Chƣơng 1 : NHÂN VẬT LOÀI VẬT
1.2. Sói thuần hóa
1.2.1. Sự cám dỗ của văn minh
Nanh trắng (1906) ra đời sau Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) ba năm. Và độc giả thời đó hồi hộp đón đợi cuốn tiểu thuyết này từng kì trên Tạp chí Outing từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1906. Mặc d chỉ “sinh” cách nhau trong một khoảng thời gian ngắn và mang nhiều điểm tƣơng đồng, Nanh trắng vẫn chƣa thể đạt tới một sự đột phá nhƣ nhiều độc giả mong đợi. Nhắc đến tên tuổi J. London, ngƣời ta vẫn gắn ông nhiều hơn với tác phẩm huyền thoại Tiếng gọi nơi hoang dã.
Sự thành công của một tác phẩm bao giờ cũng cộng hƣởng bởi nhiều yếu tố. Do đó việc đặt Nanh trắng dƣới cái nhìn toàn diện cũng là quy luật tự nhiên trong tƣ duy so sánh của con ngƣời. Nhƣng xét ở phƣơng diện hình tƣợng thì tác phẩm của Jack London đã đạt đƣợc thành công nhất định. Bởi, Nanh trắng là một con sói nữa của nhà văn đƣợc yêu mến.
Ở cuốn tiểu thuyết thứ hai này, Jack London đã bắt đầu từ những con sói “xa lạ” trong cánh rừng hoang vắng phƣơng Bắc. Dƣới ngòi bút của ông chúng hiện lên với tất thảy t nh chất hoang dã, nguyên thủy. Khi độc giả đã bị cuốn vào cuộc phiêu lƣu đó thì nhà văn lại tập trung “ánh sáng” về ph a Nanh trắng – hình tƣợng trung tâm. Con sói này đi từ thế giới hoang dã đến cuộc sống thƣờng nhật của con ngƣời. Kết thúc tất cả các cao trào ấy, nó chiếm đƣợc tình cảm của mọi ngƣời và hƣởng cuộc sống yên binh trong ngôi nhà của ngƣời chủ yêu thƣơng. Nanh trắng nhƣ một “món quà” kì thú mà nhà văn mang đến để mỗi chúng ta có cơ hội hiểu về mình, thức tỉnh và trân trọng về những giá trị đạo đức mà chúng ta đang tỏ ra thờ ơ. Jack
London luôn là một cây bút quyến rũ mỗi khi ông hƣớng ánh nhìn về những con sói lai.
Vì sự ƣu ái ấy mà những con sói của J. London bao giờ cũng đặc biệt và kì lạ. Buck ở phƣơng diện nào cũng đạt tới sự hoàn hảo của “kiểu nhân vật ngƣời h ng”. Trong thế giới văn minh, nó là “vua của mọi thứ sinh vật bò lết hay bay”; đến với hoang dã nó là “con quỷ mắt đỏ, con sói thống soái”. Khi còn là một chú sói con sống trong sự chở che của mẹ, Nanh trắng đã là một con sói khác hẳn với những anh em của mình: “con sói duy nhất có màu xám”, là đứa con hung dữ và duy nhất sống sót dƣới cái đói khắc nghiệt của Phƣơng Bắc. Những cá thể ƣu tú ấy đã mang trong mình mầm mống của sự tiến hóa trên hành trình số phận đầy sóng gió. Chúng không những hấp thụ nhanh sự chuyển biến của môi trƣờng sống, còn là sự khám phá thế giới bằng niềm say mê bất tận.
