Vai trò quyết định của Bát thức Tâm vương đối với 51 hành Tâm sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm biện chứng trong Duy thức học Phật giáo (Qua Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở) (Trang 45 - 64)

8. Kết cấu của luận văn:

2.1. Vai trò quyết định của Bát thức Tâm vương đối với 51 hành Tâm sở

Như trong phần chương 1 đã trình bày, Tâm vương còn gọi là Tâm pháp, tức là Tâm thức trong mỗi con người, quyến thuộc của Tâm pháp là Tâm sở, nó được phát khởi từ Tâm vương. Là một công cụ sở hữu của Tâm vương. Khi Tâm vương hiện khởi, thì quyết hẳn có Tâm sở cùng đồng phát khởi.

Tâm vương được ví như ông vua, Tâm sở như bầy tôi giúp việc trong triều đình. Vì ông vua thì thù thắng tự tại, quyết đoán, tự chủ, còn Tâm sở là bề tôi luôn luôn hệ thuộc hay tùy thuộc vào ông vua, có thể ví Tâm vương là ông chủ, còn Tâm sở là người giúp việc cho ông chủ.

Tâm sở gồm 51 ngôi (xem phần 1.2.2 trong chương1), 51 ngôi Tâm sở này luôn y nơi Tâm vương và lệ thuộc nơi Tâm vương, còn gọi là tương ưng với Tâm vương. Tâm vương là những hiện tượng tâm lý trong mỗi con người hay biến chuyển, hay duyên lự (năng duyên) đối với mọi hiện tượng bên ngoài. Những hiện tượng tâm lý kế tiếp nhau cho ta cảm giác là một hiện tượng tâm lý duy nhất: “Thức” (hay còn gọi là Tâm thức). Những hiện tượng tâm lý nối tiếp nhau này, được gọi là Tâm sở. Chúng có thể được xem là những điều kiện tâm lý hoặc những thuộc tính của Thức.

Nói rõ hơn, Tâm sở vốn là nội dung của "Thức", hay là "Thức", Vương và Sở chỉ là một dòng tâm thức mà thôi. Ví như: Nhãn thức duyên (nhìn) một đóa hoa trên bàn, thì đóa hoa này là sở duyên (bị duyên), còn nhãn thức là năng duyên (hay duyên). Khi Tâm thức (Tâm vương) phát khởi duyên đóa hoa, quyết hẳn phải có Tâm sở (Dục Tâm sở) đồng phát khởi, Năng duyên và Sở duyên liên hệ trực tiếp, tức là nội thức và ngoại cảnh là Sở duyên duyên với nhau3.

Lược đồ Tâm vương và Tâm sở

(1)Nhãn thức Tâm vương (2) Muốn nhìn đóa hoa (Tâm sở)

(Năng duyên) (Sở duyên) Tâm pháp Sắc pháp

(Trong) (Ngoài)

Chủ thể Kiến phần (giao tiếp) Khách thể Tướng phần

Qua biểu đồ, ta có thể thấy vai trò quyết định của Tâm vương đối với Tâm sở như: Nhãn thức duyên sắc pháp, nhãn thức là Tâm vương còn sắc pháp là đóa hoa. Nhãn thức là Kiến phần chủ thể, đóa hoa là Tướng phần khách thể. Chỗ duyên được của nhãn thức không phải là bản chất của dóa hoa, mà lại là cái Tướng phần của hoa là Sở biến, cũng quyết cùng bản chất giống nhau.

Nếu y theo lý duyên sinh, thì những gì có tác dụng duyên sinh, quyết phải y theo cái vật có thật thể thật dụng. Như ánh sáng của mặt trăng, quyết nương phải theo mặt trăng trên nền trời có thật thể thật dụng, phát sinh ra ánh sáng. Nếu mặt trăng in vào đáy nước, thì không thể nương vào mặt trăng dưới đáy nước mà phát ra ánh sáng, và không thể nương vào cái dụng mà khởi ra duyên năng. Do đó, nhãn thức tự có cái chủng tử thật thể, nên mới y vào đó mà duyên khởi ra tướng Kiến phần mà phát sinh ra tác dụng. Thật ra không có ngoại cảnh mà chỉ có nội thức phát sinh giống (tương tự) như ngoại cảnh. Nên trong Khế kinh có viết lời kệ:

“ Như kẻ ngu phân biệt Cảnh ngoài đều thật không Nhiễm ô tâm tạp khí

Chuyển biến hiện ra trông” (Như ngu sở phân biệt Ngoại cảnh thật giai vô Tạp khí nhiễm trư

Cố tợ bỉ như chuyển)[20;11]

Lời Kệ đã khẳng định: Ngoại cảnh đều là không, nhưng do ta phân biệt mà thành ra có, chỉ vì do tập khí nhiễm loạn ô nhiễm chân tâm, nên mới có ra các hình tướng nọ kia, giống như thật có. Vì thế Nhãn thức không thể

thân duyên (trực tiếp) Tướng phần bên ngoài, mà phải duyên qua sơ sở duyên duyên (gián tiếp) lại biến khởi cái Tướng phần của Nhãn thức mà duyên lấy với Tướng phần bên ngoài làm bản chất.

