Sự độc đáo của tên chuyên mục “Nói hay đừng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài chính luận của nhà báo lý sinh sự (khảo sát trên báo lao động năm 2012 – 2013) (Trang 75)

Dung lượng của tiểu phẩm trên báo chí hiện đại là một trong những yếu tố nhận diện đặc biệt quan trọng và cũng là yêu cầu khắt khe cho những ai muốn thành công với thể loại này. Ngắn gọn và linh động một cách tối đa mà vẫn chuyển tải được những thông tin mang tính thời sự, qua đó thể hiện tư duy phản biện và thái độ phê phán trên tinh thần xây dựng các mặt trái xã hội, là một yêu cầu khó nhưng buộc phải thực hiện nếu muốn thành công với tiểu phẩm, đặc biệt là tiểu phẩm hài chính luận.

Nếu so sánh độ dài của tiểu phẩm của các nhà báo có viết tiểu phẩm như Hữu Thọ đến Ba Thợ Tiện, Bút Bi thì tiểu phẩm hài chính luận của Lý Sinh Sự có kết cấu độ dài khoảng 600 chữ. Đặc trưng của một tiểu phẩm là ngắn ngọn, cô đọng, chứa đựng những tư tưởng đấu tranh, quyết liệt được viết bằng phong cách rất riêng của người viết. Ngoài ra, phần hình thức hỏi đáp được sử dụng bằng câu hỏi và câu trả lời được đưa ra liên tục giúp độc giả tập trung vào những thủ pháp thể hiện chính mà chuyên mục sử dụng. Có thể nói, tiểu phẩm là một trong những thể loại khá linh hoạt trong cách lựa chọn hình thức thể hiện. Không theo một khuôn mẫu nhất định nào trong quá trình phản ánh, tiểu phẩm đánh giá kịp thời những sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống.

Ở mỗi tiểu phẩm là bức tranh thu nhỏ của xã hội và được khai thác ở nhiều góc độ khác nhau. Hình thức thể hiện đa dạng, phong phú cũng giúp cho tiểu phẩm luôn biến đổi phù hợp với từng diễn biến của sự việc qua cuộc mạn đàm những nhân vật do người viết dựng lên, giống như các đối thoại

ngắn của Gã đài phường và tác giả Lý Sinh Sự, giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề được đề cập.

3.2 Nghệ thuật hài hƣớc của Lý Sinh Sự trong chuyên mục “Nói hay đừng”

Trong mỗi tiểu phẩm ở chuyên mục “Nói hay đừng”, cách đặt tên (hay gọi là rút tít) phần nào sẽ giúp gây ấn tượng, truyền tải nội dung bài viết của tác giả. Đặt tên bài là cả một nghệ thuật – “nghệ thuật rút tít” không phải ai cũng dễ dàng đặt được những tên bài báo hay. Giỏi “rút tít” không những phải “khéo” dùng ngôn từ mà còn là cái “tài cô đọng” của người viết. Một trong những quy tắc đặt “tít”, đó là tên bài ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu và nêu bật chủ đề. Khi cầm tờ báo trên tay, bạn đọc thường lướt qua các đề mục rồi chú ý ngay đến tên bài hay và sẽ háo hức muốn đọc ngay bài đó. Tuy ngắn gọn, nhưng tên bài đều phải khái quát được các ý tứ thể hiện trong bài, không “lạc đề” hay “xa đề”.

Bằng những đề mục hấp dẫn, tên bài hay, nội dung thiết thực, tác giả Lý Sinh Sự lôi cuốn bạn đọc và “biến” chuyên mục “Nói hay đừng” trở thành “sân chơi độc đáo, đấu trường sôi động” trên mặt báo Lao Động suốt nhiều năm qua. Đó cũng là cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển liên tục tài sáng tác tiểu phẩm và nghề làm báo của nhà báo Trần Đức Chính.

