Vài nét về Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp nông dân nghệ an trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 39 - 49)

1.2.1.1. Những nét chung Vị trí địa lý

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đơng giáp biển Đơng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam. Vĩ độ: 18033’ đến 19025’’ vĩ Bắc, kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh Đơng.

Diện tích và dân cư

Nghệ An có diện tích tương đối rộng: 16.499.000 km2, dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 3.113.055 người. Trên tồn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Thái, dân tộc Mường, cạnh dân tộc chính là dân tộc Kinh.

Lịch sử:

Địa danh Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tơng năm (1030) thay cho tên Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước (năm 627). Cũng như nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người xứ Nghệ có tính cộng đồng chặt chẽ, giàu lịng nhân ái, nặng nghĩa tình. Đó là nét đẹp truyền thống của người xứ Nghệ.

Từ thế kỷ thứ VIII, Mai Hắc Đế đã phất cao cờ nghĩa, xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam Đàn) để chống lại ách thống trị của nhà Đường. Năm 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An lập đại bản doanh ở đây 4 năm.

Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ trên đường hành quân cấp tốc ra Bắc để đánh đuổi 29 vạn quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, ông đã dừng lại ở Nghệ An tuyển thêm 5 vạn quân sĩ. Những tân binh này được tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đã hăng hái thần tốc tiến ra Thăng Long, góp phần làm nên chiến cơng vang dội ở Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu (1789).

Trong buổi đầu chống thực dân Pháp, dưới ngọn cờ của tiến sĩ Nguyễn Xn Ơn và Phó bảng Lê Dỗn Nhạ, nhân dân Nghệ An đã dấy lên một trong trào kháng Pháp mạnh mẽ, đứng hàng đầu trong cả nước.

Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu nước, đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước thắng lợi.

Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là quê hương của các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả cho miền Nam ruột thịt”.v.v... để góp phần mình cùng cả nước đi đến tồn thắng mùa xuân năm 1975.

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dịng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hố có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Chỉ riêng làng Quỳnh Đơi, dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó bảng trở lên), cịn cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người. Khoa thi Hương Tân Mão (1891), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thì huyện Nam Đàn đã có 6 người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có 8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Phó bảng Nguyễn Xuân Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc.

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.

Khí hậu:

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xn, hạ, thu, đơng. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khơ và nóng. Vào mùa đơng, chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc lạnh và ẩm ướt. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm. Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.

Địa hình, địa mạo

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lị giáp biển.

Văn hóa, xã hội

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sơng Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hị ví dặm, cùng uống chung dịng nước sơng Lam.

Nghệ An còn nổi tiếng với những Di tích Văn hóa lịch sử: Đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh hay danh thắng: Lâm viên núi Quyết, rừng Bần-Tràm chim Hưng Hoà, các bảo tàng: Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An. Công viên: Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi-giải trí-du lịch Hồ Cửa Nam.

Cho tới năm 2004 có gần 1.000 di tích lịch sử văn hố được nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hố đã được cơng nhận cấp quốc gia.

Ngồi ra, hị ví dăm Nghệ Tĩnh đang đề nghị là di sản văn hóa thế giới phi vật thể.

Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên và lịch sử đã quy định Nghệ An là một tỉnh lấy nông nghiệp làm chủ yếu. Cho nên trong giai đoạn hiện nay để xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh nhà, Nghệ An khơng cịn con đường nào khác hơn là phải xuất phát từ nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp nhưng

không phải là một nền nơng nghiệp lạc hậu, tự cấp, tự túc, khép kín, sản xuất nhỏ lẻ như trước đây mà phải là một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn tức là phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn.

Tình hình kinh tế - xã hội của Nghệ An trong những năm vừa qua

Những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi chậm và cịn diễn biến khó lường; thị trường thế giới khó khăn, giá lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cơ bản biến động phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất còn cao; số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao, nhiều lao động mất việc làm. Bên cạnh đó, trong tỉnh, thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm từ đầu năm, mưa lớn kéo dài (đặc biệt mưa lớn trong tháng 9 năm 2012 gây ra lũ lụt làm thiệt hại lớn), nắng nóng, lốc xốy; dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng (xăng dầu, gas, điện, nước, viện phí...) khiến tình hình doanh nghiệp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn...

Về kinh tế:

Nhìn chung, kinh tế - xã hội Nghệ An trong những năm qua giữ được ổn định, có mức tăng trưởng hợp lý trong điều kiện khó khăn, an sinh xã hội được đảm bảo.

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, chủ động và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thực hiện tốt các giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, công tác xã hội hóa trong ủng hộ, giúp đỡ người nghèo được phát động sâu rộng nên đã mang lại những kết quả thiết thực, lạm phát được kiềm chế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt 9,7%. GDP bình quân đạt 14,16 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so với đầu kỳ [46, tr4].

