7. Kết cấu của đề tài
1.2. Đặc điểm nhóm lợi ích trong chính trị Mỹ hiện nay
1.2.2. Các nhóm lợi ích chủ yếu và vai trò của nó trong chính trị Mỹ
Hiện nay ở Mỹ có đến hàng nghìn các nhóm lợi ích ở cả cấp liên bang lẫn cấp bang đại diện cho hàng trăm các vấn đề khác nhau, từ các nhóm kinh tế, công đoàn, hƣu trí, phụ nữ, quyền lợi ngƣời tiêu dùng, môi trƣờng, chiến tranh… đến các vấn đề cụ thể nhƣ kiểm soát súng, thuốc lá, ngƣời đồng tính… và cả các nhóm lợi ích đại diện cho các tổ chức nƣớc ngoài có quan hệ làm ăn buôn bán với Mỹ. Tuy nhiên, không phải nhóm lợi ích nào cũng hình thành và có tổ chức chặt chẽ với một hệ thống đông đảo nhân lực và nguồn lực tài chính mà chỉ có một số ít những nhóm lợi ích đại diện cho những lĩnh vực lớn nhƣ: Kinh tế, tài chính, năng lƣợng, quốc phòng, nông nghiệp, an sinh xã hội, ngƣời tiêu dùng, tôn giáo mới là những tổ chức có vai trò chính trong việc tác động đến chính quyền và ảnh hƣởng đến các quyết định của các cơ quan lập pháp. Do đó, không khó để có thể tìm ra những nhóm lợi ích tiêu biểu trong số hàng nghìn nhóm lợi ích tại Mỹ hiện nay. Có thể tìm kiếm các nhóm lợi ích chủ yếu của Mỹ thông qua các lĩnh vực lớn mà nó đại diện:
- ấ , những nhóm lợi ích tiêu biểu đại diện cho các ợ .
Đây chính là những nhóm lợi ích lớn nhất, đông đảo và mạnh mẽ nhất. Các nhóm lợi ích kinh tế bao gồm những tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp lớn nhƣ Phòng Thƣơng mại Mỹ và Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất (NAM), cũng nhƣ các nhóm lợi ích đại diện cho ngƣời lao động tại các cơ sở kinh tế trên toàn nƣớc Mỹ nhƣ Liên đoàn lao động và Đại hội của các tổ chức công nghiệp Mỹ (AFL -CIO). Các hiệp hội thƣơng mại đại diện cho những ngành công nghiệp khác nhau trên toàn nƣớc Mỹ cũng có vai trò quan trọng nhƣ Hiệp hội cộng đồng điện Mỹ (APPA), hiệp hội khai thác mỏ quốc gia, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ quốc gia, hội đồng ngoại thƣơng quốc gia…
Nhắc đến các nhóm lợi ích kinh tế tại Mỹ thì không thể bỏ qua các nhóm lợi ích về kinh tế nông nghiệp, một lĩnh vực đã có truyền thống từ lâu đời và giành đƣợc sự quan tâm lớn của chính phủ Mỹ. Do đó, các nhóm lợi ích đại diện cho lĩnh vực hoạt động này cũng rất mạnh, từ những nhóm lớn nhƣ: Tổ chức nông dân quốc gia, liên đoàn các sở nông nghiệp Mỹ, liên minh hành
động về chính sách lƣơng thực, hiệp hội các trang trại của Mỹ, phong trào Grange đến các nhóm đại diện cho từng lĩnh vực kinh tế nông nghiệp cụ thể nhƣ: Liên minh ethanol Mỹ, hiệp hội quốc gia của những ngƣời trồng lúa mỳ, thuốc lá, đậu tƣơng, lạc…
- , các nhóm lợi ích đại diện cho các lĩnh vực về xã ộ .
