Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991-2006 (Trang 61 - 67)

Xây dựng làng văn hóa tồn tỉnh đến năm 2006 có 705 làng khu phố được cơng nhận danh hiệu làng văn hóa (đạt tỷ lệ 47,3%), bộ mặt nơng thơn Hà Tây có nhiều đổi mới, hạ tầng cơ sở được nâng cấp nhiều so với trước đây, các cơng trình cơng cộng được chú trọng đầu tư xây dựng các di tích được bảo quản và sửa sang các hoạt động văn hóa ngày càng đổi mới và được nâng cao. Hiện nay Hà Tây đang phấn đấu xây dựng tủ sách, thư viện, nhà văn hóa, sân vận động cơ sở là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh q trình xây dựng, hồn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở.

Hà Tây là một trong những vùng văn hóa lớn của cả nước, có truyền thống lịch sử, văn hiến lâu đời. Di sản văn hóa Hà Tây là sự hội tụ và lan tỏa văn hóa trong suốt các thời kỳ lịch sử, tạo nên sự phong phú, thống nhất trong đa dạng mang bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể thấy, những tinh hoa của văn hóa dân tộc được thể hiện ở cả hai lĩnh vực là văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nói đến di sản văn hóa Hà Tây khơng thể khơng nói đến các làng nghề truyền thống và văn hóa làng nghề. Theo thống kê Hà Tây có 1.116 làng có

nghề, trong đó có 219 làng được Ủy ban Nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận là làng nghề. Những làng nghề ở Hà Tây khơng chỉ có giá trị về kinh tế, mà cịn có giá trị, ý nghĩa lớn về văn hóa. Đó là văn hóa làng nghề. Văn hóa làng nghề ở Hà Tây có một nét độc đáo của sự phát triển bách nghệ, là một biểu hiện của văn minh khai sáng, gắn liền với sự phát triển của dân tộc.

Ở Hà Tây, hàng năm có đến hơn 700 lễ hội, từ hội làng, hội vùng, đến lễ hội có quy mơ cả nước như hội chùa Hương. Người Hà Tây trong khơng khí hội hè, tìm thấy bóng dáng lịch sử hào hùng của quê hương đất nước, những vẻ đẹp tinh thần và vật chất kết tinh trí tuệ, tài năng sáng tạo nghệ thuật của ông cha. Lễ hội truyền thống góp phần bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho người dân hướng về cội nguồn, vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Hà Tây đất địa linh nhân kiệt, sản sinh nhiều bậc danh nhân làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Hồi đầu cơng ngun, có bà Man Thiện và hai người con là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là bậc anh thư nữ kiệt, khởi đầu truyền thống “Anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang” của phụ nữ Việt Nam. Sau Hai Bà Trưng ở Đường Lâm có Phùng Hưng, Ngơ Quyền khơng chỉ làm vua mà còn là bậc anh hùng dân tộc, đem lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước, chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc. Trong lịch sử khoa bảng từ khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm 1076 đến khoa thi cuối cùng năm 1919 kết thúc chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam, cả nước có 2.898 vị tiến sĩ, Hà Tây chiếm 338 vị tiến sĩ (chiếm 11,6%). Nhiều vị chẳng những được khắc tên vào bia đá, lưu danh sử sách, mà còn được nhân dân truyền tụng tôn vinh là các bậc danh nhân như: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trực, Phùng Khắc Khoan… Nhiều dòng họ lớn liên tục ở các thời kỳ có người hiển danh trong làng khoa bảng nhờ có cơng trạng lớn được người đời tơn vinh. Trong tỉnh cịn có nhiều làng khoa bảng như Đa Sĩ, Tử Dương, Phượng Dực, Chi Nê…

Cùng với các loại hình văn hóa phi vật thể, Hà Tây cịn có một di sản, di tích rất phong phú và đồ sộ Toàn tỉnh có 3.037 di tích, trong đó: 1.029 đình; 1.032 chùa; 165 miếu; 133 quán; 286 đền; 392 các di tích cách mạng, nhà thờ họ, lưu niệm danh nhân, nhà thờ tổ nghề, cổng làng cổ. Số di tích đã xếp hạng: 1.218, trong đó 12 di tích được Bộ Văn hóa Thơng tin xếp loại đặc biệt quan trọng, 638 di tích xếp hạng quốc gia, 568 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Tính trung bình cứ 1 km2

, 1.000 người dân có một di tích [46, tr.220]. Với số lượng đồ sộ, đa dạng về loại hình, độc đáo về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc mang dấu ấn lịch sử từ thời Lý - Trần và các thời kế tiếp, di tích Hà Tây là tài sản vô giá của cha ông để lại.

