Tái hiện dòng ý thức và vô thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Loài vật trong tiểu thuyết Nanh Trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London (Trang 83)

Chƣơng 3 : NHÂN VẬT QUA XUNG ĐỘT VÀ KHẮC HỌA TÂM LÍ

3.2. Miêu tả tâ ml nhân vật

3.2.1. Tái hiện dòng ý thức và vô thức

Sói trong truyện của J. London mang cái đầu l tr , toan t nh và nhạy bén. Chúng có khả năng tri nhận thế giới, hiểu biết tự nhiên, con ngƣời. Độc giả đã rất quen với việc chúng là một sinh thể độc lập với những phẩm chất ngƣời. Song có lẽ, J. London không chủ định mô phỏng máy móc những hình tƣợng này theo mô thức tam giác ẩn dụ chó – sói – người. Hình tƣợng chó – sói trong truyện của ông đã tiềm ẩn yếu tố “nổi loạn”. Nhân vật vƣợt khỏi tầm kiểm soát của ngƣời khởi tạo mà J. London không phải ngƣời đầu tiên rơi vào trạng huống trên.

L. Tolstoi khi xây dựng Anna Karenina trong cuốn tiểu thuyết c ng tên đã không thể ngăn đƣợc cái chết của nhân vật mình yêu mến. Đã rõ, nhà văn không còn là kiến trúc sƣ với bản thiết kế hoàn chỉnh. Ch nh họ cũng trở thành độc giả chiêm ngƣỡng sự trƣởng thành của đứa con mình. L. Tolstoi nói: “Trong lúc công việc đang độ sôi nổi nhất tôi không hề biết năm phút sau nhân vật sẽ nói gì. Tôi theo dõi nó với cả một sự ngạc nhiên” [39,79]. Đến J. London, một hiện tƣợng của văn học Mỹ thế kỉ XIX, cũng phải thừa nhận sức sống nội tại mãnh liệt của nhân vật ông đang xây dựng: “Tôi dự định viết câu chuyện ấy khoảng 400 từ, nhƣng nó vƣợt khỏi tầm kiểm soát của tôi và buộc tôi phải mở rộng đến độ dài của cuốn sách bây giờ” [6,349]. Và Tiếng gọi nơi hoang đã từ một truyện ngắn phát triển thành tiểu thuyết. Vấn đề đƣợc đặt ra ở đây là yếu tố nào đã đẩy nhân vật vƣợt khỏi sự chi phối trong ý thức của nhà văn?

Từ sáng tác của London, mối liên hệ nhà văn – nhân vật – độc giả

dƣờng nhƣ có một mạch ngầm không d bóc trần bằng ngôn ngữ, ở đó luôn hiện hữu cảm giác mơ hồ, huyền b trong tầng sâu tâm hồn. Sự hấp dẫn ở chỗ J. London đã khiến cả ba vị tr kể trên luôn trong một trạng thái đã và đang tri nhận: Nhà văn thƣờng trực cảm nhận về nhân vật mình, nhân vật

khám phá ch nh nó và độc giả luôn hiếu kì về nhà văn, nhân vật lẫn cá nhân họ. Tiềm thức vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, xa xôi nhƣng lại hiện hữu thật cụ thể, tinh diệu ở các di n tiến tâm l trong mỗi con sói của nhà văn. Nó là cái vừa bị chế ngự bởi ý thức vừa bị thôi thúc bởi bản năng, vừa kìm nén vừa bột phá đẩy Buck, Nanh trắng phát triển theo chiều hƣớng khác nhau. Bản thân chúng trở thành một thực thể sống động nhất, huyền b nhất. Luận văn trong giới hạn sẽ l giải một số vấn đề trong nghệ thuật miêu tả tâm l nhân vật của J. London thông qua yếu tố ý thức và vô thức. Hƣớng nghiên cứu không nằm ngoài cơ sở triết học; phân tâm học của Freud và các thế hệ đi sau ông, để thấy đƣợc sự ứng dụng phân tâm học vào văn học của J. London – Một xu hƣớng tất yếu của văn học hiện đại.

