Về tính chất thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 78)

Trên cơ sở tiêu chí là đối tượng được phản ánh, có thể chia phóng sự ra thành những tiểu loại sau: phóng sự sự kiện; phóng sự vấn đề; phóng sự chân dung; phóng sự hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng; phóng sự điều tra. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tác giả khoá luận nhận thấy có nhiều tác phẩm là sự giao thoa, kết hợp giữa các tiểu loại. Trong đó, phóng sự chân dung có thể giao thoa với phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện; hay phóng sự vấn đề có thể giao thoa với phóng sự quanh cảnh, hiện trạng; hoặc phóng sự điều tra có thể giao thoa với phóng sự vấn đề. Vì thế, sự phân chia các tác phẩm phóng sự trên các báo theo từng tiểu loại sẽ khó tránh được sự đánh giá chủ quan của người viết.

Trong số 762 tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong thì phóng sự vấn đề

chiếm tỷ lệ lớn nhất. (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Các dạng phóng sự trên báo Tiền Phong

STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)

1 Sự kiện 45 5.9%

2 Vấn đề 309 40.6%

3 Chân dung 238 31.2%

4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 126 16.5%

5 Điều tra 44 5.8%

Những đề tài được đề cập trong dạng phóng sự vấn đề trên báo Tiền Phong

lĩnh vực khác nhau như văn hoá, kinh tế, xã hội… Điều đó chứng tỏ sự đa dạng trong đề tài của phóng sự báo này. Đó cũng là một trong những xu hướng chung của nhiều tờ báo hiện nay: phản ánh tất cả các mặt của đời sống xã hội, đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quát về cuộc sống. Tiếp đến là Dạng phóng sự chân dung có 238/762 bài chiếm 31.2%. Trong đó, các chân dung được hiện lên trong các tác

phẩm chủ yếu là hình ảnh những người thầy giáo, cô giáo hay các nhà văn hóa. Dạng phóng sự hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trên

báo Tiền Phong có 126/762 bài, chiếm 16.5%. Chúng ta có thể nhận thấy, dạng

phóng sự sự kiện ít xuất hiện trên báo này vì không phải lúc nào cũng có sự kiện giáo dục lớn diễn ra. Dạng phóng sự điều tra chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các dạng phóng sự trên báo Tiền Phong với 44/762 bài, chiếm 5.8%.

Còn các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM đã thể

hiện một cách sinh động những đặc điểm cơ bản của phóng sự báo chí hiện đại.

Trong tổng số 1266 phóng sự, tác giả khảo sát trên báo Thanh Niên, các tác phẩm

thuộc dạng phóng sự vấn đề là lớn nhất (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Các dạng phóng sự trên báo Thanh Niên

STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)

1 Sự kiện 58 4.6%

2 Vấn đề 507 40.0%

3 Chân dung 370 29.3%

4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 246 19.4%

5 Điều tra 85 6.7%

Phóng sự vấn đề có nội dung khá đa dạng và phong phú. Trên khắp các lĩnh

vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, giáo dục… đều được phóng sự Thanh Niên đề

cập đến như các phóng sự Thần chết từ sông Chằn của Tiến Trình (Số 039, Chủ nhật, ngày 8/2/2009), Chuyện như đùa về cải chính hộ tịch của Thanh Đông (Số

052, Thứ bảy, ngày 21/2/2009); Chữa bệnh bằng …dùi cui của Bùi Ngọc Long (Số

053, Chủ nhật, ngày 22/2/2009);… Một hiện tượng đáng chú ý trên báo Thanh Niên

trong 2 năm qua còn là sự xuất hiện của một tỷ lệ lớn của các tác phẩm chân dung. Trong 2 năm (2009-2010) có tới 370 bài/1266 bài phóng sự chân dung (chiếm 29.3%) viết về các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc các nhân vật đời thường trong xã hội như nông dân, công nhân, nhà khoa học hay doanh nhân…

ít khi đề cập tới những “chân dung đen” để đánh một cách trực diện vào những tiêu cực trong xã hội. Đứng vị trí thứ 3 là dạng phóng sự hoàn cảnh, quang cảnh và hiện trạng. Đúng như tên gọi của nó là phản ánh những quanh cảnh, hiện trạng, hoàn cảnh của đời sống mà không nhất thiết phải phản ánh những mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, các bài viết vẫn thể hiện được những góc độ, có chính kiến rõ ràng của tác giả trước sự thật mà tác phẩm phản ánh.