Hà Tây đã đạt được những kết quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Nhiều di tích đặc biệt quan trọng và các di tích lớn như chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Mía, đình Tây Đằng, đình Tường Phiêu, chùa Đậu, chùa Mùi, chùa Bối Khê, đình Mơng Phụ, thành cổ Sơn Tây, đền Hát Môn đã và đang được bảo tồn, tu bổ tơn tạo cơ bản. Hàng trăm di tích khác cũng đã được tu bổ từ chương trình mục tiêu của Bộ Văn hóa Thơng tin và đầu tư chống xuống cấp di tích của tỉnh cùng với huy động nguồn lực của nhân dân. Sở Văn hóa Thơng tin đã hoàn thành các dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tơn tạo, phát huy di tích của tỉnh đến năm 2020. Đối với chùa Hương là một quần thể di tích thắng cảnh lớn, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho lập một dự án riêng: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tơn tạo, phát huy quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn đến năm 2020.

Hàng năm, ngành Văn hóa Thơng tin đầu tư cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, xuất bản được nhiều cơng trình nhằm bảo lưu di sản văn hóa dân tộc như: Tục ngữ ca dao dân ca Hà Tây, hát Dô, hát chèo Tầu, Truyện cổ, Danh nhân q hương, Địa chí, Làng văn hóa nghề, làng nghề, Lễ hội truyền thống, các cơng trình nghiên cứu chun đề về các danh nhân: Tô Hiến Thành, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Phùng Khắc

Khoan…, về các địa danh văn hóa như chùa Hương, Sơn Tinh và vùng văn hóa cổ BaVì, làng Việt cổ Đường Lâm, người Hà Tây trong làng khoa bảng, Tuyển tập Văn bia, Hương ước cổ. Nhiều huyện đã và đang đầu tư biên soạn xuất bản các cơng trình địa chí như huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất, thị xã Hà Đông… Nhiều chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã được thực hiện: Hội Giã La, lễ hội Đền Và, hát Chèo Tầu, làng Thêu Quất Động… Đã phối hợp với Cục di sản văn hóa, Viện nghiên cứu Kiến trúc điều tra khảo sát, đo vẽ đưa vào danh mục bảo tồn hàng trăm ngôi nhà cổ, tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề bảo tồn cổng làng truyền thống, cây cổ thụ. Di tích làng cổ ở Đường Lâm đã được Bộ Văn hóa Thơng tin ra quyết định cấp bằng di tích quốc gia làng cổ ở Đường Lâm. Trong cả nước, làng cổ ở Đường Lâm là di tích thứ ba được xếp hạng di tích quốc gia sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Ở các địa phương, nhiều câu lạc bộ bảo tồn di sản văn hóa đã trở thành những địa chỉ văn hóa dân gian như câu lạc bộ hát chèo Tầu, hát Dơ, hị Cửa đình, ca trù, nhiều nghệ nhân đã được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tơn vinh là nghệ nhân dân gian góp phần tích cực vào việc trao truyền di sản văn hóa ở cơ sở.

