8. Kết cấu của luận văn:
3.1. Tính năng động của 51 hành Tâm sở
Quan hệ của Bát thức Tâm vương với 51 hành Tâm sở là quan hệ tác động qua lại, song trùng và nương tựa lẫn nhau: “Tâm vương muốn hiểu biết vạn pháp phải nhờ các Tâm sở giúp đỡ. Nếu như không có các Tâm sở giúp đỡ, các Tâm vương không thể hiểu biết vạn pháp và ngược lại.
Thí dụ, Nhãn thức Tâm vương thì nhìn thấy vạn pháp, nhưng Nhãn thức Tâm vương nếu như không có Tâm sở dục muốn thấy và Tâm sở tư đi tìm thì không thể nhìn thấy vạn pháp”[34;280].
Mặt khác, giữa các Tâm vương và Tâm sở thì Tâm sở cũng có tính độc lập tương đối. Nghĩa là Tâm sở ngăn cách hoạt động của các Tâm vương và không cho các Tâm vương hiểu biết trực tiếp vạn pháp. Các Tâm vương chỉ có khả năng hiểu biết gián tiếp vạn pháp qua những hình ảnh cũng như qua sự chỉ đạo và cung cấp của các Tâm sở. Các Tâm sở cho phép và cung cấp những dữ kiện như thế nào thì các Tâm vương hiểu biết như thế đó. Ví như: Đệ bát thức nếu là Hữu lậu, ảnh hưởng đến ở Căn sở biến, cùng với 5 căn phát ra 5 thức, đều thành Hữu lậu. Hiện tại, Đệ bát thức Viên minh vừa phát, thì ngay lập tức 5 căn và 5 thức, chuyển thành Vô lậu. Lúc bấy giờ đệ Bát thức cùng với nó (Tiền ngũ thức) tương ưng các phiền não:
- Trung tùy phiền não: 2 phiền não - Đại tùy phiền não: 8 phiền não - Căn bản phiền não : 3 phiền não
Tất cả phiền não nêu trên tương ứng với tiền ngũ thức, liền dứt trừ hết. Ngay cả:
- Biến hành Tâm sở: 5 Tâm sở - Biệt cảnh Tâm sở: 5 Tâm sở - Thiện Tâm sở : 11 Tâm sở
Tất cả các Tâm sở trên đều chuyển thành Vô lậu giải thoát, thì sự chuyển "Thức" thành "Trí" của Tiền ngũ thức, cùng với Đệ bát hòa đồng, cho nên nói 5,8 đều thuộc về "quả" Thượng viên (viên mãn tối thượng); do đó đã nhất định đặt đến, Đệ bát thức đã thành Vô lậu, thì Tiền ngũ thức cũng
là Vô lậu giải thoát. Và các Tâm sở còn lại gồm có 11 Thiện, 6 Căn bản phiền não, 10 Tiểu tùy, 2 Trung tùy, 8 Đại tùy và 4 Bất định. Trong 41 Tâm sở này, 11 Thiện, 2 Trung tùy và 8 Đại tùy tác động đến thức Tâm vương trong mọi sự hoạt động hiển lộ rất dễ phân biệt. Riêng 6 Căn bản phiền não, 10 Tiểu tùy và 4 Bất định, mỗi loại có tính chất khác biệt nhau, cho nên tác động đến các thức Tâm vương không đồng nhất và cũng không toàn diện. Sự tác động không đồng nhất và không toàn diện của 6 Căn bản phiền não, của 10 Tiểu tùy và của 4 Bất định:
1) Trong sáu Căn bản phiền não, Tiền ngũ thức Tâm vương không thể kết hợp với Mạn, Nghi và Ác kiến. Tâm sở Mạn, Nghi và Kiến sở dĩ phát sinh tác dụng là do Ý thức phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình làm trợ duyên. Nhất là Tâm sở Mạn và Tâm sở nghi. Tâm sở mạn sở dĩ phát sinh tác dụng là do Ý thức khởi niệm phân biệt làm trợ duyên và Tâm sở Nghi sở dĩ phát sinh tác dụng là do Ý thức khởi niệm chọn lựa làm trợ duyên ... Bản tính của Tiền ngũ thức Tâm vương hoàn toàn không có vấn đề phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình, nghĩa là Tiền ngũ thức này hiểu biết vạn pháp không có vấn đề so sánh và chọn lựa giống như Ý thức. Cho nên Tiền ngũ thức không thể hợp tác với các Tâm sở Mạn, Nghi và Ác kiến. Năm thức Tâm vương ở đây chỉ quan hệ với các Tâm sở Tham, Sân và Si mê trong sáu Căn bản phiền não.
