Vai trị của nơng dân Nghệ An đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp nông dân nghệ an trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 49 - 55)

nông nghiệp và nông thôn

Thứ nhất, nông dân Nghệ An là lực lượng vật chất có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc biến những chủ trương, Nghị quyết của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành hiện thực đi vào cuộc sống.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng. Để thực hiện thành cơng sự nghiệp này địi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh của tất cả các nguồn lực khác nhau. Nghệ An lại là tỉnh đông dân số, giàu tài nguyên thiên nhiên, là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn,…Có thể nói nguồn lực con người đã trở thành nguồn lực hành đầu có tính chất trực tiếp và quyết định đến sự thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng, cũng như trong việc biến mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống của người dân.

Bước ra từ những đau thương do chiến tranh tàn phá, anh dũng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất, lũy tre. Đến hôm nay, người nông dân Nghệ An với tinh thần cách mạng, với ý chí khơng cam chịu đói nghèo, ý chí vươn lên vượt khó là tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là phát huy một cách mạnh mẽ sức mạnh của tất cả các nguồn lực khác trong suốt q trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Nói khác đi, tất cả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhà có được khơi dậy, phát huy một cách tối đa, triệt để hay không phải xuất phát từ chính bản thân nội tại của nó mà phải qua hoạt động của nơng dân với tư cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất. Cho nên, quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Nghệ An hiện nay có thành công hay không, thành công ở mức độ nào, nhanh hay chậm phần lớn do chính người nơng dân quyết định. Với một lực lượng đơng đảo, khơng ai khác hơn chính nơng dân là thành phần nòng cốt trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo ra một khối

lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện mạo của nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ. Nhưng chính bản thân người nơng dân nếu khơng có ý chí vươn lên vượt khó “lấy sức ta mà giải phóng cho ta” để làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội, mà lại lười biếng trong lao động, thờ ơ với thời cuộc, ỷ lại trơng chờ vào chính quyền và sự trợ cấp của xã hội, thì dù có đường lối đúng đắn tới đâu, tiềm năng nguồn lực về đất đai, về khoa học cơng nghệ, về vốn,... có mạnh đến mấy thì cũng trở nên vơ nghĩa, khó có thể triển khai và phát huy hết khả năng trước sức ỳ tâm lý của người nơng dân. Như vậy, trong hồn cảnh này đời sống của chính bản thân người nơng dân vẫn mãi trong vịng luẩn quẩn của nghèo đói và lạc hậu, kinh tế của địa phương vẫn mãi là nền nơng nghiệp sản xuất nhỏ, khép kín và trì trệ, khó có sự chuyển biến đáng kể. Ngược lại, nếu nông dân nhận thức được các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; từ đó thay đổi nếp nghĩ, cách làm, trau dồi tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường vốn rất năng động, điều mà trước đây khơng hề có thì sẽ giúp cho nơng dân chủ động thốt ra khỏi cái vịng luẩn quẩn của mình: đói nghèo và dốt nát. Từ đó có ý chí phấn đấu vươn lên với tinh thần tích cực, năng động, sáng tạo hăng say tham gia lao động sản xuất bằng chính mồ hơi, nghị lực và tâm sức của mình. Đây chính là động lực to lớn khơi dậy được tất cả mọi tiềm năng vốn có, mọi nguồn lực kể cả nguồn lực bên trong lẫn nguồn lực bên ngồi. Khi đó với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, các tiềm năng nguồn lực to lớn sẵn có cùng với tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết của nông dân tất cả sẽ tác động, ảnh hưởng, thẩm thấu vào nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp tấn công vào mặt trận sản xuất, phát triển nơng nghiệp tồn diện và xây dựng nông thôn mới giành thắng lợi vẻ vang là một tất yếu của quá trình phát triển.

Với một lực lượng đơng đảo, khơng ai khác hơn chính nơng dân Nghệ An chính là thành phần nịng cốt trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo ra một khối lượng của

cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện mạo của nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ.