Trong số tất cả những đứa con tinh thần của J. London, Nanh trắng bị nền văn minh cuốn hút hơn cả và đặc biệt nó lại ý thức đƣợc điều đó. Điều gì trong vũ trụ đã mê hoặc Nanh trắng? Ánh sáng ƣ? J. London viết: “Ánh sáng làm nó say mê nhất”. Thế giới hoang dã ƣ? J. London lại viết: “Nó không khác một nhà thám hiểm đứng giữa một thế giới hoàn toàn mới lạ” [35,89]. Một dòng nƣớc lấp lánh dƣới ánh mặt trời, một cây thông héo khô đứng dựng ở chân dốc… Tất cả mọi thứ trong thế giới kì thú này đều có thể khiến con sói bé bỏng lần đầu bƣớc ra khỏi cửa hang ấy bị cuốn vào. Nhƣng câu trả lời ở đây có lẽ là Con ngƣời – các vị thần lửa. Bởi chỉ có con ngƣời mới trả lời đƣợc cho Nanh trắng những nghi vấn của nó về thế giới.
Nanh trắng đến với con ngƣời bằng tất cả sự yêu mến, ngƣỡng mộ lẫn say mê. Ngay từ lần đầu tiếp xúc với “thần linh”: “Lƣỡi Cá hồi giơ tay lật Nanh trắng nằm ngửa… Anh ta xòe bàn tay ngón cong cong gãi bụng con Sói con, đ a giỡn và lăn nó lại sang bên kia. Trông Sói con thật buồn cƣời và lúng túng… Anh ta tiếp tục vuốt ve nó từ trên xuống dƣới, và bỗng
nhiên Nanh trắng thấy thú vị lạ l ng” [35,112]. J. London luôn chú ý miêu tả những biểu hiện của nỗi sợ hãi và thuần phục ở Nanh trắng trong khoảng thời gian đầu làm quen với con ngƣời. Những trạng thái th ch thú kia thật khó tìm thấy ở phần đầu tiểu thuyết Nanh trắng. Nó cũng t ỏi nhƣ sự biểu lộ tình cảm ở những ngƣời chủ đầu là Chồn Xám, Smith đẹp trai. Đoạn văn chứa đựng tình cảm hiếm hoi của con ngƣời đƣợc J. London miêu tả ngỡ vô tình kia lại khơi gợi biết bao cảm xúc trong Nanh trắng. Nó đi từ th ch thú tới ngƣỡng mộ, thán phục tới kinh ngạc: “Đoàn ngƣời cắm trại ở đó và Nanh trắng theo dõi họ với vẻ ngạc nhiên lẫn say mê… khi các thành bạt da đƣợc căng phủ lên các cọc dựng thành những chỗ trú, thì sự kinh ngạc của Nanh trắng lên đến tột độ… Nó h t ngửi vật kì lạ đƣợm m i ngƣời, lại thử ngoạm răng vào tấm vải khẽ rung… Thú vị biết bao” [25,116–117]. Nanh trắng đến gần với con ngƣời thông qua quy luật x ch lại gần hơi ấm: “Ngọn lửa đã hút nó nhƣ Nam châm”. Sâu xa hơn đó là khao khát khám phá, phân t ch sự huyền b trong thế giới con ngƣời – Một giống loài siêu tự nhiên, một quyền lực gần nhƣ thần linh, vừa chế ngự vừa thu hút đối với Sói con.
Nanh trắng còn kì lạ hơn, nó là một con sói biết nhớ văn minh. Với Buck, văn minh luôn thƣờng trực, ám ảnh trong tiềm thức là điều d hiểu bởi thế giới con ngƣời là “quê hƣơng” của nó. Những ngày tháng êm đềm, nhàn hạ trong ngôi nhà của ngài thẩm Miller nhƣ một niềm an ủi, che chở Buck giữa cuộc sống hoang dã đầy bất trắc. Vì vậy sau khi hóa sói, Buck vẫn tìm đến thung lũng hoang vắng vào mỗi m a hè, ngoài biểu lộ tình yêu thƣơng dành cho Thornton phải chăng còn là một niềm tƣởng nhớ văn minh chảy trong tâm hồn con sói lai này? Trong khi ấy Nanh trắng nhớ văn minh không nhƣ một sự “tƣởng niệm”. Nó nhớ con ngƣời vì lửa và thức ăn. Lửa để tránh rét và thực phẩm để tránh đói. Những thức ấy có sức “cám dỗ” đối với bất cứ sinh vật hoàng dã nào đang tồn tại không riêng chú sói con này. Nỗi nhớ trong Nanh trắng đơn giản và thực tế hơn rất nhiều.