Những hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng mà phóng sự Thanh Niên đề cập tới trong

2 năm (2009-2010) là về cuộc sống của người dân lao động trên mọi miền của Tổ quốc.

Cũng giống như phóng sự trên báo Thanh Niên, phóng sự báo Tuổi trẻ

TPHCM đã thể hiện đầy đủ các đặc điểm của phóng sự báo chí hiện đại, đồng thời,

báo có sự đa dạng và phong phú về các tiểu loại phóng sự.

Cơ cấu các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM có nét tương đồng so

với báo Tiền PhongThanh Niên (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM

STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)

1 Sự kiện 86 7.0%

2 Vấn đề 506 41.5%

3 Chân dung 375 30.7%

4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 218 17.9%

5 Điều tra 35 2.9%

Ở các phần khảo sát trước, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, Tuổi trẻ TPHCM

là tờ báo có sự đa dạng và phong phú về đề tài phản ánh. Sức hấp dẫn của phóng sự

báo Tuổi trẻ TPHCM là cách khai thác những vấn đề được công chúng quan tâm, nó

gần gũi, là những gì diễn ra trong cuộc sống thường nhật, dưới ngòi bút của các nhà báo đã phơi bày, vạch rõ bản chất của mọi sự việc, hiện tượng có vấn đề đang xảy ra. Phóng sự vấn đề chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dạng phóng sự báo Tuổi trẻ

người bình thường trong cuộc sống được báo phản ánh khá nhiều. Đó cũng chính là lý do khiến cho dạng phóng sự chân dung chiếm một số lượng lớn tác phẩm trên

báo Tuổi trẻ TPHCM, có tới 375/1220 phóng sự được đăng tải trong 2 năm (2009-

2010) chiếm 30.7%; Tiếp đến là dạng phóng sự quang cảnh, hiện trạng chiếm 17.9%. Phóng sự sự kiện cũng là dạng phóng sự được báo quan tâm đến với 86 bài/1229 bài, chiếm tỷ lệ 7.0%.

Trong 5 dạng phóng sự chúng tôi khảo sát, kết quả khảo sát cho thấy, dạng phóng sự điều tra đều ít xuất hiện trên 3 báo. Bởi tính chất và quy mô của phóng sự này đòi hỏi sự dày công, hao tâm khổ tứ của mỗi tác giả trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề phức tạp. Viết được một bài phóng sự điều tra hay không phải là dễ. Do vậy, mỗi phóng sự điều tra được đăng tải trên báo chí đều được độc giả đón nhận, xem xét, đánh giá một cách sâu sắc về nội dung và hình thức của nó. Nói như vậy, không có nghĩa các dạng phóng sự khác không được mọi người quan tâm. Mỗi một tác phẩm báo chí đều được các tác giả “mang nặng đẻ đau”.

* Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM trong 2 năm (2009-2010).

Đặc điểm cơ bản về nội dung: Tác giả đã tiến hành khảo sát các nội dung sau: Đề tài phản ánh trong tác phẩm; Chất lượng thông tin trong tác phẩm; Sự kiện và chi tiết trong tác phẩm. Tác giả có sự so sánh các tác phẩm phóng sự đã khảo sát trên ba báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM với các tác phẩm phóng sự các giai đoạn 1930-1945; 1945-1975. Từ đó rút ra những đánh giá về đặc điểm nội dung của phóng sự trên báo in hiện nay.