Thứ hai, nông dân Nghệ An là người trực tiếp tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Khoa học và công nghệ ngày nay chiếm một phần không nhỏ trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói riêng và tất cả các lĩnh vực kinh tế. Việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao năng suất và chất lượng cho ngành nông nghiệp. Đối tượng để sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ ngành nông nghiệp chính là người nơng dân, chủ thể của việc áp dụng những thành tựu đó cũng là người nơng dân. Người nơng dân chính là đối tượng : biết, bàn, áp dụng và kiểm tra nó. CNH, HĐH khơng thể khơng có sự tham gia đóng góp tích cực của khoa học công nghệ. Bởi xuất phát từ vị trí, vai trị của mình, khoa học và cơng nghệ là nền tảng, là động lực tạo đà cho q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn phát triển nhanh và bền vững. Thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của đội ngũ cán bộ khoa học ở tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã có sự đóng góp đáng kể vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ gần đây bước đầu đã xây dựng được nhiều giải pháp, quy trình, mơ hình mới và được đánh giá cao về tính khả thi và quan trọng hơn khi được ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại các kết quả đáng khích lệ. Trong đó một số đề tài mang tính chất đột phá có ý nghĩa thực tiễn cao trở thành cầu nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ với thực tiễn sản xuất, giữa cán bộ khoa học công nghệ với nông thôn và nông dân. Trong những năm gần đây Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nơng, Khuyến ngư, Phịng Nơng nghiệp, Hội Nông dân các huyện thị và các trường, viện đã tổ chức hội nghị, tập huấn chuyên đề về kỹ thuật ni trồng và chăm sóc cây trồng, vật ni phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng khác nhau trong tỉnh như ứng dụng giống lúa, giống ngô và giống

dưa hấu, giống hoa mới, sin hóa đàn bị, ni lơn siêu nạc,... Bằng hình thức vừa tập huấn, vừa cử cán bộ khoa học theo sát hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân, giúp bà con nông dân áp dụng thành công các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào điều kiện cụ thể của gia đình mình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó tạo thành các điểm trình diễn cho nhiều bà con khác trong khu vực tham quan học tập. Điều này đã làm cho khoa học - kỹ thuật từ chỗ là những lý thuyết khơ khan, khó hiểu trở nên đơn giản, dễ nắm bắt. Nhờ đó những kiến thức của cán bộ khoa học - kỹ thuật đã được chuyển tải và trở thành kiến thức của nông dân. Một khi nông dân thấy được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ thì họ tự giác chủ động đến với khoa học kỹ thuật và công nghệ để học tập, trau dồi kinh nghiệm. Điều này cho thấy giữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và nơng dân trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn như một lẽ tự nhiên đã có sự gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Thông qua hoạt động thực tiễn sản xuất của nông dân, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghệ sinh học với nhiệm vụ lai tạo các giống cây, giống con với năng suất, chất lượng cao sẽ đồng thời là cơ hội để hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ không ngừng điều chỉnh, bổ sung giúp nơng dân thốt khỏi tình trạng sản xuất theo kinh nghiệm, lối mòn, từ chỗ là một nền sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp sang một nền sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn do áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới.

Vai trị của khoa học cơng nghệ cũng như của các nhà khoa học là đặc biệt quan trọng nhưng tác dụng của khoa học cơng nghệ có phát huy được hay khơng cịn phụ thuộc vào nơng dân, phụ thuộc vào năng lực và mức độ tiếp thu khoa học công nghệ của nơng dân. Điều này có thể sẽ xảy ra theo hai khả năng: Thứ nhất, trong trường hợp nơng dân có trình độ dân trí (mặt bằng dân trí) thấp kém, cộng với thái độ thờ ơ với việc tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nơng nghiệp thì đây sẽ là một rào cản lớn cho việc triển khai các đề tài, dự án khoa học. Thứ hai, trong trường hợp nơng dân có