Như vậy chúng ta có thể thấy, tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp so với cùng kỳ do hầu hết các ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Tốc độ tăng của ngành này chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hoạt động xây dựng giảm dẫn đến tốc độ tăng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng chậm so với cùng kỳ năm trước, từ đó ảnh hưởng đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Riêng nông – lâm – ngư nghiệp do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng, đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 ước tăng 4,03% cùng kỳ; trong đó nơng nghiệp tăng 3,75%, lâm nghiệp tăng 3,99%, ngư nghiệp tăng 5,94%. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục phát triển đúng hướng, ước năm 2012 nông nghiệp chiếm 81,82%, lâm nghiệp chiếm 6,97%, thuỷ sản chiếm 11,21%. Việc xây dựng, nhân rộng các mơ hình kinh tế tiếp tục được triển khai tích cực phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Riêng sản xuất nông nghiệp: Mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 1.167.203 tấn/KH 1.109.000 tấn, đạt 105,95% kế hoạch, giảm 0,38% cùng kỳ. Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, cơ cấu ngành chuyển biến tích cực và đúng hướng. Tuy nhiên, nhìn vào những con số trên chúng ta có thể khẳng định: tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn giữ ở mức cao và giữ vai trị chủ đạo. Do đó vấn đề phát triển nơng nghiệp và nông thôn của tỉnh nhà phải đặt ở mức cấp thiết.

Đời sống văn hóa và thể dục thể thao:

Việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng an ninh; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời có hiệu quả. Ngành tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về văn hóa thơng tin trên địa bàn. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống văn hóa cơ sở. Huy động được xã hội hóa

trong cơng tác trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Đến nay tồn tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh như khu du lịch Cửa Lò, vườn quốc gia Pù Mát, khu du lịch thành phố Vinh.

Trong những năm qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hoạt động có hiệu quả. Nhất là phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.

An ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội

Quốc phòng, an ninh trong những năm qua ln được tăng cường, chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sang chiến đấu. Bảo đảm an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các hoạt động chính trị, xã hội và an ninh biên giới, miền núi, dân tộc, vùng giáo, nông thôn…không để bất ngờ lớn và điểm nóng xảy ra.

Cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là ma túy được triển khai có hiệu quả. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được nâng lên. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường. Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, trộm cắp tài sản và an tồn giao thơng cịn diễn biến phức tạp.

1.2.1.2. Những đặc điểm của nông dân Nghệ An

Từ những khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu đã hình thành nên con người miền Trung nói chung và người nơng dân Nghệ An nói riêng những đặc điểm khác với các vùng miền khác. Điểm nổi bật nhất ở họ là nông dân Nghệ An rất chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Nơng dân Nghệ An là những người yêu nước nồng nàn và có lịch sử truyền thống đấu tranh vẻ vang trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng chính là yếu tố tích cực giúp đẩy nhanh tiến độ và chất lượng của quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp và nông thôn của tỉnh nhà.

Số lượng: Dân số Nghệ An đứng thứ 4 trong cả nước (năm 2009: trên

2,919 triệu người). Trong đó tỉ lệ dân nơng thơn Nghệ An chiếm 79,46% dân số trong tồn tỉnh.

Hiện trạng giai cấp nơng dân Nghệ An hiện nay:

Nghệ An là một tỉnh trung du miền núi, dân số đông, chủ yếu làm nghề nơng là chính, nguồn lao động vơ cùng dồi dào và phong phú. Điều này cho thấy nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh.

Từ ngày đất nước đổi mới, bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhân dân trong tỉnh đã phấn khởi, hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, ý thức tự lực tự cường góp phần quan trọng đưa sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên bước phát triển mới theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Đặc biệt dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn, nơng nghiệp; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cơ cấu nơng dân cũng có những biến đổi quan trọng, đa dạng hơn trước rất nhiều.

Xét về thành phần kinh tế: nông dân tỉnh Nghệ An bao gồm: nông

dân tập thể, nông dân hợp tác, nông dân cá thể, tiểu chủ; xuất hiện một số nông dân tiên tiến, làm ăn khá giả có thể trở thành tư bản vừa và nhỏ ở nông thôn (các chủ trang trại).

Xét về mặt nghề nghiệp, nông dân tỉnh Nghệ An chủ yếu gồm: nông dân

trồng trọt, nông dân ngư nghiệp, nông dân lâm nghiệp, nơng dân dịch vụ.

Tính chất đan xen bộc lộ rõ nét trong cơ cấu nông dân tỉnh Nghệ An:

Cụ thể nông dân tỉnh Nghệ An gồm có: nơng dân trí thức, nơng dân tiểu thương, nông dân thợ thủ công, nông dân dịch vụ, nông dân làm chủ, nông dân làm thuê…

Mặt bằng dân trí và mức hưởng thụ văn hóa: ngày càng được cải thiện và nâng cao: có nhiều tiến bộ cả về trình độ tay nghề, khoa học kỹ thuật và năng lực quản lý. Từ ngày đất nước đổi mới đến nay nhu cầu học tập, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hướng dẫn khuyến nông ngày càng tăng. Bởi thế sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện liên tục được củng cố và phát triển. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được triển khai rộng rãi. Đồng thời hàng năm, sở nông nghiệp và trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc trên địa bàn huyện, tỉnh, cơ sở khoa học công nghệ môi trường, sở nông nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ cho các cán bộ, hội viên nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm về cơng tác phịng chống, chăm sóc và phát triển cây trồng vật nuôi tạo ra năng suất sản xuất lớn, sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Về nhận thức, tư tưởng, chính trị, pháp luật của nông dân: đất nước bước

vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều thời cơ và thách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp nông dân nghệ an trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)