CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Trường hợp nghiên cứu VƯDNCN trong trường BKHN
2.2.2. Thực trạng và nguyên nhân những khó khăn trong quá trình
phát triển của VƯHN
2.2.2.1. Vấnđề tài chính
VƯHN nhận được sự quan tâm của các tổ chức tài trợ như Ngân hàng thế giới, chương trình hỗ trợ phát triển SAV của chính phủ Thụy Sĩ, đại học Leipzig của Đức và đông đảo các doanh nghiệp như FPT, IDJ, Techcombank, Kinh Đô, Microsoft, USAID, Qualcomm, EVN Telecom, HP… Do đó, tạo điều kiện thuận lợi từ việc nghiên cứu khả thi, thành lập cho đến hoạt động và phát triển VƯHN.
Do chưa có cơ chế sử dụng các nguồn quỹ, đồng thời các văn bản quy phạm của nhà nước chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm của các VƯDNCN nên việc xin và sử dụng các nguồn quỹ rất khó khăn. Nguồn tài chính được sử
27
dụng cho VƯHN theo ông Trần Văn Bình là do nguồn tài trợ từ các nguồn quỹ đã được đề cập ở trên, trường Đại học Bách Khoa thì không trợ cấp gì về vốn. Và theo ông, có những khi nguồn quỹ hết, lãnh đạo của vườn ươm phải có những cách thức kiếm tiền ngoài để chi trả cho các cán bộ. Việc xin nguồn quỹ từ các Bộ, ngành liên quan cũng rất khó khăn do cơ chế không có, đặc biệt nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của VƯHN còn rất khiêm tốn, đây là một trong những khó khăn lớn kkhi VƯHN triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Mặc dù có các tổ chức tài trợ tích cực nhưng các tổ chức này vẫn chưa phải là tất cả vì họ chỉ tài trợ theo dự án. Hết dự án là hết kinh phí. Đồng thời, các nguồn tài chính và các qũy tại Việt Nam cho công tác ươm tạo chưa đa dạng và khó tiếp cận, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ươm tạo trong quá trình khởi sự, cơ chế giải ngân còn nhiều bất cập, còn thiếu các văn bản hướng dẫn.
2.2.2.2. Vấnđề phát triển nguồn nhân lực
Về nguồn nhân lực, lãnh đạo của vườn ươm là những người có niềm đam mê, hăng say và nhiệt huyết đối với hoạt động ươm tạo. Đặc biệt, với sự nhận biết rất đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ươm tạo trong trường đại học, vườn ươm dễ dàng thành công từ khâu nghiên cứu khả thi. Tác giả có thể kết luận được về lãnh đạo của vườn ươm như vậy là do tác giả đã có được hiểu biết từ cuộc phỏng vấn với Nguyên giám đốc VƯHN, Tiến sĩ Trần Văn Bình. Ông đã nghiên cứu cũng như có những hiểu biết về vườn ươm rất nhiều năm qua. Ông cũng tỏ thái độ nuối tiếc rất nhiều khi cho rằng lãnh đạo mới của trường Đại học Bách Khoa đã quyết định xoá bỏ VƯHN. Liên quan đến vấn đề xoá bỏ VƯHN, tác giả cũng đã tìm hiểu lý do từ Nguyên giám đốc của VƯHN. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc trên, trong đó, việc hiểu biết không đúng và hạn chế của Giám đốc Đại học BKHN đồng thời không có sự ủng hộ từ các cơ quan nhà nước. Tất cả các vấn đề tài chính, nhân lực đều do lãnh đạo vườn ươm tự phát triển. Từ đó cho thấy thành công
của VƯHN có công rất lớn của lãnh đạo vườn ươm. Ông cũng chia sẻ, cán bộ trong VƯHN trẻ và rất có nhiệt huyết với công tác ươm tạo với số lượng khoảng gần 30 cán bộ (số lượng cán bộ khá lớn so với các vườn ươm khác).
Nói về nguồn nhân lực, tinh thần doanh nhân còn thấp do rất nhiều cán bộ trong VƯHN là cán bộ, giảng viên trong trường BKHN, do đó họ chưa có tinh thần doanh nhân cao. Họ luôn suy nghĩ nếu VƯHN thất bại thì họ vẫn là giảng viên, là cán bộ của trường. Vì vậy, động lực để họ phấn đấu là chưa có. Chính vì những suy nghĩ như vậy, nên việc hình thành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP cũng là một bước đột phá. Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện còn chưa thực sự hợp lý theo những phân tích ở trên. Thêm nữa, cơ chế lương thưởng của các cán bộ trong hoạt động ươm tạo chưa được quy định cụ thể tại văn bản nào nên việc tạo động lực cho cán bộ còn hạn chế. Tiền lương của giám đốc vườn ươm không có gì khác so với lương trong nhà trường.
2.2.2.3. Vấnđề đầutư
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, không thể không kể đến hỗ trợ của trường BKHN khi cung cấp cho VƯHN toạ lạc ngay trong khuôn viên của trường. Đây là một lợi thế rất lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi mặt như xin các ý kiến từ trường, cán bộ trường có thể trực tiếp tham gia, các sinh viên có ý tưởng có cơ hội tư vấn trực tiếp tại trung tâm, tận dụng được những trang thiết bị, phòng thí nghiệm của trường để thử nghiệm các sản phẩm công nghệ. Việc
2.2.2.4. Vấnđề pháp nhân
Về vấn đề pháp nhân, VƯHN có con dấu và số tài khoản riêng. Chính vì vậy, rất thuận lợi cho việc sử dụng nguồn tài chính của VƯHN. Việc tự chủ về tài chính cũng như các hoạt động được giải quyết nhanh chóng là điều kiện mà các VƯHN khác không có.
Một trong những nguyên nhân khiến cho việc ngưng hoạt động của VƯHN là sự ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước. Khi Nghị định 115 ra đời, các tổ chức khoa học và công nghệ bắt buộc phải lựa chọn các hình thức
hoạt động của mình theo hình thức doanh nghiệp KH&CN hoặc tổ chức tự trang trải kinh phí. Dựa trên Nghị định đó, cùng với sự nhận thức còn hạn chế về tầm quan trọng của VƯDNCN, lãnh đạo mới của trường Đại học Bách Khoa quyết định xoá bỏ vườn ươm này. Điều này cho thấy điểm khó khăn rất lớn nhất đối với vườn ươm này như sau:
Sự nhận thức của lãnh đạo trường còn hạn chế. Với cái nhìn tổng thể, các nhà nghiên cứu cho rằng tầm quan trọng của vườn ươm đối với sự phát triển của các doanh nghiệp là rất lớn. Đồng thời, quan niệm của Ấn Độ chỉ ra rằng thuế mà thu được từ hoạt động ươm tạo sẽ rất lớn và làm giàu cho chính đơn vị chủ quản, cho nhà nước. Tuy nhiên, với các cấp lãnh đạo nhà nước ta nói chung và lãnh đạo trường BKHN nói riêng thì vừơn ươm chưa phải là quan trọng. Khi các chuyên gia nước ngoài đến truyền đạt kinh nghiệm thì họ không lắng nghe và cũng không được truyền đạt lại kỹ từ những người đi tham dự. Do đó, họ có nhận thức không đầy đủ về vườn ươm. Những ý tưởng công nghệ tốt không có ai đỡ đầu thì giá trị của nó cũng mất đi. Bên cạnh đó, tính ổn định về chính sách của nước ta còn kém, cùng với nhận thức như phân tích ở trên đã dẫn đến quyết định xoá bỏ VƯHN.