỹ thuật – công nghệ còn thấp. Quy mô đào tạo nghề còn quá nhỏ bé, trình độ thiết bị đào tạo còn hạn chế. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa cao và chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển CNH, HĐH ở trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai sắp tới.

Lực lượng người lao động đông đảo (khoảng 40 triệu lao động vào năm 2005 và khoảng 42,5 triệu vào năm 2010) nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (Khoảng 25% năm 2006). Đặc biệt một bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 - 23 (khoảng 80%) bước vào thị trường lao động mà chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Lao động phổ thông dư thừa lớn song thiếu lao động kỹ

thuật lành nghề, chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý giỏi, cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao.

Chất lượng nguồn lao động nước ta đã được cải thiện, có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đất nước và còn có sự khác biệt lớn giữa các vùng lãnh thổ. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và phân bố lao động kỹ thuật theo vùng, miền còn bất hợp lý. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phân bố tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị. Nhiều khu vực vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có các cơ sở đào tạo nghề thích hợp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Do đó, tỷ lệ lao động được đào tạo phân bố không đều, theo thống kê: Tỷ lệ đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (30,7 %) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (8,6%)... Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (17,0%) Đồng bằng sông Cửu Long – có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở nên thấp nhất (3,4%). [64, 16].

Lực lượng người lao động còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động qua đào tạo không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm việc không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn lực lao động của nước ta còn thấp. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2011 cho thấy: Trong số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6 % tổng lực lượng lao động... Hiện nay, cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực

lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt được một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó [64, 16].

So với thế giới, trình độ học vấn của nước ta khá cao, xếp vào hạng trên trung bình, 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (2009), số năm đi học bình quân đạt mức 7,8 năm, về cơ bản đã phổ cập cấp giáo dục tiểu học và đang trong giai đoạn kết thúc phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010. Trình độ học vấn của lực lượng lao động cũng khá cao, năm 2008 đạt khoảng 96 % lực lương lao động biết chữ, trong đó, 32,08 % tốt nghiệp trung học cơ sở và 23,58% tốt nghiệp trung học phổ thông. Mặc dù vậy, tỷ lệ lao động không biết chữ vẫn chiếm tới 4%, và có tới 40,36% lao động mới có trình độ giáo dục tiểu học. Lao động ở khu vực nông thôn, khu vực phi kết cấu có trình độ học vấn thấp; đặc biệt là lao động vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn rất thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao.

Trình độ học vấn còn có sự phân hóa giữa nông thôn và thành thị, năm 2009, tỉ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học trong lực lượng lao động ở nông thôn là 15,9% (thành thị là 7,6%), tỉ lệ người tốt nghiệp THPT ở nông thôn là 17,8% (thành thị là 46,8%) [65]. Theo UNESCO, năm 2008 Việt Nam tiếp tục mất điểm về Chỉ số Phát triển Giáo dục cho mọi người (EDI), là chỉ số được đánh giá theo 4 tiêu chí cơ bản (phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ cho người lớn, bình đẳng giới trong giáo dục và chất lượng giáo dục), tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng, đứng vị trí 79 trong 129 quốc gia. Đó là những yếu kém của lực lượng lao động Việt Nam, cần phải có giải pháp mạnh để hoàn thiện.

Mặc dù, nước ta điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, những con số trên phản ánh thực trạng trình độ trí lực của lực lượng lao động nước ta còn thấp. Chính vì vậy, cần có những bước đi thực sự đột phá để nâng cao trình độ trí lực cho lực lượng lao động, cũng như sử dụng một cách hiệu quả “lực lượng lao động vàng” này.

Thứ ba, những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng người lao động về mặt đạo đức

Kinh tế thị trường với quy luật giá trị, nguyên tắc lợi nhuận tối đa, quan hệ cung cầu và sự cạnh tranh đã luôn kích thích mạnh mẽ việc tìm kiếm lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Vì lợi ích kinh tế trước mắt, người lao động dễ dàng bỏ qua vấn đề đạo đức và trách nhiệm đối với môi trường. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, trước khi có nền kinh tế thị trường, môi trường thiên nhiên nước ta đã bị tàn phá. Song, từ khi phát triển nền kinh tế thị trường, môi trường tự nhiên bị tàn phá nhanh hơn, với quy mô lớn hơn. Bởi lẽ, trong kinh tế thị trường, người lao động được kích thích bởi lợi ích kinh tế trước mắt, đã lao vào dòng xoáy của các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất. Chính điều đó đã làm cho họ quên đi ý thức, đạo đức bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của họ và của cả cộng đồng.