3.2.1 Đặt “tít” không trùng lặp, tối đa 5 chữ

Đa phần những “tít” trên báo ởthể loại tiểu phẩm đều rất ngắn gọn, súc tích chứa đựng một lượng thông tin tối đa mà vẫn hấp dẫn bạn đọc bởi sự bất ngờ, duyên dáng của nó. Nhiều nhà nghiên cứu thống kê trung bình tít mỗi bài tiểu phẩm thường bao gồm bốn từ, có “tít” chỉ vọn vẹn một từ, cá biệt có trường hợp bảy đến tám từ. Ví dụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi giật tít thường tìm những phương tiện từ vựng, ngữ pháp thích hợp nhất nhằm tiết kiệm lời và tăng lượng thông tin cho bài.

Cũng vì thế cách đặt “tít” của tác giả Trần Đức Chính khá đơn giản và ngắn gọn, chủ yếu nhằm nêu bật chủ đề cuộc đàm thoại giữa hai nhân vật chính trong tiểu phẩm. Đặc biệt, “tít” trong tiểu phẩm thường khơi gợi sự tò mò của người đọc, ví dụ “Cua “thắp hương” ” (báo Lao Động số 189, ngày 17.8.2013), “Đá bóng trên đường” (báo Lao Động số 175, ngày 10.7.2013), “Đen thui như hộp đen” (báo Lao Động số 159, ngày 6.5.2013), “Còn thua sư tử”(báo Lao Động số 279, ngày 28.11.2012), “Gà ơi cố lên!” (báo Lao Động số 273, ngày 21.11.2012), “Điệp khúc lúa” (báo Lao Động số 137, ngày 14.9.2012), “Mốt giả vờ” (báo Lao Động số 295, ngày 17.12.2012), “Mặt dài như bơm” (báo Lao Động cuối tuần số 49, ngày 1.2.2012), “Nguy hơn con “ết” ” (báo Lao Động số 87, ngày 28.3.2012), “Nghìn lẻ một băn khoăn” (báo Lao Động số 20, ngày 29.1.2012)…

3.2.2 Sử dụng ngôn từ “đối chữ”, dân dã trong cách đặt “tít”

- “Lo ngọn, quên gốc” (báo Lao Động số 16, ngày 19.1.2012), nói đến sự trái ngược trước những khổ cực của trẻ em nghèo miền núi mà chính sách hỗ trợ một - hai năm nay vẫn chưa nhận được?

- “Ngọng tiếng Việt, thạo tiếng Anh” (báo Lao Động cuối tuần số 34, ngày 25.8.2013), đề cập tình trạng “chuộng” tiếng Anh quá mức trong xã hội Việt Nam hiện nay.

- “Lập chưa hay, hành sao dễ?” (báo Lao Động số 187, ngày 15.8.2013), nói về Dự luật Hộ tịch mới công bố mỗi công dân VN có tới 20 loại giấy tờ.

- “3. 000 tỉ là cái đinh gỉ” (báo Lao Động số 292, ngày 13.12.2012), tác giả luận bàn việc ngành TDTT nước nhà xin đăng cai Thế vận hội ASIAD 2019 với kinh phí 3.000 tỉ đồng (150 triệu USD).

- “Chùa nhà không thiêng” (báo Lao Động số 120, ngày 18.5.2013) với chủ đề hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường ngày càng đe doạ đời sống người dân.

3.2.3 Vận dụng ngôn từ đối lập trong quá trình đặt “tít”

- “Sống khó, chết phức tạp” (báo Lao Động số 45, ngày 2.3.2013). - “Trên giời – dưới đất” (báo Lao Động số 51, ngày 9.3.2013). - “Nhất thủy nhì hỏa” (báo Lao Động số 134, ngày 14.6.2013).

- “Bái phục nhà báo một – bái phục địa phương mười!” (báo Lao Động số 140, ngày 21.6.2013).

- “Trượt ta, sang tây học!” (báo Lao Động số 154, ngày 8.7.2013). - “Nói cứ nói, nhập cứ nhập” (báo Lao Động số 186, ngày 14.8.2013). - “Dương suy âm thịnh” (báo Lao Động số 73, ngày 4.4.2013) v.v…

3. 2.4 Dùng trực tiếp hoặc phiên âm, rút gọn tiếng nƣớc ngoài thành tiếng Việt trong đặt “tít”

- “Vẫn “nâu” vấn đề!” (báo Lao Động số 289, ngày 10.12.2012) – phiên âm tiếng Anh của “No” – nghĩa là “Không”.