Chính phủ Mỹ hàng năm có rất nhiều các chƣơng trình an sinh xã hội liên quan đến các lĩnh vực nhƣ: Thất nghiệp, việc làm, nhà ở xã hội, phúc lợi xã hội, ngƣời nhập cƣ, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… Vì vậy, số lƣợng nhóm lợi ích thuộc các lĩnh vực này cũng rất đa dạng và tham gia vào chính trị cũng rất thƣờng xuyên, tiêu biểu nhất có thể kể đến: Liên đoàn giáo viên Mỹ, hiệp hội giáo dục quốc gia, hiệp hội y khoa Hoa Kỳ, quỹ sức khỏe trẻ em, viện nhà ở quốc gia, liên đoàn cải cách nhập cƣ Mỹ, liên minh vận tải truyền thông, liên minh ngăn chặn chiến tranh với ngƣời nghèo, trung tâm quốc gia Shriver Sargent về luật nghèo,…
- b , các nhóm lợi ích đại diện cho các ĩ ụ ể. Đây là
những nhóm lợi ích đƣợc hình thành dựa trên những lợi ích cụ thể về một vấn đề nào đó có liên quan đến lợi ích của các thành viên tham gia. Trên thực tế, các nhóm lợi ích thuộc loại này là phổ biến tại Mỹ, đó có thể là những nhóm lớn với hàng triệu thành viên tham gia cũng có thể là những nhóm nhỏ vài chục ngƣời. Và mục đích của các nhóm này đƣơng nhiên vẫn là cố gắng tác động đến các chính sách ban hành của chính phủ về những vấn đề cụ thể cần quan tâm. Nhóm lợi ích tiêu biểu thuộc loại này (cũng có thể là nhóm lợi ích lớn nhất nƣớc Mỹ) là Hiệp hội những ngƣời hƣu trí Mỹ (AARP) với số lƣợng thành viên lên đến trên 35 triệu ngƣời đại diện cho ngƣời về hƣu tại Mỹ, tổ chức phụ nữ toàn quốc (NOW) cũng có số lƣợng thành viên lên đến hàng triệu ngƣời đại diện cho vấn đề phụ nữ thuộc tất cả các lĩnh vực trong toàn quốc, hội cựu chiến binh Mỹ đại diện cho những cựu chiến binh đã tham gia các chiến trƣờng của Mỹ, liên minh tự do dân sự Mỹ đại diện cho lĩnh vực tự do dân sự, hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của ngƣời da màu (NAACP) vận động chính
phủ liên quan đến lợi ích của ngƣời da màu tại Mỹ, quỹ hành động nghệ thuật Mỹ đại diện cho các lợi ích về các lĩnh vực của nghệ thuật…
Một số lĩnh vực cụ thể đặc biệt khác mà việc có các nhóm lợi ích đại diện đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình ban hành chính sách của chính phủ, đó là các nhóm lợi ích về quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Nổi bật nhất cho các nhóm thuộc lĩnh vực này là trung tâm chính sách an ninh, hiệp hội sỹ quan quân đội Mỹ, trung tâm chính sách quốc tế, hiệp hội ngoại giao Mỹ và hàng trăm các nhóm khác đại diện cho rất nhiều tổ chức nƣớc ngoài có quan hệ làm ăn buôn bán với Mỹ. Hầu hết các nhóm lợi ích thuộc những lĩnh vực này đều có chung nhiệm vụ là tƣ vấn, giám sát cho chính phủ về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của Mỹ. Do đó, các nhóm này thƣờng nhận đƣợc sự hậu thuẫn khá lớn từ các chính trị gia và mối quan hệ giữa các nhóm với các quan chức chính quyền là dễ dàng hơn nhiều nhóm lợi ích khác.
- ư, các nhóm của ươ p . Do cấu tạo của hệ thống
liên bang tại Mỹ nên không có gì là ngạc nhiên khi có những nhóm lợi ích hình thành để mang lại lợi ích cho chính quyền địa phƣơng và tiểu bang trƣớc Quốc hội và chính quyền liên bang. Mặt khác, chính phủ liên bang cũng khuyến khích và hỗ trợ nhiều nhóm lợi ích thuộc loại này để tạo nên sự ủng hộ từ chính các thành viên (sẽ là những cử tri) của các nhóm này tại các bang của Mỹ. Các nhóm lợi ích của chính phủ tiêu biểu gồm có Liên đoàn quốc gia các thành phố, hội nghị quốc gia của thị trƣởng, hiệp hội thống đốc quốc gia. Một nhiệm vụ quan trọng đƣợc thực hiện bởi các nhóm này là để giúp chính quyền tiểu bang và địa phƣơng nhận đƣợc tài trợ từ liên bang. Các quỹ từ các nhóm này rất quan trọng vì họ có ảnh hƣởng đến việc thu thuế của liên bang và hỗ trợ cho quá trình tranh cử của các đảng tại Mỹ.
