Sản phẩm/dịch vụ thông tin – thƣ viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động marketing tại trung tâm học liệu đại học huế (Trang 46 - 54)

2.2 Triển khai các công cụ Marketing

2.2.1 Sản phẩm/dịch vụ thông tin – thƣ viện

Sản phẩm/ dịch vụ cốt lõi của Trung tâm học liệu – Đại học Huế khá đa dạng và phong phú về loại hình, ngơn ngữ, nội dung tài liệu. Hiện nay, Trung tâm có các loại nhóm tài liệu sau:

Nhóm tài liệu tham khảo:

Nhóm tài liệu tham khảo chỉ đƣợc sử dụng tại Trung tâm học liệu, bao gồm các loại tài liệu: Bách khoa toàn thƣ; từ điển; nguồn tra cứu nhanh (sách lịch, niên giám, sổ tay, cẩm nang, dang bạ); nguồn địa lý (bản đồ, tập bản đồ, từ điển địa lý); tiểu sử; tài liệu chính phủ (bộ luật, các văn bản luật...); nguồn thƣ mục (bảng dẫn, thƣ mục).

Nhóm tài liệu nghe nhìn:

Nhóm tài liệu nghe nhìn chỉ đƣợc sử dụng tại Trung tâm, bao gồm các loại sau: băng từ; băng video; đĩa tiếng; đĩa hình; các phần mềm đi kèm sách; các phần mềm. Hiện nay lƣợng tài liệu nghe nhìn gồm: 673 nhan đề, 1.246 bản.

Nhóm tài liệu dành riêng theo yêu cầu của giảng viên:

Nhóm tài liệu dành riêng bao gồm các loại hình: Luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ thuộc Đại học Huế và các đại học trong nƣớc; các bài báo, bài đọc thêm do giảng viên đề nghị sinh viên tham khảo (các bài báo, các chƣơng trình từ sách và tạp chí có tại Trung tâm); danh mục sách do Khoa, bộ môn yêu cầu sinh viên đọc nhƣ là một phần của chƣơng trình học; sách chuyên khảo, tham khảo đƣợc nhiều ngƣời dùng tin; các bài giảng của giảng viên thuộc Đại học Huế và các Trƣờng Đại học khác trong nƣớc; các đề thi học phần, đề thi tốt nghiệp đã đƣợc dùng trong những năm trƣớc.

Ấn phẩm định kỳ chỉ đƣợc sử dụng tại Trung tâm học liệu và đƣợc chia thành hai loại: tạp chí và báo. Đối với tạp chí gồm tạp chí học thuật, tạp chí chuyên ngành... đƣợc phát hành định kỳ theo tuần, tháng, quý... Đối với báo thì chủ yếu là tuần báo và nhật báo.

Nhóm ấn phẩm của các tổ chức quốc tế:

Nhóm tài liệu này cũng chỉ đƣợc sử dụng tại Trung tâm, bao gồm các loại ấn phẩm của các tổ chức quốc tế nhƣ: World bank (ngân hàng thế giới); WHO (tổ chức y tế thế giới); FAO (tổ chức lƣơng nông thế giới); ADB (ngân hàng phát triển châu Á).

TT Loại hình tài liệu Số nhan đề Số bản

1 Sách 19.359 62.269 2 Tạp chí 447 1.156 3 Báo 152 21.172 4 Luâ ̣n văn 3.107 3.116 5 Bản đồ 48 66 Tổng cô ̣ng 23.786 89.025

Bảng 4: Thống kê tài liê ̣u in ấn theo loại hình Nhóm tài liệu điện tử:

Trung tâm học liệu – Đại học Huế cung cấp một số cơ sở dữ liệu, tạp chí điện tử và sách điện tử phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ và sinh viên thuộc Đại học Huế. Nguồn tài nguyên này có thể ở dạng thƣ mục hoặc tồn văn. Nguồn tài liệu điện tử này không đƣợc sao chép, mua bán hay cung cấp cho bất cứ mục đích thƣơng mại nào khác. Số lƣợng tài liệu điện tử : gồm 43 Cơ sở dữ liệu, 87 tạp chí điện tử và 23 sách điện tử do trung tâm mua, đƣợc tài trợ hoặc tìm kiếm tƣ̀ các ng̀n miễn phí.

