Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở việt nam (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Các biện pháp chính sách

3.1.2. Chính sách đầu tư

Để tồn tại và phát triển bền vững, các vườn ươm trước hết phải đảm bảo đầu tư thích đáng cơ sở vật chất và có đội ngũ nhân lực phù hợp. Đây là nền tảng quan trọng để vườn ươm có thể cung cấp được dịch vụ chất lượng cao, hấp dẫn, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ gia tăng nhằm tăng thêm nguồn thu cho vườn ươm, cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh để có thể trang trải chi phí trong phạm vi dự kiến. Sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền sẽ là nguồn động lực vô cùng to lớn cho việc ra đời và phát triển VƯĐH. Sự hỗ trợ ở đây không chỉ là việc ban hành các chính sách ưu đãi cho VƯĐH và doanh nghiệp ươm tạo tại vườn ươm mà là sự hỗ trợ về mặt tài chính ban đầu cho việc thiết lập VƯĐH, xây dựng nền tảng cho VƯĐH giúp vườn ươm hoàn thành tốt các nhiệm vụ xã hội mà Chính phủ và các cấp chính quyền giao phó.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ sự phát triển của các VƯĐH không chỉ hỗ trợ cho vườn ươm mà còn hỗ trợ luôn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bởi chính cơ sở hạ tầng này vừa là nơi vườn ươm thực hiện mục tiêu của mình và cũng vừa là nơi các doanh nghiệp nương tựa vào khi còn trong quá trình uơm

tạo và sau khi tốt nghiệp trong thời gian nhất định. Do đó, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng được chia làm hai loại:

Thứ nhất, hỗ trợ về việc mua, thuê hoặc mượn các trang thiết bị văn phòng thiết bị văn phòng, bàn, ghế, tủ, máy tính, máy lạnh, điện thoại…. Theo các chính sách đã có như trong Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao hay Luật Chuyển giao công nghệ, việc hỗ trợ này không được cụ thể, các chính sách này chỉ quy định sẽ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở ươm tạo. Do đó, để các cơ sở ươm tạo biết mình sẽ nhận được hỗ trợ nào cũng như các cơ quan có uỷ quyền biết để hỗ trợ, phải có được chính sách cụ thể hơn. Đưa ra được mức độ hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở ươm tạo. Trong trường hợp mua hoặc thuê thì nhà nước sẽ hỗ trợ tiền vốn cố định với mức độ nhất định. Cần chỉ rõ cơ quan trực tiếp hỗ trợ các cơ sở ươm tạo.

Thứ hai, hỗ trợ về địa điểm, khuôn viên của các VƯDNCN nói chung và cho VƯĐH nói riêng. Do đặc trưng của các vườn ươm rất thuận lợi để thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học trong trường đại học mà mình trực thuộc nên địa điểm và khuôn viên của cơ sở ươm tạo đó nên được đặt ở gần các trường đại học, hay toạ lạc tại trường đại học và các khu công nghiệp, công nghệ. Điều này rất cần thiết nhằm liên kết các trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện sử dụng các cơ sở vật chất của trường như các phòng thí nghiệm, phối hợp cán bộ và nhà trường để thực hiện nhiệm vụ thuận lợi. Ngoài ra, cơ sở thí nghiệm hay thử nghiệm, cơ sở sản xuất cho các công nghệ được ươm tạo cần phải được hỗ trợ để xây dựng cho các doanh nghiệp ươm tạo thực hiện. Việc dùng chung với trường đại học rất khó khăn do ít cơ sở hoặc không đầy đủ về chủng loại. Cần được quy định rõ ràng về mức độ hỗ trợ này trong các văn bản pháp lý như cung cấp cơ sở hoạt động mới hoặc hỗ trợ mở rộng địa điểm hiện có, giao đất với điều kiện có thu tiền sử dụng đất hay không, mức độ thuế và miễn giảm thuế đất như thế nào. Do hoạt động ươm tạo còn rất mới và hoạt động theo tính phi lợi nhuận nên kinh phí hoạt động rất hạn chế. Vì vậy, việc miễn thuế và giao đất cho các cơ sở ươm tạo là

hỗ trợ lớn nhất. Có thể giao đất trực tiếp hoặc giao đất thông qua trường đại học để trách nhiệm sẽ gắn kết hơn giữa cơ sở ươm tạo và trường. Tuy nhiên, cũng phải có cơ chế để cơ sở ươm tạo không quá phụ thuộc vào trường đại học. Từ đó, sau khi công nghệ hoàn thiện, việc chuyển giao cho cơ sở sản xuất sẽ là các doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất này nằm ngay trong các khu công nghệ, công nghệ cao hay công nghiệp. Và điều đó cũng có nghĩa hoàn thành một chu trình tạo ra và áp dụng công nghệ vào sản xuất.

Ngoài ra, đối với các cơ sở hoạt động theo Nghị định 115 hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ chế hoạt động của Nghị định này, do chưa được quy định về đầu tư cơ ở vật chất kỹ thuật, địa điểm, khuôn viên hoạt động nên rất khó thành công khi chuyển đổi. Do vậy, vì vậy cần có sự đầu tư hợp lý từ nhà nước để có một khu sản xuất thử nghiệm, phải có chính sách đi kèm liên quan tới việc hỗ trợ địa điểm, khuôn viên và cơ sở vật chất kỹ thuật cụ thể.

Các hỗ trợ liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị cho vườn ươm cần được cụ thể hoá trong các chính sách/chiến lược phát triển KH&CN quốc gia hay các chính sách liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp KH&CN. Việc cụ thể hoá về nguồn kinh phí, mức độ hỗ trợ sẽ là cơ sở pháp lý chính để các vườn ươm có thể xúc tiến các thủ tục để nhận các sự hỗ trợ đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)