2) Mười Tâm sở tiểu tùy Phiền não gồm có: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuống, Xiểm, Hại, Kiêu. Mười Tâm sở này thường tác dụng hiện bày hành động biểu lộ ra ngoài một cách thô tục, nông cạn và mạnh bạo. Ngược lại, năm thức Tâm vương hoạt động hiểu biết vạn pháp một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Cho nên "Tiền ngũ thức đây không thể hợp tác với mười Tâm sở Tiểu tùy Phiền não” [Xem 34;25]. Tâm vương không thể hợp tác với Tâm sở miên.
3) Bốn Tâm sở định là Hối, Miên, Tầm và Tư. Tiền ngũ thức không thể nào hợp tác được với bốn Tâm sở bất định nói trên. Nguyên do:
- Tâm sở hối là trạng thái tâm lý thường ăn năn và hối tiếc những công trình, những cố gắng của Ý thức hoạt động. Tâm sở hối thường ghi nhớ và so sánh thiệt hơn những quá trình hành động của Ý thức để ăn năn hối tiếc. Tiền ngũ thức hiểu biết vạn pháp một cách trực tiếp, cho nên không có vấn đề ăn năn hối tiếc. Do đó, Tiền ngũ thức không thể hợp tác với Tâm sở hối [Xem
- Tâm sở Miên là trạng thái tâm lý thích ngủ nghỉ, thường hay chặn đứng sáu Tâm thức (từ Nhãn thức cho đến Ýthức) không cho hoạt động và khiến con người trở nên buồn ngủ, vì thế năm thức tâm lý thích tìm cầu những dữ kiện, những chứng tích chưa được đối diện hiện cảnh. Ngược lại, năm thức Tâm vương chỉ hiểu biết trực tiếp vạn pháp thuộc đối diện và vạn pháp thuộc hiện cảnh.
- Ngoài ra năm thức Tâm vương này không thể hiểu biết vạn pháp thuộc về tiềm năng không hiện cảnh. Cho nên năm thức Tâm vương không có vấn đề tìm cầu và do đó, không thể hợp tác với Tâm sở Tầm.
- Tâm sở tư là trạng thái tâm lý thường thích xét đoán chín chắn, phân biệt một cách tỉ mỉ về ý nghĩa, về giá trị và về tính chất của những sự vật đối diện. Ngược lại, năm thức Tâm vương chỉ hiểu biết sự vật bằng trực giác mà chúng không cần phải xét đoán hay phân tích. Cho nên năm thức Tâm vương này không thể hợp tác với Tâm sở tư.
Năm thức Tâm vương, từ Nhãn thức cho đến Thân thức, thì chỉ có khả năng hiểu biết mà không có khả năng phân biệt trong sự nhận thức vạn pháp. Mặt khác, năm thức Tâm vương này chỉ hiểu biết vạn pháp về phương diện hình thức, có hình cách tổng quát của một sự vật chứ không thể hiểu biết nội dung có tính cách ẩn chứa chiều sâu bên trong của sự vật. Bởi vì, năm thức Tâm vương hiểu biết vạn pháp bằng trực giác, nghĩa là có khả năng hiểu biết trực tiếp hình ảnh của vạn pháp mà không cần trung gian làm môi giới.
Trong “Bát thức Quy Củ Tụng” có viết: “Nguyên do, năm Tâm thức tự nó hoạt động không lanh lợi và cũng không mạnh mẽ như Ý thức thứ sáu” [Xem 34;25]. Thật vậy, năng lực của năm Tâm thức ở trước hoạt động bằng trực giác nên chỉ có thể cho hiểu biết đơn giản và hời hợt về vạn pháp.
Vì tính chất linh hoạt, nhạy bén và linh cảm trong sự nhận thức, đồng thời hoạt động biểu lộ tướng trạng rõ ràng qua hành động dễ biết, Ý thức khác hơn các Tâm tức khác có khả năng quan hệ mật thiết đến 51 Tâm sở. Nói cách khác trong bất cứ hoạt động nào, Ý thức đều bị chi phối ở nhiều nơi 51 Tâm sở và ít khi tự chủ toàn diện trên mọi lĩnh vực nhận thức. Nghĩa là, Ý thức thứ sáu luôn luôn nhận thức gián tiếp vạn pháp trong thế gian, hoạt động không thể tự chủ và tiếp nhận ảnh tử phải qua mấy lớp hàng rào ngăn cách của 51 Tâm sở. Nếu như không có 51 Tâm sở quan hệ, Ý thức hoàn toàn bất lực trong sự nhận thức vạn pháp. Ý thức khi hoạt động nếu như
không bị Tâm sở này lôi cuốn thì cũng bị Tâm sở khác điều khiển. Còn Tâm sở thiện là những tâm lý mang tính chất trong sạch có công năng hoá giải tất cả điều ác, phát triển tất cả điều lành để làm trợ duyên trên con đường "giác ngộ" và "giải thoát". Tất cả muôn pháp lành đều phát sinh từ nơi những Tâm sở thiện này. Tâm sở thiện gồm có 11 loại là những nhu yếu trong mọi lĩnh vực xây dựng an lạc thật sự và không thể thiếu mặt nơi bất cứ sự sống nào của chúng sinh. Ngược lại, Mạt na thức là tâm thức thuộc về loại ô nhiễm cho nên khi hoạt động không quan hệ cũng như không ảnh hưởng với bất cứ Tâm sở nào trong 11 Tâm sở thiện.
