CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Kinh nghiệm phát triển VƯDNCN ở Trung Quốc
1.4.1. Lịch sử phát triển
Trung Quốc là nước đã phát triển hệ thống vườn ươm kinh doanh lớn nhất sau nước Mỹ. Trung Quốc thành lập công viên đầu tiên là Công viên KH&CN công nghiệp Shenzen vào năm 1985. Năm 1994 các chính sách ưu đãi trong đó có miễn giảm thuế đã được chính phủ đề ra. Năm 1999, Hội đồng Nhà nước đã ban hành “Quyết định tăng cường thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”, điều này đề cao tầm quan trọng của các
trung tâm đổi mới và khuyến khích các trung tâm này thực hiện các đầu tư mạo hiểm.
Có khoảng 127 vườn ươm ở Trung Quốc nằm ở khắp các tỉnh trên toàn quốc. Thêm vào đó, còn có 64 công viên phần mềm và công viên KH&CN khác thuộc các trường đại học. Đến cuối năm 1998, chương trình bó đuốc có 77 vườn ươm, chủ yếu đại diện cho thế hệ vườn ươm đầu tiên tập trung vào công nghệ thông thường, chiếm tổng diện tích 884.000 m2 trong đó có 33 vườn ươm mà mỗi vườn rộng hơn 10.000 m2, có 4.138 hãng thuê và 1.316 hãng trưởng thành. Các hãng thuê và hãng trưởng thành có khoảng140.000 nhân công. Mục tiêu hàng đầu của chương trình vườn ươm này là thương mại hoá những đổi mới công nghệ. Đa số các vườn ươm được Chính phủ tài trợ và cấp vốn, cũng có một số vườn ươm nhận đồng tài trợ của Chính phủ và các công ty tư nhân. Văn phòng chương trình Bó đuốc của Bộ KH&CN phụ trách chương trình vườn ươm này12. Chỉ tính tới năm 2000 đã có 8 vườn ươm như vậy được thành lập, trong đó nổi bật nhất là vườn ươm tại trường đại học Thanh Hoa - Bắc Kinh. Bên cạnh đó các Khu KH&CN của trường đại học cũng được cho là phát triển với tốc độ rất nhanh, chỉ tính riêng trong 2 năm 1998 - 1999 đã có 34 Khu được thành lập dưới sự đồng tài trợ của trường đại học, chính quyền địa phương, Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục. Tính đến năm 2003, các doanh nghiệp tốt nghiệp trong các VƯDNCN đạt 9565 và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế địa phương ở Trung Quốc13.