trình độ học vấn cao, cùng với tính năng động, sáng tạo, nhạy bén, ham học hỏi thì đây sẽ là một thuận lợi lớn cho việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp. Chính nơng dân với việc tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đại trà vào trong sản xuất trên quy mô lớn sẽ là một kênh thông tin cực kỳ quan trọng phản hồi lại kết quả đạt được đến các nhà khoa học, trong đó bao gồm cả những mặt ưu điểm, tính hiệu quả cũng như những hạn chế, khiếm khuyết vốn là một hiện tượng chắc chắn phải có của chính bản thân khoa học cơng nghệ. Trên cơ sở đó giúp các nhà khoa học khơng ngừng phát huy những kết quả đạt được đồng thời đề ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết này làm cho khoa học luôn được bổ sung, điều chỉnh và ngày một hoàn thiện hơn trong những bước phát triển tiếp theo. Thành tựu của khoa học và công nghệ phải được chứng minh bằng những kết quả đạt được trên thực tế thông qua hoạt động sản xuất của nông dân. Như vậy, khoa học từ chỗ là lý thuyết trở thành hiện thực, được áp dụng trong thực tiễn sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao là cả một q trình. Ở đó nếu khơng có nơng dân với tư cách là cầu nối, là khâu trung gian nối liền giữa đầu vào là lý thuyết khoa học với đầu ra là các sản phẩm đạt được do việc ứng dụng các lý thuyết khoa học đó thì lý thuyết khoa học đó sẽ khơng có sức sống. Rõ ràng q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn khơng thể thiếu sự đóng góp của khoa học và cơng nghệ, nhưng để khoa học - công nghệ đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần đưa nền nơng nghiệp của địa phương phát triển theo hướng CNH, HĐH địi hỏi phải thơng qua hoạt động của nơng dân. Như vậy có nghĩa là trong mọi trường hợp nơng dân vẫn là người giữ vai trị nịng cốt trong q trình phát triển sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, nơng dân là người có kinh nghiệm khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai một cách hợp lý, hữu ích.

Từ xưa, ơng cha ta đã nói “tấc đất, tấc vàng”, trong tất cả các nguồn lực thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt được thể hiện trên hai mặt: thứ nhất, đất đai

là môi trường tự nhiên tạo ra hệ sinh thái cần thiết cho sự sống; thứ hai, đất đai là đối tượng lao động của nơng dân, tại đó, bằng hoạt động lao động của mình, nơng dân tác động lên các yếu tố tự nhiên của đất để nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi tạo ra các sản phẩm cần thiết cho xã hội. Là người gắn bó với đất đai nên nơng dân có nhiều kinh nghiệm khai thác và sử dụng tiềm năng của đất đai rất hợp lý và hữu ích. Từ trong hoạt động thực tiễn đã giúp cho nông dân hiểu rõ từng loại đất, chất đất thích hợp với các loại cây trồng, vật nuôi nào. Chẳng hạn: đối với các vùng đồi trung du mát mẻ, người nông dân trồng cây hoa màu như khoai, sắn, rau, đậu và các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày như chè, dâu tằm,... Cịn đối với các vùng đất thấp và ven các sơng thì người ta đào mương ni cá, tôm đồng thời dẫn nước tưới tiêu; ven sông trồng các loại cây ăn quả và rau màu. Ngày nay, trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, trong điều kiện đất chật người đơng thì việc khai thác tiềm năng của đất đai một cách triệt để nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững là điều mà nông dân Nghệ An luôn trăn trở. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nơng dân Nghệ An đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của đất nơng nghiệp. Nhìn chung, nhờ vai trị của nơng dân trong việc tận dụng, khai thác triệt để tiềm năng đất đai mà trong những năm qua đời sống của nông dân dần được cải thiện. Quá trình này cũng đã góp phần to lớn đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn của tỉnh.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nông dân Nghệ An đã đóng một vai trị rất quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của đất nông nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, nhà nước và được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, nơng dân trong tỉnh đã tích cực cải tạo đất, thâm canh tăng vụ...làm cho giá trị thu hoạch được nâng cao rõ rệt, đời sống của người nông dân nhờ đó khơng ngừng được nâng lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp nông dân nghệ an trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)