Đặc điểm cơ bản về hình thức: Tác giả đã tiến hành khảo sát các khía cạnh sau: Về dung lượng của tác giả; Về hệ thống tít, sapo, ảnh; Về bố cục và kết cấu tác phẩm; Về ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu; Về “cái tôi” trần thuật; Về tính chất thể

loại. Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra sự khác nhau giữa phóng sự trên ba báo khảo sát với các tác phẩm phóng sự trong giai đoạn trước.

Những kết quả mà tác giả thu được sẽ là cơ sở cho tác giả có thể rút ra được những đặc điểm của thể loại phóng sự trên 3 báo trên cũng như xu hướng vận động và phát triển của phóng sự trên các báo đó. Qua đó, đưa ra nhận xét tổng quát về những xu hướng vận động và phát triển phóng sự báo chí ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, tác giả có thể đề ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của các tác phẩm phóng sự.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ HIỆN NAY

Có thể nói, phóng sự là một thành tựu đặc biệt của báo chí, là một phương tiện vận tải độc đáo dành cho thông tin. Nó làm cho những con số khô khan trở nên sống động, những mối liên quan bí ẩn trở nên trong suốt và các vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể. Phóng sự đó là thể loại có khả năng mang đến cho công chúng những thông tin về hành động của nhân vật giống như là độc giả từ phía sau cùng nhìn qua vai phóng viên khi anh ta thu thập tin tức vậy.

Không phải nhà báo nào cũng có thể viết được phóng sự và những cây viết phóng sự thường là những nhà báo giỏi. Nhưng chính vì là một thể loại khó nên nó càng tạo nên một sự cuốn hút đến kỳ lạ. Có nhiều nhà báo suốt đời chỉ có đi, đi và viết. Mỗi chuyến đi thực tế đó, tác phẩm phóng sự của họ trở nên hay hơn, chất lượng, bởi nó được tạo ra bằng niềm đam mê, bằng mồ hôi nước mắt của họ. Đối với họ, tác phẩm là những món ăn tinh thần. Họ trân trọng và nâng nui chúng. Và có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi nhà báo chính là sự đón nhận, là tình cảm của độc giả dành cho tác phẩm của mình. Đó là điểm tương đồng của tất cả những nhà báo khi sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và tác phẩm phóng sự nói riêng qua các thời kỳ.

Phóng sự qua các chặng đường phát triển đã có rất nhiều thay đổi. Phóng sự hiện nay có nhiều điểm khác trước. Trước hết là màu sắc văn chương trong phóng sự trước đây “đậm đặc” hơn, dung lượng tác phẩm dài hơn, yếu tố hư cấu và tính chất khái quát nghệ thuật của tác phẩm cao hơn. Tiếp đó là phần lớn các phóng sự đều do các nhà văn viết ra. Còn ngày nay, phóng sự chứa đựng nhiều thông tin, sự kiện hơn. Phóng sự có xu hướng giảm dần lượng từ ngữ nhưng lại tăng dần lượng thông tin để ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của độc giả.

3.1 Những xu hướng tích cực

3.1.1 Xu hướng đa dạng hoá về đề tài phản ánh trong tác phẩm

sống báo chí. Đó cũng chính là quá trình trả lại cho phóng sự báo chí những khả năng vốn có của nó ngày càng đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của cuộc sống.

Cuộc sống luôn vận động và phát triển theo quy luật của nó. Hàng ngày có bao nhiêu sự kiện, vấn đề lớn, nhỏ diễn ra. Đó là nguồn đề tài vô cùng quý giá cho báo chí, nhất là thể loại phóng sự. Phóng sự ngày càng đi sâu khám phá những góc khuất, khía cạnh của cuộc sống, nhờ vậy mà thể loại này trở nên gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Mục đích của phóng sự cũng là nhằm hướng tới những con người nằm trong những sự việc, sự kiện, vấn đề diễn ra đó.

