STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)
1 Sự kiện 58 4.6%
2 Vấn đề 507 40.0%
3 Chân dung 370 29.3%
4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 246 19.4%
5 Điều tra 85 6.7%
Phóng sự vấn đề có nội dung khá đa dạng và phong phú. Trên khắp các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, giáo dục… đều được phóng sự Thanh Niên đề
cập đến như các phóng sự Thần chết từ sông Chằn của Tiến Trình (Số 039, Chủ nhật, ngày 8/2/2009), Chuyện như đùa về cải chính hộ tịch của Thanh Đông (Số
052, Thứ bảy, ngày 21/2/2009); Chữa bệnh bằng …dùi cui của Bùi Ngọc Long (Số
053, Chủ nhật, ngày 22/2/2009);… Một hiện tượng đáng chú ý trên báo Thanh Niên
trong 2 năm qua còn là sự xuất hiện của một tỷ lệ lớn của các tác phẩm chân dung. Trong 2 năm (2009-2010) có tới 370 bài/1266 bài phóng sự chân dung (chiếm 29.3%) viết về các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc các nhân vật đời thường trong xã hội như nông dân, công nhân, nhà khoa học hay doanh nhân…
ít khi đề cập tới những “chân dung đen” để đánh một cách trực diện vào những tiêu cực trong xã hội. Đứng vị trí thứ 3 là dạng phóng sự hoàn cảnh, quang cảnh và hiện trạng. Đúng như tên gọi của nó là phản ánh những quanh cảnh, hiện trạng, hoàn cảnh của đời sống mà không nhất thiết phải phản ánh những mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, các bài viết vẫn thể hiện được những góc độ, có chính kiến rõ ràng của tác giả trước sự thật mà tác phẩm phản ánh.
Những hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng mà phóng sự Thanh Niên đề cập tới trong
2 năm (2009-2010) là về cuộc sống của người dân lao động trên mọi miền của Tổ quốc.
Cũng giống như phóng sự trên báo Thanh Niên, phóng sự báo Tuổi trẻ
TPHCM đã thể hiện đầy đủ các đặc điểm của phóng sự báo chí hiện đại, đồng thời,
báo có sự đa dạng và phong phú về các tiểu loại phóng sự.
Cơ cấu các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM có nét tương đồng so
với báo Tiền Phong và Thanh Niên (xem bảng 2.6).