Ch nh nét chân thực đậm chất hoang dã đó khiến Nanh trắng có đƣợc sức hấp dẫn riêng và chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả bao thế hệ nay.
Sau lần bỏ trốn, lang thang và đói khát, “nỗi nhớ” đã đánh thức Nanh trắng trở về với con ngƣời. Nhƣng nó không vội ào tới, mừng vui, cuống quýt. Nó vẫn giữ một thái độ hết sức cẩn trọng nhƣ một đặc t nh cố hữu của loài vật: “Ẩn mình trong l m cây,… xem xét tình hình, cảnh vật âm thanh, m i vị đều quen thuộc với nó… tiếng ồn ào và m i vị bốc lên có khác với kỉ niệm mà nó còn lƣu lại khi bỏ trốn vào rừng… Âm thanh ồn ào vui vẻ vọng tới, nó nghe thấy tiếng nói cáu kỉnh của một phụ nữ” [35,172].
Lửa và thức ăn lại phát huy sức mạnh khiến Nanh trắng dám chấp nhận và chờ đợi một trận đòn trừng phạt. Nhƣng thật kì lạ, một ngƣời hầu nhƣ không bao giờ biểu lộ tình cảm nhƣ Chồn Xám đã gọi vợ đem thêm thức ăn cho nó, không một chút cáu giận. Tƣởng nhƣ hành trình đến với con ngƣời ở Nanh trắng đến đây đã kết thúc. Bởi sau khi Nanh trắng: “Đƣợc ngọn lửa sƣởi ấm, nó bắt đầu buồn ngủ, tìn rằng ngày mai không còn phải lang thang trong các cánh rừng heo hút mà đƣợc sống trong trại các vật – ngƣời những đấng thần linh mà nó tự nguyện gửi gắm số phận” [35,148]. Nhƣng tất cả mới chỉ là bắt đầu cho một hành trình gian nan hơn.
Con đƣờng đến với văn minh của Nanh trắng chỉ thực sự đƣợc định hình và xác lập khi có sự xuất hiện của Weedon Scott – Ngƣời chủ mang ngọn lửa ấm áp của tình yêu thƣơng. Có thể nói văn minh luôn tỏa ra sức hút kì diệu và ngày càng có sự tăng cấp trong suốt hành trình của con sói lai này. Trong đó tình yêu là sự cám dỗ lớn nhất để Nanh trắng nỗ lực vƣợt lên bản năng giống nòi, áp chế dục vọng và hóa thân trọn vẹn vào đời sống loài ngƣời. Những tiếng sủa dần lắng lại trƣớc một: “giọng nói êm dịu, vỗ về”. J. London viết tiếp: “Chƣa bao giờ có ai nói vậy với Nanh trắng và bỗng nhiên có cái gì làm nó xúc động” [35,230]. Kết quả là: “Nanh trắng
bắt đầu tin cậy vị thần này và cảm thấy ở gần vị thần này nó sẽ đƣợc yên ổn” [35,230]. Tất nhiên để Nanh trắng nảy sinh tâm l “tự nguyện” đến với văn minh là một quá trình đầy nhẫn nại của Weedon. Nhƣng kể từ giây phút biết “rung động” ấy Nanh trắng đã thực sự hồi sinh cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó ch nh thức tiến sâu vào thế giới loài ngƣời.