- Cơ sở dữ liệu: Hiện Trung tâm đã có 43 cơ sở dữ liệu bằng ngơn ngữ

tiếng Anh, tiếng Việt với các chủ đề khác nhau để cho ngƣời dùng tin truy cập và khai thác sử dung, trong đó có một số cơ sở dữ liệu sau:

+ Cơ sở dữ liệu ACRONYM FINDER: ngôn ngữ tiếng Anh, chứa trên 187.000 từ viết tắt chủ yếu trong lĩnh vực tin học, công nghệ, viễn thông và quân sự.

+ Cơ sở dữ liệu ADB ECONOMICS AND STATISTICS: ngôn ngữ tiếng Anh, cung cấp các tài liệu toàn văn nghiên cứu về châu Á, gồm 4 chủ đề chính là: nghiên cứu kinh tế vĩ mơ ứng dụng, mơ hình dự báo và phân tích chính sách, nghiên cứu kinh tế vi mô ứng dụng, dữ liệu và các chỉ số phát triển.

+ Cơ sở dữ liệu AFRICA DEVELOPMENT INDICATORS: ngôn ngữ tiếng Anh, gồm nhiều báo cáo về các chỉ số phát triển của châu Phi.

+ Cơ sở dữ liệu AGORA: ngôn ngữ tiếng Anh, cung cấp hơn 747 tạp chí về các lĩnh vực khoa học, Nông – Lâm nghiệp và các ngành khoa học xã hội có liên quan.

+ Cơ sở dữ liệu AMERICAN MEMORY HISTORICAL COLLECTIONS: Bao gồm hơn 9 triệu tài liệu nói về lịch sử và văn hóa Hoa Kỳ.

+ Cơ sở dữ liệu ASIAN DEVELOPMENT BANK’S EVALUATION REPORTS: Cơ sở dữ liệu cung cấp danh mục đầy đủ các báo cáo đánh giá bao gồm: các báo cáo đánh giá hỗ trợ kỹ thuật; báo cáo đánh giá thực hiện chƣơng trình/ dự án, nghiên cứu đánh giá đặc biệt, đánh giá ảnh hƣởng phát triển, nghiên cứu đánh giá phát triển... ở tất cả các nƣớc.

+ Cơ sở dữ liệu EBSCO COMPLETE ACADEMIC: cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép truy cập vài 7.000 tài liệu toàn văn, 16.500 tài liệu

tóm tắt và chỉ mục từ 9 cơ sở dữ liệu thành viên về lĩnh vực khoa học, công nghệ , y khoa, khoa học xã hội và nhân văn.

+ Cơ sở dữ liệu Học liệu mở Việt Nam: Chƣơng trình là nơi cho phép xem và chia sẻ các tài liệu, giáo trình đƣợc tạo thành, sắp xếp từ các khối kiến thức nhỏ. Bất kỳ ai cũng có thể xem hoặc đóng góp nội dung cho kho học liệu mở này.

+ Cơ sỡ dữ liệu HERMES: cung cấp các thông tin về sách, tạp chí, thƣ mục do BUFVC quản lý và hơn 25.000 chƣơng trình nghe nhìn đƣợc phân phối khắp nƣớc Anh.

+ Cơ sở dữ liệu HINARI: cung cấp hơn 2.000 tạp chí từ các nhà xuất bản chính về lĩnh vực y học và các ngành khoa học xã hội khác có liên quan.

+ Cơ sở dữ liệu MARY ANN LIEBERT: cho phép truy cập vào 12.000 tạp chí hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu Y – sinh học và Y học lâm sàng.