Những kết quả trên rất đáng trân trọng nhưng so với u cầu thì cịn rất hạn chế. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khố IX) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhất là trước tình trạng di sản văn hóa vật thể ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Di sản phi vật thể cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một do các nghệ nhân lưu giữ các loại hình văn nghệ dân gian đang ngày một già đi, do tuổi cao. Do vậy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cần được hết sức coi trọng, cần phải được quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể và sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Trong đó sự quan tâm chỉ

đạo, đầu tư nguồn lực, thái độ ứng xử nghiêm túc, khoa học đối với di sản văn hóa hết sức quan trọng [56, tr.48].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, toàn ngành đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thơng tin, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Văn hóa thơng tin Hà Tây đã từng bước vượt qua khó khăn, thích ứng dần với cơ chế mới, có những tiến bộ về nội dung, hình thức hoạt động, góp phần xây dựng con người mới, giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy giá trị văn hiến của quê hương, nâng cao dân trí, giữ vững chính trị ổn định, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Phong trào văn nghệ quần chúng được củng cố và phát triển, đã có hơn 300 đội văn nghệ thường xuyên hoạt động phục vụ nhân dân, phục vụ các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn. Các loại hình nghệ thuật như múa rối, hát Dơ, hát Chèo Tầu, Trống qn, Ca trù, hị Cửa Đình, múa hát Bài Bơng… được bảo tồn và phát huy. Hệ thống thư viện hoạt động tích cực, hàng triệu lượt sách báo được luân chuyển, thu hút hàng vạn lượt độc giả. Xí nghiệp in được đầu tư sửa chữa nâng cấp, mỗi năm in hàng triệu trang tài liệu, sách, văn hóa phẩm bảo đảm chất lượng. Ba đoàn nghệ thuật dàn dựng được nhiều vở diễn. Một số vở diễn có chất lượng nghệ thuật đạt giải thưởng cao trong các liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc. Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng đã tổ chức nhiều đợt chiếu phim phục vụ nhân dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa.

Công tác thông tin cổ động bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú như kẻ vẽ khẩu hiệu, pa nơ, áp phích; tổ chức tun truyền lưu động bằng xe thông tin; tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh từ xã, phường tới từng thơn, khu phố… đã góp phần tích cực động viên cán bộ và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội. Các hoạt động triển lãm, liên hoan thông tin lao động cũng được triển khai thường xuyên và chất lượng ngày càng tốt hơn.

Thực hiện Nghị định 31/CP. 87/CP của Chính Phủ, Quyết định 1307/QĐ - Bộ Văn hóa Thơng tin, ngành đã thống nhất kế hoạch phối hợp chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tăng cường công tác quản lý văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa thơng tin trên địa bàn, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh.

Sở Văn hóa Thơng tin đã xuất bản hàng chục đầu sách với hàng vạn trang, gồm nhiều thể loại. Một số bộ sưu tập văn học dân gian, danh nhân, địa chí, văn hóa cổ được ra đời, góp phần bảo tồn, nghiên cứu phát huy di sản văn hóa dân tộc. Nhiều tác phẩm đã được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành Trung ương tặng giải thưởng.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, mà trọng tâm là cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn minh đã và đang trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong gia đình, văn hóa làng, các cộng đồng dân cư, tạo sức kháng thể nội sinh trước những ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng mơi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới.

Hầu hết các địa phương đã có chuyển biến tích cực trong việc tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn minh. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ: Năm 2001 tỷ lệ số hộ gia đình văn hóa mới đạt 62% thì đến năm 2006 tỷ lệ này là 80%. Để động viên cổ vũ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cứ 2 năm một lần. Sở Văn hóa Thơng tin tham mưu với Ủy ban Nhân dân tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu tồn tỉnh. Đến nay đã có hàng trăm hộ gia đình văn hóa tiêu biểu được Bộ Văn hóa Thơng tin, ủy ban nhân dân tỉnh và sở Văn hóa Thơng tin tặng Bằng khen, Giấy khen.

Phong trào xây dựng làng văn hóa, khu phố, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp văn hóa được sự hưởng ứng tích cực cán bộ nhân dân trong tỉnh: Năm 2003 tồn tỉnh có 453 làng; khu phố văn hóa (chiếm 30,4%). Đến năm 2006 đã có 705 làng, khu phố văn hóa (đạt 47,3%) và 488 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa (đạt 32,7%). Để phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa - Sở Văn hóa Thơng tin đã xây dựng đầu tư cho 46 Câu lạc bộ gia đình văn hóa ở 14 huyện, thị xã, hỗ trợ thiết bị hoạt động văn hóa thơng tin cho nhiều làng văn hóa [59, tr.3].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991-2006 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)