Trong triết học, ý thức là cái mà chúng ta có thể tri nhận và làm chủ nó. Hành trình của Buck và Nanh trắng đƣợc J. London miêu tả ở đây tƣơng ứng với quá trình tiến hóa của loài ngƣời. Chi tiết đầu tiên cho thấy Buck hay Nanh trắng có khả năng ý thức vƣợt xa sự thụ động hiện hữu của sinh vật lại ch nh là khả năng nhận thức đƣợc sức mạnh của con ngƣời. Ban đầu chúng đều bị những trận đòn thừa sống thiếu chết của ngƣời, dẫn đến những kháng cự mãnh liệt. Buck: “Buck xông tới cắn phập răng vào thanh gỗ vỡ toác, nhay xé, vật lộn với thanh gỗ… Buck sấn tới đó, gừ gào gầm r t” [34,356]. Và Nanh trắng cũng hung dữ không kém: “nhe răng và dũng cảm sủa mắng vào mặt đấng thần linh cũng đang bực bội… cắn phập răng vào chân đi giày lông của chủ” [25,130–131]. Sau những trận đòn ấy Buck và Nanh trắng đã hòa nhập và chấp nhận sự chế ngự của thần linh. Ngay lập tức, chúng nhận thức đƣợc sức mạnh và biến tấu linh hoạt theo những thái độ của đấng tối cao, các ông chủ. Mỗi con sói rút ra một kinh nghiệm: “Nanh trắng vừa rút ra một bài học với về sự nô dịch” [35,132], với Buck: “chiếc d i cui ấy là một sự phát hiện mới. Đó là vật đƣa nó vào lãnh địa của luật lệ nguyên thủy” [34,359].

Buck rời ngôi nhà thẩm phán Miller để bƣớc vào cuộc hành trình Lao khổ trên vệt đường mòn. Nanh trắng cũng từ bỏ cuộc sống tự do nơi hoang sơ về với những nhọc nhằn trên Đường mòn của thần linh. J. London đã dành nhiều trang văn bản để miêu tả quá trình chuyển hóa trong lao động của những con sói này: “chúng đã trở thành những con chó khác hẳn, hoàn toàn biến đổi sau khi thắng bộ đai cƣơng. Tất cả những gì là thụ động và hờ hững không còn thấy ở chúng” [34,374]. Và: “lao động cực nhọc trong vòng dây kéo hình nhƣ là ý nghĩa tuyệt đỉnh của sự tồn tại của chúng, là tất cả lẽ sống của chúng, và là điều duy nhất mà chúng ham mê” [34,374]. Bản chất của ý thức hay hành trình tiến hóa ở những con sói này không gì khác ngoài lao động.

Cũng trong lao động, J. London thƣờng xuyên mô tả sự phát triển song hành giữa hai yếu tố thể xác và tinh thần đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu hoàn thiện của loài sói. Theo bƣớc chuyển của thời gian “mấy cái bao chân mòn rách bị vứt đi”, Buck có đƣợc “khối thân hình tuyệt đẹp” biểu lộ ở bộ lông dày sáng bóng, tấm ức rộng, đôi chân vạm vỡ cân đối, bắp thịt từng cuộn bó chặt… Nó cũng trở nên: “đĩnh đạc và tự chủ, thận trọng và t nh toán. J. London gọi đây là một sự phát triển thầm k n. Sự khôn ranh mới nảy sinh ở Buck” [34,382].

Hoạt động nhận thức của Buck luôn đƣợc nhà văn đặt trong mối quan hệ với t nh bản năng “cũng chả phải Buck đã suy luận đƣợc rành rọt nhƣ vậy. Nó đã ph hợp đƣợc, có thế thôi. Nó đã làm cho nó th ch nghi đƣợc với lối sống mới một cách không tự giác” [34,379]. Điều đó l giải vì sao hành trình của Buck lại ngƣợc với Nanh trắng. Nếu xét về phƣơng diện con ngƣời thì Nanh trắng bị chi phối bởi hành động mang t nh l tr và gắn với hiện thực hơn hẳn Buck: “Bản chất của Nanh trắng là thèm khát sự tự chủ của bản thân thúc đẩy nó tự nguyện phục t ng con ngƣời” [35,154]. Buck đến với lao động để đạt tới quyền lực và ý thức chỉ là cái biểu hiện để nó phát triển tột đỉnh bản năng

thầm k n cổ xƣa. Nanh trắng đến với lao động chẳng phải vì lòng yêu quý mà bởi ý thức phục t ng mang dấu hiệu của sự thuần hóa. Sự phát triển của ý thức cũng đem đến cho Nanh trắng khả năng phán đoán, tổng hợp và rút ra những kinh nghiệm sống: “nó tóm tắt đời sống nhƣ là một khẩu vị háu ăn, và thế giới là một chỗ tập trung vô vàn các khẩu vị, trong đó kẻ đi săn và kẻ bị săn, kẻ ăn thịt và kẻ bị ăn thịt…”[35,106].