Một điều dễ nhận thấy là đề tài được phản ánh trong phóng sự đã có sự biến đổi theo bối cảnh xã hội của đất nước. Phóng sự từ chỗ viết về những con người Việt Nam quật cường trong chiến đấu và lao động sản xuất, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đến nay phóng sự đã bám sát những đề tài phong phú của cuộc sống đời thường và phản ánh chúng một cách linh hoạt, năng động và khiến cho công chúng ngày càng tin tưởng và yêu mến thể loại này. Từ sự chuyển biến đó, vai trò của cái “tôi” cá nhân trong tác phẩm phóng sự cũng được phát huy, nhà báo có thể thể hiện thái độ, quan điểm của mình trước một sự kiện, vấn đề trên cơ sở khách quan, trung thực. Chính vì thế, mà những tác phẩm phóng sự khi được đăng tải đã gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng.

Có thể khẳng định rằng: chính công cuộc đổi mới đã tạo cơ sở xã hội cho phóng sự báo chí ở nước ta từng bước đa dạng hoá về đề tài theo hướng ngày càng gẫn gũi với đời sống.

Đa dạng hoá đề tài ngày càng gần gũi với cuộc sống là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nghề báo, đặc biệt là với người viết phóng sự. Bởi ai cũng biết, đã làm báo trước hết là phải gắn với vấn đề thời sự. Tính thời sự là một yêu cầu cần thiết cho phong cách làm báo hiện đại. Nhưng để đảm bảo tính thời sự thì đòi hỏi nhà báo phải gắn với cuộc sống, khi đó nhà báo mới trả lời được câu hỏi: cái gì, xảy ra hôm nay trong cuộc sống và ý nghĩa của nó như thế nào, để thông tin với bạn đọc. Nhà báo viết phóng sự phải tìm ra được đề tài mới nhưng phải gắn với nhu cầu cần được thông tin của độc giả.

Người viết phóng sự muốn hiểu được cái gì bạn đọc mong muốn được thông tin thì chỉ có cách phải lăn lộn trong cuộc sống. Đó là yêu cầu đầu tiên của cái gọi là hay, là hấp dẫn. Thế là nhà báo phải đi, phải hoà nhập vào cuộc sống thì mới biết được điều độc giả trông đợi.

Nhà báo bên cạnh việc thông tin, còn phải đánh giá, phân tích ý nghĩa những sự kiện mới và cuối cùng là tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối sự kiện đó với những cách thức khác nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xu hướng đa dạng hoá đề tài gần với đời sống phù hợp với thực tế khách quan. Mỗi tác phẩm phóng sự muốn chiếm được sự yêu mến của độc giả thì nó đòi hỏi sự dày công, chăm chút của mỗi người viết dành cho nó. Với tác giả phóng sự, kiến thức được nhà báo sử dụng là kiến thức từ cuộc sống, cuộc sống cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể với bề dày cuộc sống của mình đã được tích luỹ trong nhiều năm. Nhưng nếu viết phóng sự mà nhà báo không đi vào cuộc sống thì làm sao hiểu được. Các phóng sự được viết tại văn phòng chỉ là những sản phẩm sách vở, sáo rỗng.

Một điều quan trọng nữa, các tác phẩm phóng sự không chỉ cung cấp thông tin, thể hiện quan điểm của các nhà báo mà phải tạo ra dư luận xã hội, cải tạo xã hội. Đó mới là mục đích cao nhất của mỗi tác phẩm báo chí nói chung, phóng sự nói riêng.

Hiện nay, các tác phẩm phóng sự là “bài đinh”, là “khẩu trọng pháo”, là thể loại để khẳng định thương hiệu, tiếng tăm, sức mạnh của tờ báo, nhà báo. Do vậy, quá trình khảo sát cho thấy, các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, phóng sự đã trở thành một thể loại quan trong phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống. Chính vì vậy, khi nói rằng phóng sự hiện nay đang có xu hướng đa dạng hóa về để tài cũng có nghĩa là trong những năm qua, phóng sự báo chí ở nước ta đã có sự thay đổi, phát triển trong việc lựa chọn đề tài thể hiện, gắn với yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể.

Báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM là những tờ báo được đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)