- , các nhóm lợi ích ộ . Các nhóm lợi ích công cộng ở
Mỹ thƣờng không mong đợi lợi nhuận trực tiếp từ những thay đổi chính sách mà họ tìm kiếm, các nhóm này chủ yếu tập trung vào những lợi ích lâu dài từ sự ủng hộ của công chúng và sự quan tâm của chính quyền. Về nhóm lợi ích
thuộc dạng này bao gồm một số lƣợng lớn các nhóm vận động ngƣời tiêu dùng, tiêu biểu nhất là: Liên đoàn ngƣời tiêu dùng Mỹ, liên minh tiêu dùng cho an ninh năng lƣợng, hiệp hội dịch vụ thực phẩm phân phối quốc tế… và các tổ chức môi trƣờng, chẳng hạn nhƣ Quỹ bảo vệ môi trƣờng (EDF), hiệp hội bảo tồn công viên quốc gia, câu lạc bộ Sierra,…
Nhƣ vậy, có thể nói các nhóm lợi ích ở Mỹ là hết sức đa dạng và đông đảo. Không chỉ có những nhóm lợi ích lớn với số lƣợng thành viên đông đảo, nguồn lực tài chính lớn, tổ chức chặt chẽ mới có thể tiếp cận chính trị và vận động chính sách mà ngay cả những nhóm nhỏ nếu biết sử dụng tổng hợp các phƣơng thức thì cũng có thể tác động đến chính quyền theo hƣớng có lợi cho các nhóm. Mặt khác, ở Mỹ hiện nay các nhóm không chỉ đơn giản là đại diện cho một nhóm lợi ích cụ thể nào (ngay cả những nhóm lợi ích cụ thể) mà chúng ngày càng mở rộng sang các lĩnh vực khác giống nhƣ một tập đoàn lớn. Do đó, ảnh hƣởng của chúng đến chính trị và chính sách ở Mỹ là không thể tránh khỏi.
* V ò ó ợ ề ch ị Mỹ
Hệ thống chính trị Mỹ hiện nay bao gồm các đảng chính trị (trong đó chủ yếu là hai đảng: Cộng hòa và Dân chủ), nhà nƣớc liên bang và các nhóm lợi ích. Nhƣ vậy, nhóm lợi ích là một bộ phận hợp thành và có vai trò quan trọng trong chính trị Mỹ. Vai trò đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- ấ , hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách của chính quyền liên
bang và các bang. Hoạt động hỗ trợ và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của các nhóm lợi ích là hết sức thƣờng xuyên và cần thiết. Các nhóm trong xã hội chính là nguyên nhân để chính quyền ban hành các chính sách điều chỉnh, để rồi đến lƣợt nó, các nhóm lợi ích tham gia và hỗ trợ chính sách từ lúc chính sách mới định hình đến khi thực hiện và đánh giá chính sách. Các nhóm lợi ích cung cấp thông tin, hỗ trợ về nhân lực và tài chính cho các chính sách của liên bang. Đối với các bang, nhiều bang có những quy định, luật lệ riêng, do đó, cần thiết phải có những nhóm lợi ích của chính phủ để có thể tác động đến việc ban hành chính sách của các bang, ngƣợc lại tại mỗi bang cũng
có những nhóm lợi ích và chúng cũng thƣờng xuyên tác động và hỗ trợ, giúp đỡ trong viêc các bang ban hành những quy định, chƣơng trình của bang đó.
Điều đặc biệt hơn, hoạt động chứng thực và chất vấn tại các cuộc họp của nghị viện (thƣợng viện và hạ viện) Mỹ thƣờng là từ các nhóm lợi ích, các nhóm này cử các chuyên gia hàng đầu, những luật sƣ, chuyên gia quan hệ công chúng và vận động hành lang để phản biện, hỗ trợ chính sách, giúp cho những chính trị gia có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn về chính sách ban hành, tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Chính trị Mỹ cũng duy trì thể chế tam quyền phân lập “cứng”, các cơ quan trọng bộ máy nhà nƣớc kiểm soát, đối trọng nhau. Do đó, việc ban hành một chính sách ở Mỹ nếu không nhận đƣợc sự đồng thuận của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc sẽ rất khó thực hiện. Trên thực tế, tổng thống Mỹ đã nhiều lần dùng quyền phủ quyết để bác bỏ các dự luật. Vì thế, việc các nhóm lợi ích tham gia vào quá trình hoạch định chính sách sẽ giúp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc dễ tìm đƣợc tiếng nói chung và đi đến quyết định thống nhất hơn trong việc ban hành các chính sách quốc gia.
- , hỗ trợ các đảng chính trị trong quá trình tranh cử giành quyền
lực nhà nƣớc. Nền chính trị bầu cử ở Mỹ diễn ra hết sức sôi động và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đảng chính trị để giành quyền lực nhà nƣớc. Trong suốt nhiều năm, ở Mỹ về cơ bản chỉ có hai đảng chính tham gia vào quá trình tranh cử giành chính quyền là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, tuy nhiên cũng có những đảng chính trị nhỏ khác tham gia tranh cử để giành đƣợc những vị trí thuận lợi trong nghị viện Mỹ nhƣ: Đảng Cấp tiến, đảng Độc lập, đảng Cải cách, đảng Xanh… nhƣng số lƣợng đó là rất ít và khó có cơ hội để cạnh tranh cũng nhƣ liên minh với hai đảng lớn. Với tính chất quan trọng của các cuộc bầu cử mà các đảng chính trị, chủ yếu là hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã cố gắng tìm mọi cách để thu hút số lƣợng cử tri trong toàn liên bang bầu cho các ứng cử viên đại diện cho đảng mình. Quá trình này diễn ra trong suốt thời gian tranh cử, tuy nhiên để có đƣợc kết quả cuối cùng thuận lợi, nếu chỉ dựa vào thực lực
của các đảng sẽ rất khó khăn, do đó các đảng cần đến sự hỗ trợ từ các nhóm lợi ích trong toàn xã hội. Các nhóm lợi ích hỗ trợ các đảng về phƣơng tiện, con ngƣời, truyền thông và đặc biệt là tài chính cho quá trình các đảng tranh cử. Sự hỗ trợ này nhiều khi là nhân tố quyết định thành công cho các đảng trong quá trình vận động cử tri bầu cho mình.