Mặc d phân tâm học luôn đề cao và khẳng định khả năng vô thức. Nhƣng khi bàn về mối liên hệ giữa ý thức và vô thức, tác giả C.G Jung đã kịp chỉ ra tầm quan trọng của ý thức với đời sống mỗi cá nhân: “chỉ ý thức con ngƣời mới tạo ra hiện hữu khách quan… Ý thức là khởi điểm và là cơ quan kiểm nghiệm các nội dung của vô thức đƣa đến” [31,26]. Vậy theo l thuyết của Jung thì đặc t nh riêng biệt ở Buck là tác động của ý thức phản hồi trên ch nh nó khiến Buck khác với các loài sinh vật trong trời đất chỉ có đơn thuần một ý thức đối ngoại. Với đặc t nh ý thức phục hồi này Buck có thể tự quan sát trên ch nh mình, biết mình làm gì, biết mình sống và biết mình chết, biết mình hôm nay nhƣ thế nào và ngày mai có thể trỗi vƣợt hơn ngày hôm qua. J. London đã tinh giản khi chuyển tải những vấn đề của phân tâm học đến với độc giả.

Biểu hiện cao độ của ý thức phản hồi này ch nh là t nh sáng tạo. Nếu kinh nghiệm mà những con sói học đƣợc chỉ là những phản xạ có điều kiện thì bản thân chúng sẽ bị đào thải bởi sự biến hóa khôn lƣờng, phức tạp, hiểm nguy của sự sống. Điều đó đòi hỏi Buck hay Nanh trắng phải vận dụng toàn bộ hiểu biết lẫn bản năng giống loài để đấu tranh, tồn tại. London cũng khẳng định: “Buck lại có một đức t nh nâng nó lên một tầm vóc lớn: “óc sáng tạo. Nó chiến đấu bằng bản năng nhƣng nó còn có thể d ng tr nữa” [34,407]. Buck d ng những cú lừa ngoạn mục trong cuộc chiến với Spitz, hay khi Buck “lờ mờ cảm thấy cái kết cục bi thảm sắp xảy đến” không hẳn chỉ vì kinh nghiệm bản năng mách bảo. Một con sói từ

phƣơng Nam ấm áp tới, qua thời gian trƣởng thành ở v ng đất lạnh giá phƣơng Bắc đã kịp hiểu rằng m a xuân đã đến: “suốt ngày nó đã cảm thấy dƣới bàn chân nó là băng chỉ còn một lớp mỏng, ruỗng nát bên dƣới, từ sự cảm thụ đó, dƣờng nhƣ nó đánh hơi thấy mối thảm họa đã kề bên cạnh” [34,452]. Một số loài vật cũng có chỉ số thông minh để con ngƣời có thể huấn luyện chúng trở thành những di n viên xiếc hay di n viên điện ảnh. Những điều chúng học luôn có sự tập dƣợt lặp đi lặp lại ở các hoàn cảnh tƣơng tự. Buck là một tình huống có một không hai. Nó tham gia vào cuộc cá cƣợc của John Thornton bằng sự tập trung cao độ của tr thông minh: “Buck đâm bổ sang bên phải, kết thúc động tác bằng một cái chúi mạnh căng hẳn phần ch ng của dây cƣơng, và cả sức nặng của một trăm năm mƣơi pao của nó bổ nhào tới bị chặn sững lại thành một cú thúc mạnh đột ngột. Đống hàng đồ sộ rung động” [34,478]. Tiếp nhận ý thức, chuyển giao đến vô thức và cuối chu kì đó Buck đã hội nhập đƣợc ý thức với những t n hiệu đặc biệt của vô thức. Con sói ấy đã biến tấu linh hoạt các kinh nghiệm sống vào từng hoàn cảnh nhƣ một con người hiện hữu mà Jung gọi là

Thành toàn tự ngã (Individuation).

Ý thức là cái có thể tri nhận thì vô thức là cái không thể nhìn thấy nhƣng nó có thể kiểm nghiệm. Theo quan điểm của C.G.Jung : “ý thức con ngƣời nhƣ chỉ là một phần nổi 10% của cả một tảng băng tâm thức to lớn chìm lặn trong dòng sông hay biển cả. Một hình ảnh di n tả tâm thức nhƣ quả cầu lớn mà ý thức chỉ là cái vỏ mặt ngoài, còn có các tầng lớp chuyên sâu của vô thức mới ch nh là cái khối dày đặc của quả cầu” [31,15]. Freud cũng luôn đề cao và khẳng định “vô thức là phần ch nh yếu của tất cả đời sống hoạt động tâm thần”. Ông l giải các nhận định của mình không chỉ trên phƣơng diện khoa học hay đời sống mà còn gắn vấn đề vô thức với nhà văn và sự sáng tạo văn học.