+ Cơ sở dữ liệu PUNMED: bao gồm trên 15 triệu bài trích dẫn về lĩnh vực Y- Sinh từ thập niên 1950 đến nay. Những bào trích này chủ yếu là từ một số tạp chí

+ Cơ sở dữ liệu VIETNAM JOURNALS ONLINE: cho phép truy cập miễn phí vào 16 tạo chí khoa học xã hội do Việt Nam xuất bản.

- Báo và tạp chí điện tử: Trung tâm học liệu – Đại học Huế hiện có

tổng số 87 biểu ghi về báo và tạp chí điện tử bằng ngơn ngữ tiếng Anh, với nhiều chủ đề khác nhau. Một số báo và tạp chí điện tử tại Trung tâm:

+ Tạp chí Air Quality Management: bao gồm tóm tắt và toàn văn với chủ đề về kinh tế, tài chính, kế tốn, có khoảng thời gian từ năm 1998 đến nay.

+ Tạo chí Classical philosophy: bao gồm tài liệu toàn văn với chủ đề về ngữ văn, có khoảng thời gian từ 2003 đến nay.

+ Tạp chí Economic Development and Cultural Change: bao gồm tài liệu toàn văn với chủ đề về kinh tế, văn hóa, có khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay.

+ Tạp chí Signs: bao gồm tài liệu tồn văn với chủ đề về chủng tộc, giai cấp và giới tính, có khoảng thời gian từ năm 1975 đến nay.

+ Tạp chí The Library Quarterly: bao gồm tóm tắt và tài liệu toàn văn với các chủ đề về thƣ viện, lịch sử, văn hóa, xã hội học và giáo dục học, có khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay.

+ Tạp chí The American Naturalist: bao gồm tài liệu toàn văn với chủ đề về vạn vật học, động vật học và thực vật học, có khoảng thời gia từ 1997 đến nay.

- Sách điện tử: Trung tâm hiện cũng có 23 biểu ghi sách điện tử với

nhiều chủ đề khác nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Một số sách điện tử có trong Trung tâm học liệu – Đại học Huế:

+ Archnet Digital Library: trang web bao gồm các ấn phẩm, bộ sƣu tập hình ảnh liên quan đến lĩnh vực kiến trúc.

+ Bartleby: trang mạng cho phép truy cập vào phiên bản tồn văn các tiểu thuyết, truyện tình cảm và truyện ngắn của 30 tác giả thuộc 7 quốc gia.

+ Biographical Dictionary: từ điển chứa trên 28.000 tiểu sử của các danh nhân có ảnh hƣởng lớn trên thế giới từ thời cổ đại đến nay.

+ Free Internet Encyclopedia: Đây là bộ bách khoa toàn thƣ cho phép truy cập miễn phí vào các tài liệu sẵn có trên mạng. Tuy nhiên, bộ sách trực tuyến này chỉ cung cấp những thông tin khai quát về một nội dung tra cứu.

+ Freebooks4doctors: cho phép ngƣời dùng tin truy cập tự do vào các phiên bản toàn văn các sách điện tử về y học. Trang Web bao gồm hơn 370 nhan đề sách đƣợc sắp xếp theo chủ đề riêng biệt nhƣ là: sinh học, dinh dƣỡng, hóa học, y tế cộng đồng...

+ The National Academics Press: giới thiệu 3.000 cuốn sách trực tuyến, bao gồm các nhan đề thuộc lĩnh vực sinh học, khoa học máy tính, khoa học trái đất, giáo dục, kỹ nghệ, thực phẩm và dinh dƣỡng, y khoa, khoa học không gian, khoa học và phát triển nông thôn....