Đặc biệt, đối với 6 Phiền não căn bản, Mạt na thức không bao giờ nghi ngờ trong việc chấp Kiến phần Alaya thức làm ngã cho nên không cần sự giúp đỡ của Tâm sở nghi. Hơn nữa, Mạt na thức đam mê chấp ngã không rời khỏi Kiến phần Alaya thức nửa bước, cho nên không quan hệ với Tâm sở sân.
Đối với Mạt na thức thì khác hơn lại mang tính chất Vô ký (trung tính) cho nên không thể quan hệ với hai Phiền não Trung tùy. Riêng tám Phiền não Đại tùy là những Tâm sở thường hay biểu lộ phong cách thô tục và hành động đần độn mê mờ, với Mạt na thức thì mang tính chất nhiễm ô cho nên dễ quan hệ với tám Phiền não Đại tùy. Còn với hành tướng của mười Phiền não Tiểu tùy thì thường thể hiện hành vi thô kệch và cử chỉ biến động không yên trong hành động và lời nói. Ngược lại, hành tướng của Mạt na thức thì tiềm ẩn bên trong thân thể và hoạt động "vi tế" trong sự chấp trước vạn pháp. Do đó Mạt na thức không thể quan hệ cũng như không cần sự giúp đỡ của mười Tâm sở tiểu tùy. Hai Phiền não Trung tùy đều mang tính chất bất thiện trong bất cứ hoạt động nào của con người.
Với quan hệ của Alaya thức đối với 51 hành Tâm sở: Tàng thức là tên riêng của Alaya và tâm thức này đứng hàng thứ tám nên gọi là Tàng thức thứ tám hay là Alaya thức. Tàng thức có ba công dụng: Năng tàng, nghĩa là có khả năng tàng trữ tất cả hạt giống vạn pháp; sở Tàng, nghĩa là chỗ nơi có thể dung chứa tất cả hạt giống của vạn pháp; Ngã ái Chấp tàng, nghĩa là tâm thức này bị Mạt na thức luyến ái chấp làm bản ngã.
Đặc tính của Tàng thức (Alaya) thì thuộc về Vô phú, Vô ký. Vô phú nghĩa là tâm thức này không bị các phiền não nghiệp chướng ngăn che. Tàng thức chỉ theo nghiệp báo để thụ sinh và nó không bao giờ gây tạo nên nghiệp
phát khởi những loại tâm thức giống như cõi đó để xây dựng và bảo trì sự sống cho cõi đó. Vì thế Alaya thức mỗi khi rút lui ra đi thì khiến cho thân thể của con người cũng như những cảnh giới ở cõi đó bị tan hoại. Về phương diện thể tính, Alaya thức không bị nhiễm ô, không quan hệ với các Tâm sở sai lầm, không mê chấp tất cả "cảnh giới vọng hiện" và cũng không mê chấp tất cả cảnh giới nghiệp duyên, nên được gọi là Vô phú. Thế giới vọng hiện là những thế giới do sự mê vọng hiện ra và Thế giới nghiệp duyên là những thế giới do nghiệp nhân quyết định tạo nên.
Vô ký nghĩa là tâm thức này không nhất định "thiện" hay "ác" và nó quan hệ bao gồm cả "thiện" cũng như "ác". Về phương diện tàng trữ, alaya thức đều dung chứa tất cả hạt giống "thiện", "ác" trong thế gian và không chê bỏ bất cứ hạt giống tốt xấu nào cả, nên gọi là Vô ký, còn về phương diện sinh khởi, Alaya thức xây dựng tất cả pháp thiện ác đều bình đẳng và xây dựng không bỏ xót một pháp nào. Alaya thức này xây dựng đúng theo nghiệp báo của các pháp và xây dựng các pháp không sai trái của nghiệp báo, cho nên được gọi là Vô ký. Đây là đặc tính của Alaya thức.