Tình yêu luôn trói con ngƣời ta bằng một sợi dây thật mềm mại và êm ái. Đối với Nanh trắng mà nói: “Mối tình này chẳng khác gì chiếc dây thăm dò có khả năng tiếp cận đến tận đáy sâu k n của nó, điều mà lòng quyến luyến không thể biết đƣợc” [35,239].
J. London quả là bậc thầy trong việc phân t ch những tầng bậc tâm l phức tạp, linh diệu. Ngƣời nghệ sĩ ấy không chỉ say sƣa trong hành trình phiêu lƣu của cốt truyện, thi thoảng ông dừng lại quan sát, phân t ch, đánh giá và nhận xét về nhân vật của mình với vẻ th ch thú nhƣ vừa khám phá ra điều gì thật mới mẻ: “Tất nhiên sói con không suy luận nhƣ con ngƣời. Nó chỉ đơn giản sắp xếp sự vật thành hai loại [35, 85]; – Lâu nay sói con màu xám chỉ sống trên mặt đất, nó chƣa hiểu thế nào là trƣợt ngã [35,88]; – Nó không biết điều ấy, nhƣng hiện tại là nó đã đạt đúng ý nghĩa… đảm bảo chức năng của một động vật ăn thịt, chiến đấu săn mồi để sinh tồn [35,92]; – Nếu sói con có khả năng triết l nhƣ loài ngƣời thƣờng làm, rất có thể nó tóm tắt đời sống là một khẩu vị háu ăn” [35,105].
Sói con màu xám bị cám dỗ trƣớc một thế giới đầy sắc màu huyền b của con ngƣời. Trong khi nhà văn lại bị hấp dẫn bởi thế giới mà sói mang lại. Nhƣng trƣớc tiên, những chú sói trong các câu chuyện của J. London vẫn mang bản chất hoang dã. Nhà văn đứng từ lối nhìn của động vật và cho thấy: cách mà loài vật nhìn nhận thế giới của chúng và cách mà chúng nhìn nhận loài ngƣời. Đó là điểm khác biệt ở hình tƣợng sói của Jack London so với ngụ ngôn và văn học truyền thống. Trong đó sự cám dỗ từ thế giới văn mình đem lại với loài sói ch nh là một biểu hiện độc đáo cho toàn bộ di n
biến tâm l phức tạp của hình tƣợng này. Làm sao để vừa giữ đƣợc bản chất tự nhiên của loài sói vừa đạt đến chiều sâu của một hình tƣợng văn học? Đó vẫn là câu hỏi đặt ra đối với tài năng J. London.
1.2.2. Rời bỏ bản năng
Thuật ngữ Bản năng đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống chúng ta. Bản năng là những t nh năng không phải do học hỏi trong đời sống hiện tại. Nó là những học hỏi và t ch lũy kinh nghiệm trong “tàng thức” tƣơng ứng với các cuộc đời đã trải qua trong quá khứ. Và những t nh năng đó có thể lớn tới mức trói buộc, khống chế tinh thần và hoạt động, khiến con ngƣời gặp rất nhiều trở ngại trong việc phát triển đạo đức. Nói nhƣ vậy để thấy rằng trong nhiều thế kỉ qua, con ngƣời vẫn quan niệm bản năng và những hành động theo bản năng thuộc về cái xấu, cái đáng lên án, loại trừ.