- “Võ “sorry” ” (báo Lao Động cuối tuần số 48, ngày 9.12.2012) – viết nguyên bản tiếng Anh “Sorry” – nghĩa là “Xin lỗi”.

- “Nguy hơn con “ết” ” (báo Lao Động số 289, ngày 21.12.2012) – phiên âm tiếng Anh của “AIDS”.

- “Pha - xê - bốc giời” (báo Lao Động số 39, ngày 23.2.2013) – phiên âm tiếng Anh của “Facebook”.

- “Giải pháp xinêma” (báo Lao Động số 54, ngày 13.3.2013) – phiên âm tiếng Anh của “Cinema” – nghĩa là “Rạp chiếu phim”.

- “Chainờ - thao” (báo Lao Động số 106, ngày 13.5.2013) – phiên âm của tiếng Anh “Chinatown” – nghĩa là “Thị trấn Trung Quốc”.

- “Nămbờoăn” (báo Lao Động số 135, ngày 15.6.2013) – phiên âm của tiếng Anh “Number One” – nghĩa là “Số 1”.

- “Bún phôtôshốp” (báo Lao Động số 170, ngày 26.7.2013) – phiên âm của tiếng Anh “Photoshop” – nghĩa là “Chỉnh sửa ảnh”.

3.2.5 Ngôn ngữ đời thƣờng

Báo Lao Động là cơ quan ngôn luận của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, là diễn đàn của của giai cấp công nhân Việt Nam, vì vậy đặc trưng ngôn ngữ mà tờ báo sử dụng luôn có sự trang trọng nhưng không kém phần gần gũi, dung dị đối với độc giả và nhất là với những người dân lao động. Đó cũng chính là lý do mà tác giả Trần Đức Chính thường xuyên lựa chọn những ngôn từ không quá cao sang, mang tầm vĩ mô mà rất đời thường, dễ hiểu tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và mang một giọng văn đặc trưng của Lý Sinh Sự nói riêng và tiểu phẩm hài chính luận trong “Nói hay đừng” nói chung. Ngôn ngữ được đề cập đến ở đây, trước hết là cách biểu hiện qua xưng hô giữa hai nhân vật rồi mới đến những từ ngữ bình dị mà tác giả sử dụng:

- “Chú ơi, chỉ có thu hồi đất của nông dân là dễ dàng thôi, thu hồi của CBCC - nhất là các đơn vị công ích - khó lắm. Nhất là ở đây không có sếp nào lương “khủng” để phải “nôn” ra ngay mong thoát tội. Đây là lỗi “toét mắt cả làng”. [Đĩa thịt gà đầy (báo Lao Động số 209, ngày 11.9.2013)].

- “Bác bỉ mặt bọn “mõ phường” em quá! Em cũng chả cần, cứ sống chờ

ngày tăng lương. Còn siêu giàu là cỡ nào?” [Như dưa, vải ế! (báo Lao Động số 300, ngày 22.12.2012)].

- “Chú lại vớ vẩn, có đủ pháp luật, có đủ ban bệ phòng, chống tham nhũng (PCTN) lại nói không có là cớ gì?” [Mời trời nghị án (báo Lao Động số 312, ngày 13.10.2013)].

- “Tuần qua ở Bến Tre và Tây Nguyên có các buổi ca nhạc, xiếc toàn quảng cáo các "siêu sao" biểu diễn. Bà con hàng tỉnh đua nhau mua vé, mấy

khi các sao vi hành về huyện. Vé bán hết rồi, công ty biểu diễn chuồn "mất hút con mẹ hàng lươn", bà con được mỗi tờ quảng cáo, "trắng trợn hơn cả con lợn”. [Thương nhớ đại ngàn (báo Lao Động cuối tuần số 50, ngày 23.12.2012)].

- “Ai bảo chú là hiện nay không còn “bôi trơn”, đơn giản như chuyện ''phong bì'' bệnh viện, 80% số bệnh nhân nói vẫn “bôi” bình thường. Nhưng sao tình hình có vẻ… chậm dần đều?” [Làm lại (báo Lao Động số 282, ngày 1.12.2012)].