Ở Mỹ, cứ 4 năm một lần ngƣời dân lại đi bầu tổng thống, toàn bộ hạ viện, 1/3 thƣợng viện và hơn một nửa số bang bầu thống đốc và hầu hết các bang bầu Nghị viện địa phƣơng. Năm đó gọi là tổng tuyển cử. Còn cứ hai năm, cử tri bầu lại hạ viện và 1/3 số thành viên thƣợng viện. Với thể chế bầu cử nhƣ trên, ngƣời dân Mỹ thƣờng xuyên tiếp xúc với các cuộc bầu cử. Vào mỗi đợt bầu cử nhƣ vậy, ngƣời dân sẽ rất khó để có thể lựa chọn các ứng cử viên, tuy nhiên thông qua các Ủy ban hành động chính trị (PAC) do các nhóm lợi ích thành lập để vận động gây quỹ ủng hộ cho các ứng cử viên, ngƣời dân Mỹ đƣợc tiếp cận nhiều hơn với các ứng cử viên tại các cuộc bầu cử, từ đó bầu cho ngƣời xứng đáng nhất. Mặc dù, vẫn còn những hạn chế từ các Ủy ban hành động chính trị (PAC) khi các ủy ban này chỉ ủng hộ cho một số ứng cử viên nhất định và ủng hộ cho một đảng nhất định nhƣng các PAC thực sự đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều cho các ứng cử viên tham gia tranh cử và thực chất là ủng hộ các đảng chính trị giành quyền lực nhà nƣớc.
Quá trình bầu cử tổng thống ở Mỹ là rất quan trọng, nó bắt đầu từ quá trình bầu cử trong nội bộ đảng đến quá trình tranh cử chính thức giữa các ứng cử viên và bầu cử trong toàn liên bang. Bầu cử tổng thống ở Mỹ khác với các quốc gia khác khi duy trì chế độ bầu cử đại cử tri. Mỗi đảng có một danh sách đại cử tri ở từng bang, số đại cử tri mỗi bang tƣơng ứng với số thƣợng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của bang đó. Ngƣời trúng cử là ứng cử viên giành đƣợc trên một nửa số phiếu đại cử tri. Đây là hình thức bầu cử gián tiếp. Với hình thức bầu cử này, một phiếu bầu là hết sức quan trọng, do đó, các ứng cử viên thƣờng xuyên phải tiến hành vận động, cung cấp thông tin, đƣa ra thông điệp để làm sao thuyết phục đƣợc số đại cử tri của từng bang. Tuy nhiên, trong quá trình đó,
việc gây quỹ cho quá trình tranh cử của các ứng cử viên là hết sức khó khăn nếu nhƣ không có sự hỗ trợ từ các nhóm lợi ích. Các nhóm này hoạt động tích cực thông qua các Ủy ban hành động chính trị để gây quỹ ủng hộ cho các ứng cử viên và cố gắng dùng các phƣơng tiện để vận động ngƣời dân ủng hộ một ứng cử viên đại diện cho một đảng cụ thể. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, giữa hai ứng cử viên Obama (đại diện đảng Dân chủ) và Mitt Romney (đại diện đảng Cộng hòa), Ủy ban hành động chính trị (PAC) cho Obama ngay trong tháng 02 đã vận động đƣợc 348.000 ngƣời đóng góp với 45 triệu USD, con số này còn tăng lên rất nhiều vào những tháng sát ngày bầu cử. Và với số kinh phí ủng hộ lớn đó đã phần nào hay không muốn nói là đóng vai trò lớn cho sự tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai của Obama.
Ngoài quá trình bầu cử tổng thống, bầu cử thƣợng viện và hạ viện cấp liên bang, ngƣời dân Mỹ tại mỗi đơn vị địa phƣơng còn tham gia bầu cử cơ quan nghị viện và thống đốc, thị trƣởng tại từng bang, hạt, thành phố. Với việc