Biểu đồ

Kiến phần Tướng phần

Của nhãn thức của nhãn thức Mắt Hoa

Và để xác định theo Nhân Minh lập lượng thì ta có:

Tôn: Hiện tại Tâm Tâm sở (A) này nhóm họp không phải Tâm sở (B)

Kia, thân sở duyên duyên Nhân: Vì nhiếp vào tâm khác (C)

Dụ: Như chẳng phải là sở duyên (D)

Qua lập lượng trên đã xác định việc Thân duyên và Sở duyên duyên là vậy. Nên thấy rõ hơn vai trò quyết định của Tâm vương đối với hành Tâm sở, vì vậy có thể hiểu như sau;

- Phàm cái thể sai khác, thì không thể Thân duyên, như Nhãn căn chẳng phải là Pháp sở duyên của nhãn thức, do đó Nhãn thức không thể Thân duyên được.

-Tâm vương duyên Tâm sở, cũng quyết lấy Tâm vương nơi Tâm sở làm bản chất lại biến khởi ra cái Tướng phần của Tâm vương mà duyên gọi là Cơ sở duyên duyên.

- Tham Tâm sở tùy theo Nhãn thức Tâm vương mà hiện khởi , nếu lấy nhãn thức, mà duyên thì không thể trực tiếp trên Nhãn thức hiện ra Tướng tham được.

- Tâm sở quyết theo Nhãn thức nương gá làm bản chất, rồi lại biến khởi cái Tướng phần của mình mà duyên, thì cái Tướng tham kia hiện khởi trên Nhãn thức, đều không phải cái bản chất của tham, mà nó chỉ là Tướng phần của Nhãn thức mà thôi

Nhãn thức

Biểu đồ Kiến phần Kiến phần Tâm vương Tâm sở

Theo sự phân tích trên, có thể lập lượng theo Nhân minh sau:

Tôn: Sự nhóm họp của Tâm sở (A), chẳng phải Tâm vương Thân sở duyên (B) (trực )

Nhân: Vì cùng với Tâm vương thể của nó khác nhau (C)

Dụ: Như Nhãn căn…chẳng phải Sở thủ (D)

Như "Kinh Lăng già Tâm Ấn" đã viết:

“ Thế gian lìa sanh diệt” Ví như hoa hư không Trí chẳng thấy có, không Mà khởi tâm đại bi. Tất cả pháp hư huyễn Xa lìa nơi tâm thức, Trí chẳng thấy có, không Mà khởi tâm đại bi. Xa lìa chấp đoạn thường Thế gian hằng như mộng, Trí chẳng thấy có, không Mà khởi tâm đại bi. [14;30]

Từ đó mà Duy thức học đã cho rằng, sự quyết định của Bát thức Tâm vương đối với 51 hành Tâm sở theo trình tự:

* Tổng số Tâm sở tương ưng với Tiền ngũ thức gồm có:

 5 Tâm sở Biến hành

 11 thiện Tâm sở

 2 trung tùy phiền não

 5 Tâm sở biệt cảnh Nhãn thức Nhãn thức Nhãn thức Tham Tham tướng Tham

 3 căn bản phiền não

 8 đại tùy phiền não

Tổng cộng gồm có: 34/51 Tâm sở tương ưng với 5 thức, tùy theo thời gian, hoàn cảnh, tình huống mà phát khởi hiện hành. Ngoài các Tâm sở nêu trên còn có 17 Tâm sở không liên hệ tương ưng Tiền ngũ thức.

Sự quyết định của thức Tâm vương đối với các hành Tâm sở đã được trình bày rõ ràng trong các Kinh luận và nhất là trong các bài Tụng của cuốn "Bát thức Quy Củ Tụng" của ngài Khuy Cơ. Hơn nữa, sự quyết định của thức Tâm vương với các Tâm sở còn được thể hiện cụ thể qua các hoạt động nơi mỗi con người mà đức Phật đã thuyết trong kinh Hoa nghiêm. Với sự hoạt động của thức Tâm vương với các Tâm sở, đồng thời quán chiếu bằng lối khảo nghiệm của từng Tâm vương sẽ thấy rõ sự quyết định của Tâm vương đối với Tâm sở. Tính chất của mỗi Tâm thức thì khác nhau cho nên sự quyết định đối với các Tâm sở thực ra cũng không giống nhau toàn bộ.