- “Còn một tuần nữa Táo quân Việt phải lên báo cáo Ngọc Hoàng về tình hình nước nhà năm qua. Em nghĩ, có khi bác Táo chỉ gửi “meo”, chả dám lên đâu”. [Pha loãng cái nghèo (báo Lao Động số 22, ngày 26.1.2013)].

- “Thôi thì rừng vàng biển bạc sẽ cạn kiệt, giữ lại vài con cua và một làng quê nghèo để “thắp hương” cũng còn hơn chả còn gì” [Cua “thắp hương” (báo Lao Động số 189, ngày 17.8.2013)].

3.2.6 Sử dụng những thành ngữ, ca dao, tục ngữ

Đây là một trong những yếu tố nổi bật mà tác giả đã khéo léo ứng dụng vào trong tiểu phẩm. Những câu thành ngữ, ca dao hay tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân lao động. Kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú, sinh động. Sử dụng vào mỗi bài viết là một xu thế chung của báo chí hiện đại, vừa giúp mang phong cách dí dỏm, hàm súc, vừa gây ấn tượng cho độc giả.

Xét về mặt hình thức, các thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trên báo chí chủ yếu ở hai dạng thức là giữ nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ gốc hoặc được sáng tạo (cải biên). Các thành ngữ, tục ngữ được cải biên trong các tít báo này thường xuất hiện ở dạng: hoán đổi vị trí các yếu tố, cải biên các yếu tố như mở rộng cấu trúc, thay yếu tố cũ bằng yếu tố mới, thêm yếu tố mới và lược bớt các yếu tố. Thông qua việc sử dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ, người viết

có khả năng tác động đến ý thức, suy nghĩ của người đọc rất lớn. Những hàm ý trong bài báo mà tác giả mong muốn gửi đến công chúng như là một lời cảnh báo trước những sự kiện bất cập của xã hội và nó không chỉ tác động đến độc giả nói chung, mà còn tác động đến những người trong cuộc để từ đó có những phương án, quyết định thay đổi sao cho phù hợp.

Việc sử dụng tương đối thường xuyên thành ngữ, ca dao, tục ngữ trong chuyên mục “Nói hay dừng” về mặt nào đó đã góp phần làm tăng tính hiệu quả khi giao tiếp. Thậm chí những “biến thể” của các câu thành ngữ, tục ngữ trong tiểu phẩm không chỉ là kết quả của sự hài hước mà còn chứa đựng những giá trị riêng. Bằng cách sử dụng này, tác giả Trần Đức Chính đã giúp bạn đọc trau dồi tư duy phê phán đồng thời góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- “Biết thế, nhưng bây giờ lại “phi công đức bất thành tâm linh”. Đình, chùa, đền, phủ, di tích đều la liệt hòm công đức. Ở Hà Nội có chùa Hà - ngôi chùa không có sư vì do chính quyền và Đảng uỷ phường xây dựng và quản lý (thế mới buồn cười!). Hôm tết tớ dẫn bà xã lên chùa, mình chờ ở sân trong, cứ một chốc lại thấy các ông bảo vệ huỳnh huỵch khuân hòm công đức đầy ắp vào nhà trong để… xử lý”. [Tâm linh không phải lung linh (báo Lao Động số 164, ngày 19.7.2013)].

- “Em cũng thập thò vào mấy bác, nói hăng lắm, có bác chửi vung xích chó như ở quán nhậu ổi xanh, xoài chua, cá chỉ vàng. Nếu bây giờ cấm thì trơ ra còn cá thể bác A, anh B, có gì hay ho để nói mà mọi người đọc? “Hơn nhau tấm áo manh quần/Cởi ra mình trần ai cũng như ai”. [Chào bác! Mai em ngược (báo Lao Động số 177, ngày 3.8.2013)].

- “Bỏ “lễ” khó đấy, có khi “chưa được vạ má đã sưng”, có khi còn lãnh đủ. Ta sống chung với “lễ” lâu quá rồi, làm hỏng cả câu “Tiên học lễ, hậu học văn!” [Báo cáo hươu (báo Lao Động số 285, ngày 5.12.2012)].

- “Bây giờ ít dùng từ đói, đã có từ “móm” nghĩa là hụt tiền. Ít tiền thì “giật gấu vá vai” mà sống tạm được”. [Đói rét thường tình (báo Lao Động số 25, ngày 30.1.2013)].