Hiện nay Trung tâm cũng đã có nhiều sản phẩm/ dịch vụ khác nhau nhằm cung cấp tới ngƣời dùng tin, cụ thể:

- Dịch vụ lưu hành: Trung tâm đã phân loại từng nhóm ngƣời dùng tin

để thực hiện dịch vụ mƣợn tài liệu:

+ Đối với sinh viên các Trƣờng Đại học thành viên Đại học Huế, sách chuyên khảo (tiếng Việt) đƣợc mƣợn trong vòng 7 ngày; sách tham khảo; ấn phẩm định kỳ; tài liệu nghe nhìn chỉ đƣợc đọc và sử dụng tại chỗ; đối với luận văn thạc sỹ đọc tại Trung tâm trong vòng 3 tiếng; đối với tài liệu có nhu cầu sử dụng cao thì đƣợc sử dụng 3 ngày và không gia hạn. Đối với nhóm sinh viên thì mỗi lần mƣợn đƣợc mƣợn 3 tài liệu.

+ Đối với nhóm học viên Cao học: thời gian sử dụng các loại tài liệu của nhóm ngƣời dùng tin này cũng giống nhƣ nhóm sinh viên, tuy nhiên nhóm học viên Cao học đƣợc mƣợn 4 tài liệu trong một lần.

+ Đối với nhóm giảng viên Đại học Huế: sử dụng sách chuyên khảo trong vòng 14 ngày; các tài liệu khác cũng tƣơng tự với những nhóm ngƣời dùng tin trên. Số lƣợng tài liệu đƣợc mƣợn trong một lần của nhóm giảng viên là 5.

+ Đối với nhóm cán bộ nhân viên: thời gian và số lƣợng mƣợn tài liệu của nhóm này giống với nhóm ngƣời dùng tin học viên Cao học.

+ Đối với nhóm ngƣời dùng tin đặc biệt chỉ đƣợc sử dụng tài liệu tại chỗ, không đƣợc mƣợn tài liệu về nhà.

Số liê ̣u thống kê của di ̣ch vu ̣ l ƣu hành gồm các giao di ̣ch mƣợn , trả và gia ha ̣n các loa ̣i hình tài liê ̣u đƣợc phép lƣu thông . Sau đây là biểu đồ thống kê dịch vụ lƣu hành trong mối tƣơng quan với thống k ê lƣợt ngƣời đến Trung tâm (gồm ba ̣n đo ̣c sƣ̉ du ̣ng tất cả các di ̣ch vu ̣ của Trung tâm, khách tham quan và tham dƣ̣ hô ̣i nghi ̣ hô ̣i thảo...).

Sơ đồ 3: Thống kê lượt người đến TT và giao di ̣ch tại Quầy lưu hành

Biểu đồ này biểu hiê ̣n lƣợt ngƣời đến sƣ̉ du ̣ng Trung tâm và giao dịch tại quầy lƣu hành của năm 2005 tăng mạnh so với 2004. Nguyên nhân là do Trung tâm học liệu chính thức cấp thẻ cho sinh viên tất cả các năm thay vì chỉ cấp cho sinh viên tƣ̀ năm 3 trở lên trong năm 2004. Năm 2005 cũng là lúc Trung tâm đi vào hoa ̣t đô ̣ng nhi ̣p nhàng hơn và đó n nhiều đoàn khách đến tham quan và ho ̣c tâ ̣p mô hình thƣ viê ̣n mới.

Theo biểu đồ, số lƣợng ba ̣n đo ̣c đến Trung tâm và sử dụng các dịch vụ giảm nhiều vào các năm 2006, 2008 và 2011 vì đây là thời điểm Trung tâm học liệu tăng mƣ́c phí thẻ đo ̣c.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 L t ng i n TT L t BĐ s ng ch v L u nh

Tƣ̀ năm 2009 đến nay số lƣợng ba ̣n đo ̣c sƣ̉ du ̣ng Trung tâm có chiều hƣớng giảm là do thƣ viê ̣n th ̣c các trƣờng thành viên của Đ ại học Huế đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp hê ̣ thống cơ sở vâ ̣t chất , trang thiết bị ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lợi hơn cho sinh viên đến sƣ̉ du ̣ng thƣ viê ̣n . Mô ̣t nguyên nhân khách quan khác là do di ̣ch vu ̣ internet phở biến hơn , có nhiều ƣu đãi hơn và ngày càng nhiều sinh viên có đủ điều kiện để tự trang bị máy tính và thuê ba o internet.