Môi trường sinh thái đang bị hủy hoại, nhiều mặt xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến nhân tố con người. Chúng ta sẽ không đạt được sự phát triển bền vững nếu không bảo vệ môi trường sống cho thế hệ hiện tại và tương lai. Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái không chỉ trách nhiệm của riêng đối tượng người lao động, mà nó đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền sản xuất công nghiệp hiện đại, lao động nước ta cũng bộc lộ những nhược điểm rất cơ bản. Từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang nền sản xuất hàng hoá và công nghiệp hiện đại, người lao động còn bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng, thói quen của nền sản xuất tiểu nông manh mún, chủ yếu dựa vào tự nhiên, thiếu tính toán, lãng phí, tác phong công nghiệp chưa trở thành phổ biến, nên tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn

yếu, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong mội trường đa văn hóa, đa sắc tộc... còn rất hạn chế.

Tóm lại, nhìn chung do trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động còn nhiều khó khăn, lao động chủ yếu được côi là phương tiện kiếm sống, tình trạng thiếu vốn đầu tư, cơ sở sản xuất kỹ thuật – công nghệ còn lạc hậu, các phương tiện, công cụ lao động còn thô sơ… Người lao động còn thiếu những điều kiện cơ bản cho việc phát huy vai trò nhân tố con người, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò nhân tố con người, đặc biệt là ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, không phát huy được tính tích cực sáng tạo của họ.

Từ những khó khăn, thách thức trên, việc nâng cao chất lượng người lao động đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững. Trong khi, yêu cầu đặt ra của chiến lược phát triển bền vững đối với nhân tố con người – lực lượng người lao động ngày càng cao. Việc quản lý và sử dụng người lao động chưa xây dựng được một cơ chế hợp lý để tạo động lực thúc đẩy tính tích cực của người lao động. Bản thân người lao động chưa có điều kiện chăm sóc tốt cho sức khỏe cũng như chưa có môi trường căn bản để phát huy năng lực sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn khoa học – công nghệ. Hơn nữa, để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững, người lao động cần có tầm hiểu biết cao. Trong khi đó, hiện nay người lao động vẫn mang tâm lý ỷ lại, trình độ nhận thức còn thấp, đặc biệt là chưa nhận rõ vai trò trung tâm của mình trong quá trình phát triển.

Quan trọng hơn, để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững thì việc sử dụng và khai thác hợp lý người lao động cả về số lượng lẫn chất lượng là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, mặc dù chúng ta đã đào tạo được một lực lượng lớn người lao động chất lượng cao, có đủ trình độ và năng lực tốt, nhưng không biết sử dụng nguồn lực đó một

cách hợp lý. Điển hình như đội ngũ sinh viên, trí thức tốt nghiệp đại học và sau đại học không có việc làm ổn định, không làm đúng ngành nghề là tình trạng diễn ra phổ biến. Hay tình trạng người lao động ở nông thôn chủ yếu sống dựa vào việc làm nông, nhưng các dự án chính sách xây dựng khu công nghiệp lại vô tình làm mất đi mảnh đất làm ăn của họ, trong khi đó những người lao động đó chưa sẵn sàng thích nghi với môi trường sống mới… Đây là những hạn chế lớn, mà chúng ta cần khắc phục để phát huy hết tiềm năng của người lao động để thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững.

Khắc phục những hạn chế còn tồn tại sẽ đóng góp một phần không nhỏ phát huy tối đa vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Từ những thành tựu và hạn chế nêu trên, cần có những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi cao để khắc phục những mặt còn tồn tại đó, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.

2.2. Phát huy vai trò của nhân tố con ngƣời trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan của việc phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay với thực tế phát huy vai trò nhân tố con người chưa thật sự hiệu quả.

Chúng ta đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)