- “Sao ngu lâu thế em? 9 tháng nữa xuân trở lại. “Xuân đi xuân lại vẫn còn xuân”! Chỉ có “Tráng sĩ (hề) một đi không trở lại” và “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi…”. [Củ lạc hình đầu gối (báo Lao Động cuối tuần, ngày 4.2.2013)].

- “Bác nói phải, thiên hạ bây giờ nhiều người lắm điều, đanh đá, bởi một lẽ không “đanh đá cá cày” sẽ rơi vào khô khan nhàm chán, chả ai “thèm” nghe”. [Thẩm mỹ giấm ớt (báo Lao Động số 40, ngày 25.2.2013)].

- “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. - Thờ thôi, làm gì có mấy người kiêng, trừ các bác mỡ máu, tiểu đường, tim mạch, gút… bệnh án cấm không được dùng miếng ngon, miếng béo”. [Các bác, anh chị lắm “ệ” (báo Lao Động cuối tuần số 8, ngày 24.2.2013].

3.3 Phƣơng pháp dẫn chuyện hài hƣớc của chuyên mục “Nói hay đừng”

Bằng phương pháp đàm thoại là hình thức chủ yếu mà tác giả sử dụng để triển khai câu chuyện trong tiểu phẩm của mình. Nhà báo Trần Đức Chính thu hút độc giả với cách dẫn chuyện thông minh, đơn giản nhưng không quên yếu tố thắt nút tạo tình huống cao trào cho nhân vật. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật (gã đài phường và bác Lý) trực tiếp đi thẳng vào những vấn đề xã hội “nóng” ở tại thời điểm đó đã đưa bạn đọc đi từ thú vị này sang thú vị khác. Cách dẫn dắt nhẹ nhàng, uyển chuyển không hề gượng ép, công chúng như bị lôi kéo, thu hút giữa những mẩu hội thoại ngắn nhưng nhiều ẩn ý, đầy tính biện luận, luận giải của hai nhân vật.

Hình thức đối thoại khiến cho việc đề cập vấn đề, cũng như cách chỉ ra sự việc trở nên nhuần nhuyễn, dễ đi vào lòng người đọc bởi những tranh luận dí

dỏm, những lời biện giải thông minh. Phải nhìn nhận rằng, cách dẫn chuyện của tác giả đã tạo ra sự sinh động nhưng sát thực tế giúp cho độc giả thoải mái, thư giãn khi được nghe hai nhân vật thảo luận, trình bày một cách khách quan nhất.

Phương pháp dẫn chuyện này rất cần ở sự vững tay ở tác giả. Bởi nếu không giữ được nhịp có thể khiến cho tiểu phẩm bị chệch hướng hoặc tạo nên sự gượng gạo khi đề cập vấn đề. Bên cạnh đó, có thể gây nhàm chán cho công chúng ở trong cách xây dựng kết cấu câu hỏi và câu trả lời, không tạo được nhịp độ tiến triển cho cuộc đối thoại. Ở đây, tác giả cần phải khéo léo thể hiện khả năng hóa thân vào nhân vật, chú ý vào những tình tiết quan trọng, diễn tả đúng phong thái tâm lý cũng như đặc điểm riêng của từng nhân vật trong tiểu phẩm.

Với vốn từ ngữ khá phong phú, luôn rút ra những triết lý, nhận định sâu sắc, chỉ rõ căn nguyên đồng thời đưa ra cái nhìn thực tế nhưng không thiếu sự hóm hỉnh, nhà báo Trần Đức Chính đã tạo dựng được những thành công khi kết hợp những ưu việt giữa đối thoại với tiểu phẩm. Trần Đức Chính đã khai thác triệt để các tính chất ưu việt của phần đối thoại vào tiểu phẩm. Đó là hình thức hỏi đáp cùng các yếu tố ngôn ngữ đả kích châm biếm của thể loại hài chính luận. Hình thức hỏi đáp được thực hiện hướng đến những vấn đề xã hội, sự kiện nhằm tạo sự khách quan và thu hút được chú ý, quan tâm của công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách hài chính luận của nhà báo lý sinh sự (khảo sát trên báo lao động năm 2012 – 2013) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)