Những chủ trƣơng lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 1991

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991-2006 (Trang 29 - 36)

dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2006

Sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với những khởi sắc bước đầu trong nền kinh tế, với những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn của cơng cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 24 - 27/6/1991, Đảng ta khẳng định đường lối mới của Đại hội VI đề ra là đúng và chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ, toàn diện. Nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ. Với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam nêu lên một mơ hình xã hội chủ nghĩa mà Đảng, nhân dân ta đang hướng tới với sáu đặc trưng cơ bản, trong đó đặc trưng văn hóa là “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Mơ hình văn hóa này đã được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười lý giải tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) như sau: “Cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa, phải xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản là: dân tộc, hiện đại, nhân văn” [18, tr.78]. Tức là một nền văn hóa vừa phát huy được những truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam, vừa hiện đại, tiến bộ và tất cả vì con người.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã kiểm điểm việc thực hiện đổi mới trên lĩnh vực văn hóa:

Hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại. Trong các ngành văn học, nghệ thuật đã có một số

tác phẩm tốt. Đội ngũ văn nghệ sĩ thuộc các thế hệ có những đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, dân chủ bước đầu được phát huy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo.

Tuy nhiên, mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của đơng đảo nhân dân lao động cịn thấp, nhất là ở nhiều vùng nơng thơn, miền núi. Hoạt động văn hóa, văn nghệ thường tập trung ở các đơ thị và có khuynh hướng chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đã xuất hiện một số tư tưởng lệch lạc: coi nhẹ văn nghệ dân tộc và cách mạng, nhìn xã hội tồn màu đen, "để cho quần chúng tự chọn món ăn”, v.v…

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng xác định cần nắm vững phương hướng cơ bản:

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội” [21, tr.135-136]. Phổ biến rộng rãi trong nhân dân những kiến thức văn hóa cần thiết cho sản xuất và đời sống. Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ. Phát động phong trào quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác... về văn học, nghệ thuật; phát triển sự nghiệp thơng tin, báo chí, xuất bản.

Xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn Việt Nam. Khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái

thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích.

Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới. Đó là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hịa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người. Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường xây dựng phong cách lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, nơi thể hiện tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người mới và nền văn hóa mới [21, tr.140-141].

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư họp từ ngày 4 - 14/1/1993, Hội nghị đã thảo luận và đề ra một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt...

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Văn học, nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân - thiện - mỹ.

Hội nghị đánh giá trong những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ có nhiều cố gắng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Song, so với yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân thì vẫn cịn

khoảng cách khá xa. Đảng ta, các cấp, các ngành tự phê bình nghiêm khắc và tìm mọi biện pháp khắc phục.

Nhiệm vụ trung tâm của văn hoá, văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.

Hội nghị đã đưa ra năm tư tưởng chỉ đạo về cơng tác văn hóa, trong đó nhấn mạnh: Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước cơng chúng, dân tộc và thời đại. Văn hố, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội. Phát triển các hoạt động văn hoá văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Khắc phục tình trạng "hành chính hố" các tổ chức văn hoá, nghệ thuật và xu hướng "thương mại hoá" trong lĩnh vực này [22, tr.516-517].

Những năm qua, dân số nước ta tăng nhanh, cùng với lực lượng lao động tăng so với nhịp độ tạo ra việc làm, nên đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt văn hóa của từng người dân, từng gia đình và của cả cộng đồng, gây sức ép nhiều mặt lên xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, ma túy.

Thơng thường thì giữa trình độ phát triển của một nước và tốc độ tăng dân số có mối quan hệ ngược chiều nhau. Một mặt, để giảm mức tăng dân số, chúng ta phải chăm lo nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và văn hóa. Mặt khác, đối với một nước nghèo, chậm tiến và đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số như nước ta hiện nay thì việc giảm tỷ lệ tăng dân số lại tạo tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và văn hóa, nâng cao dân trí.

Những vấn đề giáo dục và đào tạo, văn hóa, văn nghệ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình thực chất là vấn đề đầu tư phát triển con người, đặc biệt là thế hệ thanh niên. Thanh niên vừa là lớp người được thừa hưởng lâu dài những thành quả của sự phát triển, vừa là lực lượng chính trong việc làm ra những kết quả ấy. Vì vậy, khơng phải ai khác mà chính thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.

Hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cịn do đây là lần đầu tiên Trung ương có một hội nghị tồn thể Ban Chấp hành chuyên bàn về vấn đề chính sách xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Ý thức được vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước; Đảng ta trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII họp từ ngày 28/6 - 1/7/1996, đã định hướng cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam là: “Mọi hoạt động văn hóa văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Đại hội VIII nhấn mạnh: “phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”. Đồng thời phải tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại” [19, tr.111].

Xuất phát từ thực trạng của nền văn hóa sau mười năm đổi mới, ý thức được vai trò động lực thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ ngày 6 - 16/7/1998 Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ năm để chuyên bàn về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở tiếp tục khẳng định và phát triển

5 tư tưởng chỉ đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã có một tầm nhìn mới, tồn diện, thể hiện trình độ nhận thức của Đảng về nền văn hóa Việt Nam đã có một bước tiến dài.

Có thể khẳng định rằng cùng với Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) là văn kiện lớn nhất, hồn chỉnh nhất về văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Về hương hướng chung phát triển nền văn hóa Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 xác định: “phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư”.

- Về tác động của văn hóa: phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, vào từng con người, từng gia đình, từng tập thể, mọi lĩnh vực xã hội”. Tức là địi hỏi trong sản xuất cũng phải có văn hóa, trong xây dựng kiến thiết cũng phải có văn hóa, trong kinh doanh xuất nhập khẩu… cũng phải có văn hóa. Đặc biệt là nó phải thấm sâu vào các quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, một kiểu ứng xử có văn hóa.

- Về mục đích phải tạo ra được 3 điểm quan trọng: Đời sống tinh thần cao, dân trí được nâng cao, khoa học được phát triển, xã hội nhiều nhân tài, tạo nên một xã hội phát triển công bằng, dân chủ, văn minh.

- Về quan điểm chỉ đạo: Nhận thức của Đảng về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện qua một số quan điểm lớn sau đây:

Một là: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa

Hai là: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc.

Ba là: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bốn là: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do

Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng.

Năm là: Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa và

một sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

Có thể nói những quan điểm cơ bản được trình bày trên đây là những quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược lâu dài của Đảng, định hướng cho sự nghiệp xây dựng phát triển một nền văn hóa trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Qua những nội dung vừa đề cập, chúng ta có thể khẳng định rằng đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc do Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra là một bước kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng trước đây, vừa phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đường lối văn hóa này khơng chỉ thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa, mà cịn góp phần khẳng định nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Quan điểm “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, có ý nghĩa chiến lược lâu dài và ý nghĩa thực tiễn cấp bách, góp phần thúc đẩy cả sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, vừa thúc đẩy và đặt nền móng cho sự phát triển một nền văn hóa phù hợp với những đặc điểm mới của nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991-2006 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)