Nhìn ở góc độ khoa học của thuật ngữ này, cuốn Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê đã xác lập hai cách hiểu: Cách thứ nhất: “Bản năng là hoạt động, hành vi nói chung của một loài động vật đƣợc hình thành trong quá trình tiến hóa và đƣợc cố định qua di truyền”. Cách thứ hai: “Bản năng là phản ứng mà một động vật (trong đó có con ngƣời) có một cách bẩm sinh, không có ý thức”[43,39]. Hai cách l giải trên đã phần nào cho thấy t nh bản năng không phải lúc nào cũng mang yếu tố tiêu cực. Trên hành trình tiến hóa
của sinh vật, bản năng đã giúp chúng th ch nghi tốt hơn trƣớc hoàn cảnh. Nhƣ vậy, việc “rời bỏ bản năng” mà chúng tôi trình bày sau đây sẽ dựa trên tiêu ch : Những yếu tố tích cực trong khả năng nhận thức và thích nghi của loài vật trong các hoàn cảnh sống mới. Từ những biểu hiện đó để tìm ra vẻ đẹp của hình tƣợng và tầng sâu tƣ tƣởng đƣợc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Biết rằng hành trình rời bỏ ở Nanh trắng di n ra đầy khó khăn, căng thẳng và nhiều tầng bậc nhƣ đã di n ra trong thực tế cuộc sống của loài ngƣời.
Vào giữa cuộc hành trình, khi Buck đang mê mải với vị tr đầu đàn thì Nanh trắng đã kịp tạo nên mối xung đột gay gắt với mọi giống loài. Sự đối
chọi ấy đã khẳng định rằng những loài vật thuộc thế giới văn minh đã không chấp nhận một “kẻ đồng hành kì lạ… còn thuộc về lối sống hoang dã do hình dáng và phong cách bản năng”. Tất cả những gì chúng bộc lộ ra bên ngoài ấy không gì khác hơn là biểu hiện của bản năng tự vệ ở những con vật đã đƣợc thuần chủng: “khi chúng nhe răng trƣớc nó, tức chẳng khác gì chúng đang tự bảo vệ, chống lại các lực phá hoại còn ẩn nấp ở ngoài các đồng lửa trại trong bóng tối của rừng sâu, là nơi các quyền lực đó vẫn đang sục sạo tìm săn mồi” [35,176]. Việc không thừa nhận Sói con của những kẻ đồng chủng đã buộc nó phải đứng trƣớc sự lựa chọn: Đối đầu hay thuần phục đồng loại? Lại vì Nanh trắng là con sói của J. London nên nó hành động theo cách vừa nhƣ một sự cố chấp, vừa nhƣ một sự tự bảo vệ: đối đầu, thách thức với cả giống loài nó. Do đó việc rời bỏ bản năng thực tế là hành trình không hề giản đơn đối với bất cứ giống loài nào.
Giữa văn minh và hoang dã luôn tồn tại một ranh giới vô hình. Ở đó, cả ngƣời – vật thậm ch trả giá bằng sự nguy hiểm của mạng sống để bƣớc qua “bờ vực” ấy. Nếu không đủ ý ch , sức mạnh, lòng quả cảm thì rất d để hình dung ra thảm cảnh ngã nhào xuống vực thẳm kia. Người đi tìm vàng – một trong những tờ báo có bài viết đánh giá sớm nhất về tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London, đã so sánh: Nếu Kipling là “nhà thơ của cuộc cách mạng” về “hơi nƣớc và máy móc” thì Jack London đƣợc xem nhƣ là “thi hào văn xuôi” của cuộc cách mạng về thuyết tiến hóa. Sự đánh giá này càng có cơ sở vững chắc hơn khi cuốn tiểu thuyết thứ hai của Jack London xuất hiện – Nanh trắng. Quá trình “rời bỏ bản năng” của con sói trong câu chuyện này thực chất là sự minh chứng cho quá trình th ch nghi tiến hóa của các sinh vật trƣớc hoàn cảnh trong học thuyết Darwin. Nhƣng vì là “nhà thơ” nên cách mà Jack London tiếp xúc với sự vĩ đại của khoa học cũng hết sức độc đáo. Nhà văn nhận định, cảm nhận và đánh giá về thế giới qua số phận và tâm hồn của một con sói mang tên Nanh trắng.
Nếu các con vật trong tự nhiên sử dụng sự biến hóa của màu sắc trên thân thể, của bộ lông, nanh vuốt và mang (ở loài cá)… để th ch nghi với