* Tổng số Tâm sở tương ưng với Đệ lục Ý thức gồm có:

 5 Tâm sở biến hành

 5 Tâm sở biệt cảnh

 11 Tâm sở thiện

 6 Tâm sở căn bản phiền não

 20 Tâm sở đại trung, Tiểu tùy phiền não

 4 Tâm sở bất định

Tổng cộng gồm có: 51 Tâm sở, đều hoàn toàn tương ưng với Đệ lục Ý thức. Trong tám thức Tâm vương , chỉ có Đệ lục Ý thức là quyết định nhiều Tâm sở nhất, 51 Tâm sở, vì quyết định số lượng nhiều Tâm sở như vậy nên dễ tạo nghiệp để luân hồi trong 3 cõi.

Ý thức là tâm thức chủ trì nhận thức vạn pháp, chỉ đạo tất cả hành động của chúng sinh và lĩnh đạo cả năm tâm thức ở trước cho nên nó quyết định năm Tâm Sở biến hành và năm Tâm sở biệt cảnh.

Theo Duy thức học Ý thức được vận động theo một lôgíc "tự tính" của nó, và trong mỗi người đều có tám thức Tâm vương (Tâm đứng đầu) để hình thành và duy trì sự sống trong suốt chiều dài thời gian. Tâm vương hay còn gọi là Tâm pháp, tức các pháp đều từ Tâm này mà ra, nó là nguồn sống, là

chủ mọi hành động của con người. Ý thức là Thức thứ sáu trong tám thức Tâm vương, nó có tác dụng sâu rộng hơn năm thức trước và làm chủ năm thức đó. Ý thức tùy thuộc vào cách nhìn nhận mà có những tên gọi khác nhau như; gọi là Thức thứ sáu (vì nó đứng thứ sáu trong tám thức khi đếm từ ngoài vào), Minh liễu thức (vì nó làm chủ năm thức trước, nhờ nó mà phân biệt các sự vật được rõ ràng), Thức phân biệt (vì nó có khả năng phân biệt những cái tồn tại trước và sau về mặt thời gian nhờ quá trình huân tập của nghiệp). Ý thức có đủ ba tính chất: "thiện", "ác" và "vô ký" những tính chất này sẽ phát khởi khi nó hội đủ các điều kiện.

Ý thức của duy thức học cũng giống như Ý thức trong tâm lý học, và triết học, nhưng tác dụng của nó lại lớn hơn nhiều. Trong duy thức học, Ý thức được chia làm hai phần; phần thô và phần tế. Phần thô là khi nó làm chủ và duyên hay hợp vào năm thức trước được gọi là "Ngũ câu ý thức", và phần tế là khi nó hoạt động độc lập, không có sự phối hợp với năm thức trước. Ý thức có khả năng phân biệt, suy luận, nhận biết đối tượng, với từng phần mà ý thức đi vào nhận thức từng loại tướng trạng của đối tượng.

Trong "Bát thức Quy Củ Tụng" ở câu 43 khi bàn về thức thứ sáu có viết: "Tam tính tam lượng thông tam cảnh". Hòa thượng Nhất Hạnh chú rằng: “Tính chất nhận thức của Ý thức gồm cả ba tính (thiện, ác, vô ký); hình thái nhận thức của Ý thức gồm cả ba lượng (Hiện lượng, Tỷ lượng và Phi lượng); đối tượng nhận thức của Ý thức gồm cả ba cảnh (Tính cảnh, Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh)”[23;31]. Nên đối tượng nhận thức của Ý thức được chia làm ba loại:

Thể tướng hay Tính cảnh là Tướng trạng có thực thể, nó là đối tượng của năm thức trước, hay nó là đối tượng của trực giác, đối với Ý thức nó chỉ trở thành đối tượng khi Ý thức nương vào năm thức trước để trực nhận đối tượng, nên nó là đối tượng nhận thức của Ngũ câu Ý thức.

Mạo tướng hay Đới chất cảnh là những hình ảnh về sự vật mà ta thu nhận được do sự tiếp xúc hàng ngày của các giác quan. Tướng trạng này của sự vật được nhận thức không chỉ bởi Ý thức mà cần có sự tham gia của năm thức trước nữa. Như khi ta phân biệt các màu sắc thì phải có sự tham gia của Ý thức và Nhãn thức, khi nghe nhận về âm thanh là sự kết hợp của Ý thức và Nhĩ thức….