- Dịch vụ sao chụp tài liệu:

Đây là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho ngƣời dùng tin trong trƣờng hợp họ muốn có tài liệu hoặc một số thơng tin để sử dụng lâu dài mà những tài liệu đó khơng đƣợc phép mang về nhà.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này tác giả đã tiến hành phỏng vấn với cán bộ phục vụ ngƣời dùng tin tại trung tâm về đối tƣợng sử dụng, mức phí của dịch vụ sao chụp tài liệu và nhận đƣợc câu trả lời cụ thể nhƣ sau:

+ Đối tƣợng chủ yếu của dịch vụ sao chụp là sinh viên (thƣờng sao chụp đơn lẻ các trang cần thiết trong sách giáo trình, các bản luận văn và sách dành riêng).

+ Đây là di ̣ch vu ̣ có thu ngoài phí làm thẻ đo ̣c hàng năm . Bạn đọc có thể thƣ̣c hiê ̣n sao lƣu tài liê ̣u theo quy đi ̣nh ta ̣i phòng photocopy ở tầng 1 với mƣ́c phí 200-300 đồng/trang. Đối với dịch vụ in tài liệu, phần mềm quản lý in PCounter cho phép ba ̣n đo ̣c in tài liê ̣u trƣ̣c tiếp tƣ̀ máy tính tra ̣m và nhâ ̣n tài liê ̣u tƣ̀ máy in bố trí ở các Quầy Thông tin mỗi tầng . Phí in tài liệu là 800 đồng/trang.

- Dịch vụ giải đáp và cung cấp thông tin:

Bô ̣ phâ ̣n t ham khảo của phòng Di ̣ch vu ̣ t hông tin đảm trách viê ̣c giải đáp và cung cấp thơng tin cho ba ̣n đo ̣c. Hình thức hỗ trợ bao gờm trƣ̣c tiếp ta ̣i quầy thông tin, hoặc gián tiếp qua email của ba ̣n đo ̣c. Đặc biệt Trung tâm học

liệu – Đại học Huế đã tạo chuyên mục “Hỗ trợ trực tuyến” trên trang web nhằm ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho ba ̣n đo ̣c khi sƣ̉ du ̣ng di ̣ch vu ̣ này.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã liên kết với cá c Trung tâm học liệu Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, thƣ viê ̣n trƣờng Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh để trao đổi tài liê ̣u cung cấp cho ngƣời dùng tin và thực hiện dịch vụ tìm kiếm thông tin tro ̣n gói.

- Dịch vụ phục vụ đa phương tiện:

Hiện nay Trung tâm đã đƣa vào phục vụ phịng multimedia, ngƣời dùng tin có thể tra cứu Internet miễn phí, tìm các tài liệu điện tử, tra cứu các cơ sở dữ liệu của Trung tâm, tra cứu CD-ROM.

Tại phịng multimedia có bao gồm các loại phƣơng tiện hiện đại để đáp ứng các hoạt động học tập, nghiên cứu, hội thảo, hội nghị nhƣ: TV Samsung Plano 17”; TV Sharp 29”; Sharp Video Cassette recorder; LG DVD Player; Tuffy cart for TV Model WT 42; Headset for Television Pro 2 PH 1000...

- Bên cạnh đó, Trung tâm cịn tổ chức các dịch vụ thông qua phƣơng tiện hiện đại nhƣ: đăng ký mƣợn trƣớc hoặc gia hạn qua mạng máy tính; hỏi đáp thông tin qua mạng, điện thoại hoặc qua các phƣơng tiện kỹ thuật; truy cập internet....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động marketing tại trung tâm học liệu đại học huế (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)