Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991-2006 (Trang 68 - 73)

1. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Hà Tây nói riêng vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhà nước chủ trương bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa ở Việt Nam. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình - làng xã - tổ quốc, lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Để bảo vệ bản sắc dân tộc trong hoàn cảnh hiện nay cần “tiếp thu chọn lọc những cái hay cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác”, đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán lề thói cũ.

2. Cơ quan Báo chí và Đài truyền thanh là hai bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh, Ban Tuyên huấn là cơ quan tham mưu.

Qua thực tế công tác tư tưởng Đảng bộ đã chỉ rõ “tuyên truyền, giải thích chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, cụ thể biểu hiện ở việc tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt các chủ trương công tác của tỉnh. Tuyên truyền giáo dục nâng cao giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Đấu tranh chống các tư tưởng và luận điệu phản tuyên truyền của địch cổ vũ

tinh thần cần kiệm xây dựng nước nhà, chống tham ơ lãng phí, tơn trọng bảo vệ của cơng, tinh thần luôn luôn phát huy cái mới, cái tiến bộ để xây dựng con người mới, phê phán các tư tưởng và hành động thiếu nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách, đấu tranh chống lại các tư tưởng và hành động lạc hậu, bảo thủ trái với tinh thần xã hội chủ nghĩa, phản ánh tình hình sản xuất, cơng tác sinh hoạt về mọi mặt của địa phương, đề cao nhân tố mới con nguời mới xuất hiện trong phong trào, ln ln phát huy mặt tích cực để bồi dưỡng phong trào liên tục.

3. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng một mạng lưới thiết chế bao gồm nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống, trường học, trạm y tế, sân vận động hệ thống phát thanh tuyên truyền… để tạo nên một cảnh quan văn hóa mới ở nơng thơn vừa dân tộc vừa hiện đại.

Bên cạnh các di tích lịch sử cổ truyền như đình, chùa phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã được tiến hành mấy chục năm nay, nhiều địa phương đã biết hướng phong trào này đến từng làng và tận mỗi gia đình. Nhà - làng - nước là hệ thống của một dịng chảy văn hóa từ thấp đến cao, từ truyền thống đến hiện đại. Tính bản sắc dân tộc của văn hóa trong lịch sử khơng thể thốt ly cái tục nhà - làng - nước, chính văn hóa làng là nơi thấm đượm bản sắc văn hóa cổ truyền.

4. Khơng ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trình độ quản lý của các cấp chính quyền trong tỉnh là nhân tố quyết định thành công trong việc xây dựng và phát triển văn hóa.

Từ thực tế chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Hà Tây, cho thấy, chỉ những nơi nào cấp ủy, chính quyền phát huy được tinh thần trách nhiệm của mình trước nhân dân, nơi ấy mới có được phong trào và ở nơi ấy những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới sớm được cụ thể hóa, thành chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa là cuộc vận động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Những mục tiêu của cuộc vận động này có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với mỗi gia đình, mỗi làng xã nhưng điều đó khơng có nghĩa là việc triển khai thực hiện được hoàn toàn thuận lợi, dễ dàng. Thực tế đây là cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái bảo thủ, lạc hậu với văn minh tiến bộ. Những hủ tục lạc hậu, những thói hư tật xấu, những biểu hiện về cách sống, lối sống trái với thuần phong mỹ tục ở làng xã, địa phương nào cũng có, đáng quan tâm nhất là sự biến đổi các thang giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội trong sự chuyển động mạnh mẽ của cơ chế thị trường ở nước ta nói chung và Hà Tây nói riêng. Vai trò lãnh đạo, định hướng của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền cần nâng cao tránh nhiệm của mình trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương. Thơng qua các hoạt động tuyên truyền, gắn với việc phát huy vai trò của tổ chức Mặt trận và các đoàn thể, để làm cho nhân dân hiểu được tác dụng, ý nghĩa thiết thực của việc phấn đấu đạt chuẩn văn hóa, xác định được mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

KẾT LUẬN

Nhìn lại chặng đường đã qua, văn hóa tỉnh Hà Tây góp phần xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng giặc Mỹ. Những nét đẹp văn hóa của giai đoạn này là tài sản quý giá để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây phát huy trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo. Nhận thức được vai trị vị trí của văn hóa, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng tư tưởng văn hóa là xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IV, V. Cơng tác văn hóa tư tưởng của Đảng bộ đã góp phần quan trọng làm cho cán bộ và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, động viên cán bộ nhân dân khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, trên cơ sở đường lối văn hóa đã được xác định, Đảng bộ tỉnh Hà Tây chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã lãnh đạo, xây dựng, phát triển văn hóa tồn diện, trong đó tập trung chỉ đạo những lĩnh vực văn hóa cơ bản. Đó là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển văn học, nghệ thuật và hệ thống thông tin lưu động… Sự lãnh đạo cụ thể, sát sao của Đảng bộ đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động văn hóa của tỉnh. Những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp được tơn trọng, các di sản văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy, các thiết chế văn hóa cơ sở được xây dựng và dần hồn thiện, hệ thống truyền thơng đại chúng ngày càng hiện đại, những hình thức văn nghệ dân gian được lưu giữ. Việc xây dựng và phát triển làng văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa đã trở thành một phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh. Phong trào xây dựng đời

sống văn hóa được quần chúng nhân dân thực hiện rộng khắp. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, trước những tác động nhiều mặt của kinh tế thị trường, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp bị đe dọa, di tích lịch sử văn hóa bị xâm hại, nhiều tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, xây dựng phong trào nhiều nơi chưa vững chắc.

Lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong việc xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh những thành tựu đó, Đảng bộ tỉnh cũng thu nhận được một số bài học kinh nghiệm quý báu. Những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng bộ tỉnh sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa xã hội của địa phương trong thời kỳ cách mạng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn 1991-2006 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)