Alaya thức không quan hệ với tất cả 51 hành Tâm sở mà chỉ có quan hệ mật thiết với một số Tâm sở. Alaya thức chỉ quan hệ với năm Tâm sở biến hành, nguyên vì năm Tâm sở biến hành đều đồng tính Vô phú, Vô ký với Alaya thức. Alaya thức thì chỉ hoạt động Hiện lượng và không bao giờ hoạt động Tỷ lượng hoặc hoạt động Phi lượng. Nguyên vì Alaya thức này luôn luôn hoạt động theo nghiệp lực một cách mặc nhiên để duyên với hiện cảnh và ngoài hiện cảnh này ra, Alaya Thức không có khả năng duyên với bất cứ cảnh giới nào khác. Do đó, Alaya thức nhất định không thể quan hệ với năm Tâm sở biệt cảnh. Alaya thức đã thuộc về loại Vô Phú, Vô Ký, cho nên không quan hệ với các Tâm sở thiện và các Tâm sở ác. Hơn nữa Alaya thức chỉ duyên với Tính cảnh và ngoài Tính cảnh ra nó không duyên với Đới chất Cảnh hay Độc ảnh Cảnh [Xem 34;309]. Còn trong mỗi niệm, Alaya thức chỉ duyên với hiện cảnh và không thể duyên với danh từ hay lời nói nào khác. Thế nên Alaya thức không thể quan hệ với các Tâm sở bất định. Hay nói khác các Tâm sở bất định đứng độc lập tương đối không có quan hệ với thức thứ tám.
Như vậy, có thể nói Tâm vương mặc dù được ví như một ông vua, Tâm sở như bầy tôi, hay nói khác, Tâm sở gồm 51 ngôi, 51 ngôi Tâm sở luôn luôn y nơi Tâm vương và lệ thuộc Tâm vương nhưng Tâm sở vẫn có
tính độc lập tương đối của nó. Vì theo lý nguyên sinh thì thật ra không có ngoại cảnh mà chỉ có nội thức phát sinh giống (tương tự) như ngoại cảnh. Các Tâm vương tuy làm chủ tất cả mọi sự hiểu biết, nhưng phải nhờ đến các Tâm sở giúp đỡ thì mới có thể hoạt động với vạn pháp. Các Tâm vương không thể tự động hoạt động để có nhận thức và tạo nghiệp, nếu như các Tâm sở không chịu hướng dẫn và chỉ đạo. Đối với vạn pháp, các Tâm sở thường xuyên ràng buộc, điều khiển tất cả mọi sự hoạt động của các Tâm vương. Các Tâm sở không cho các Tâm vương hoạt động trực tiếp và hiểu biết đúng nghĩa và lý về vạn pháp.
Vì liên hệ ràng buộc với các Tâm sở, mà các Tâm vương hình như không còn trung thực trong mọi sự nhận thức về vạn pháp. Tất cả hầu hết bị các Tâm sở lôi cuốn và xúi giục, thường xuyên gây tạo những nghiệp nhân "thiện" "ác" để rồi tự mình chuốc lấy biết bao quả báo khổ, vui, bất an trong thế gian. Các Tâm sở thì điều khiển gây nhân và các Tâm vương thì lại thụ hưởng quả báo. Sự liên hệ giữa các Tâm vương và các Tâm sở được biểu hiện trong sự ràng buộc lẫn nhau. Bởi vậy Kinh Lăng Nghiêm đã nói: Nhất tinh minh sinh lục hòa hợp, tức là có một cái sáng suốt tinh anh sinh ra sáu cái biết hòa hợp không chống trái nhau. Cái sáng suốt tinh anh này là: thính giác, nương náu nơi sáu căn mà phát sinh ra sáu tính: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết. Khi trở về với thính giác thì sáu căn có thể dùng thay lẫn nhau: "A Nan! Ngươi há chẳng biết hiện trong hội này. A Na Luật Đà chẳng mắt mà thấy; rồng Bạt Nan Đà chẳng tai mà nghe; thần nữ Căng Già chẳng mũi mà ngửi hương, Kiều Phạm Bát Đề lưỡi trâu mà biết vị; thần Thuấn Nhã Đa bản chất là gió, vốn chẳng tự thể, do ánh sáng tự tánh, tạm hiện hình bóng, nên chẳng có thân mà biết xúc; các hàng Thanh Văn được diệt - tâm - định trong hội này như Ma Ha Ca Diếp, ý căn đã diệt từ lâu mà vẫn rõ biết khắp nơi, chẳng do tâm niệm" [44;154].