Trong tác phẩm của J. London, chúng ta có thể thấy không t lần ông khẳng định bản năng luôn là yếu tố hấp dẫn chi phối các hoạt động cũng nhƣ đánh thức t nh hoang dã của mọi giống loài: “Tất cả những gì đã k ch động những bản năng cổ xƣa trỗi dậy, sự kh ch động để thúc đẩy con ngƣời trong từng thời kì nhất định, vọt ra khỏi những thành phố vang động để vào rừng hoặc ra đồng tìm giết các thú vật… Sự thèm khát máu tƣơi, niềm vui của giết chóc – tất cả mọi kh ch động ấy cũng đang xô đẩy Buck, chỉ có điều là những cái đó lại càng vô c ng gắn bó hơn bên trong bản chất của Buck” [34,402]. Trong Nanh trắng nhà văn miêu tả thành: “Những k ch th ch thú vị bản năng di truyền đang cuốn hút nó… bản năng khát máu của nòi giống đang bộc phát mạnh nơi đầu óc nó” [35,92]. Cái bản năng là một phần vô thức tồn tại ở động vật nhƣ một khoái cảm đê mê khiến con đƣờng đến với văn minh của chúng gian nan và đầy thăng trầm.

Một phƣơng diện gây chú ý của vấn đề vô thức mà J. London miêu tả trong những cuốn tiểu thuyết này đó là việc ông l giải giấc mơ c ng những biểu tƣợng ám ảnh. Sự phát triển cao độ của nhân vật văn học khi có sự tham gia của yếu tố tiềm thức đã cho phép chúng một khả năng phân thân. Lịch sử văn học thế giới đã có không t tác phẩm nhân vật là kẻ điên, giả điên hay mông du (Hamlet của William Shakespeare). Trong văn học hiện đại Việt Nam, tác giả Nguy n Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã sử dụng một cách trực tiếp vấn đề mộng du – một dạng của bệnh l thần kinh. Chúng ta từ lâu đã thừa nhận sự tồn tại của vô thức và khai thác nó trong sáng tạo văn học. J. London có thể coi là một trong những nhà văn khơi nguồn thành công và sâu sắc vấn đề vô thức cho văn học hiện đại.

Quay trở lại với mô thức giấc mơ hay hình ảnh biểu tƣợng nhƣ một mô t p trải dọc cuốn tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. Tới Nanh trắng nó biến tấu thành nỗi sợ hãi mơ hồ. Freud đã nhận thức rất sớm rằng: “giấc mơ

biểu lộ sự trá hình của một ham muốn bị lãng quên – hoặc t nhất là một thử nghiệm để hoàn thành – nỗi ham muốn ấy đến nẩy mầm trên việc thực hiện một mong ƣớc thời sự hơn, bằng cách sử dụng các yếu tố và sự kiện của ngày hôm trƣớc” [ 49,97].

Trong một câu chuyện khác Sự im lặng màu trắng, J. London kể: “trong cơn mê sảng Mason mơ đang tắm trong một hồ nƣớc, mơ đi săn nh m, hái trộm dƣa hấu. Anh mê sảng nói thành tiếng và phát ra những âm từ xa lạ... chỉ những ngƣời đã nhiều năm xa lánh cái gọi là văn mình mới hiểu và cảm nhận thấy một cách sâu sắc nhƣ thế” [36,144]. Giấc mơ trong trƣờng hợp này dẫn dắt Mason đến gần hơn với cái chết. London đã sử dụng giấc mơ để đi từ ý thức đến tầng sâu vô thức, chạy dài về quá khứ cổ xƣa: “Đi xuống đáy sâu vô thức cũng là đi xuống những v ng quê hƣơng của con ngƣời và của vạn vật, là đi xuống đáy nền của hiện hữu” [31,22]. Đáy nền hiện hữu ấy đã đƣa con ngƣời đến với cái chết. Buck đi đến c ng bản năng hoang dã của tổ tiên và dừng lại ở cửa văn minh. Trong khi nhà phân tâm học Jung đã phải tỉ mẩn l giải qua mô thức một ngôi nhà thì London với hình tƣợng Buck biểu lộ một kinh nghiệm tuyệt vời trong việc thông giải chiêm mộng của những giấc mơ, là kiểu l giải mà không l giải, mơ mà tỉnh, ảo mà thực. Đó là sức hấp dẫn của

Tiếng gọi nơi hoang dã.

Đến Buck, giấc mơ xoáy sâu thành một nỗi ám ảnh chợp chờn mơ màng. Hình ảnh con ngƣời: “chân ngắn hơn, tay dài hơn, có những bắp thịt cuồn cuộn nhƣ dây chão và cồn lên… Tóc của ngƣời này dày và dài nhƣ tấm thảm, và đầu gã từ đôi mắt trở lên vát hẳn về ph a sau khuất vào trong đám tre rậm ấy. Gã phát ra những tiếng kì lạ và có vẻ nhƣ rất đáng sợ trong bóng tối, mắt liên tục xoáy vào màn đêm dày đặc… bàn tay buông thõng quá đầu gối… gã hầu nhƣ trần truồng… ngƣời phủ đấy lông lá… đổ về ph a trƣớc” [34,418- 419] Cái con ngƣời lông lá ấy có lúc đến gần bên Buck ngồi chổm hỗm trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Loài vật trong tiểu thuyết Nanh Trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)