Nghĩa tướng hay Độc ảnh cảnh là những tướng trạng mà Ý thức tri nhận được trong quá trình phân biệt, suy nghiệm, phán đoán. Nghĩa tướng không phải là đối tượng của năm thức trước, nó là đối tượng của Ý thức nhưng là Ý thức khi nó hoạt động độc lập tức Độc đầu Ý thức. Bên cạnh đó, nó còn là đối tượng nhận thức của thức thứ bảy và thức thứ tám.

Trong quá trình nhận thức, Ý thức có ba hình thái tồn tại;

Nhận thức Hiện lượng là, nhận thức mà ở đó chỉ có cảm giác và trực giác tồn tại thuần túy, tức ở đó Ý thức chưa khởi phân biệt.

Nhận thức Tỷ lượng là, nhận thức mà sự so sánh, phân biệt một cách đúng đắn và chân thật.

Nhận thức Phi lượng là, dạng nhận thức sai lầm của Hiện lượng và Tỷ lượng. Vì thế, nó thực chất không phải là một hình thái nhận thức độc lập so với hai hình thái trên. Mỗi khi hai hình thái trên nhận thức sai lầm thì đều xếp vào Phi lượng.

Ngũ câu Ý thức là khi Ý thức duyên với năm Thức trước để phân biệt tướng trạng các vật. Trong quá trình nhận thức đối tượng, Ý thức có thể phối hợp với một, hai …hoặc cả năm Thức trước, nhưng Ý thức càng phối hợp với nhiều Thức thì sẽ dễ bị phân tán, khó tập trung hơn là khi phối hợp với một Thức. Như khi ta chỉ đọc sách sẽ tập trung hơn khi ta vừa đọc sách vừa nghe nhạc.

Đối tượng nhận thức của Ngũ câu Ý thức là Tính cảnh và Đới chất cảnh, trong đó đối tượng chủ yếu của nó là Đới chất cảnh, Tính cảnh chỉ được nhận thức trong một khoảng rất ngắn. Nó có cả ba hình thái nhận thức là nhận thức Hiện lượng, nhận thức Tỷ lượng và nhận thức Phi lượng.

Khi Ngũ căn tiếp xúc với Ngũ trần nhờ Ngũ thức mà ta nhận biết được đối tượng, bước đầu của quá trình nhận thức là cảnh vật thực tại tác động vào các giác quan của con người thì cảnh của sáu Thức sẽ đồng thời được phát sinh. Ở đây, Duy thức học thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, nhưng chỉ trong trường hợp cảm giác hay trực giác. Ngũ câu Ý thức trực tiếp cảm nhận về Tính cảnh (Thể tướng), Ý thức lúc này chưa phát khởi suy luận, bởi đi vào suy luận vào tri giác thì sẽ chuyển sang Đới chất cảnh (Mạo tướng) rồi, mà đã là Đới chất cảnh thì không còn là Tính cảnh nữa. Bởi thế

với Tính cảnh khi có sự tham gia của suy luận thì thế giới Đới chất cảnh sẽ hiện ra.

Cơ sở nhận thức của Ngũ câu Ý thức là cảm giác. Cảm giác chỉ có được khi có sự hợp lại giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, tức khi hai phần này tồn tại trong sự tương tác, trong sự thống nhất (nhưng không phải là đồng nhất). Chủ thể và đối tượng chỉ là những điều kiện để phát sinh cảm giác, chỉ khi có sự hợp nhất thì cảm giác mới xuất hiện. Đây là cảm giác thuần túy, ở đó chưa có sự phát khởi của Ý thức nên đối tượng nhận thức của nó là Tính cảnh.

Khi Ý thức kết hợp với năm thức trước thì nó sinh ra Đới chất cảnh (Mạo tướng). Đới chất cảnh không phải là Tính cảnh, nhưng vì "Chấp ngã" mà nó hình như là tướng trạng của Tính cảnh, nên đối tượng nhận thức của Ngũ câu Ý thức trong giai đoạn tiếp theo là Đới chất cảnh. Như khi Ý thức kết hợp với Nhãn thức ta nhận biết được Sắc trần với những Tướng mạo như;

Hiển sắc: tức phân biệt và nhận biết được màu sác ngoại cảnh.

Hình sắc: tức phân biệt và nhận biết được những hình thể dài, ngắn, vuông, tròn.

Biểu sắc: tức nó nhận biết được sự di động hay đứng im của đối tượng.

Khi Ngũ câu Ý thức nhận thức chân thật về Tính cảnh và Đới chất cảnh ở hai giai đoạn trên thì đó là nhận thức Hiện lượng và Tỷ lượng; nhận thức Hiện lượng khi cảm giác và trực giác tồn tại dưới dạng thuần túy, nhận thức Tỷ lượng khi có sự tham gia của Ý thức trong việc suy luận, phán đoán về đối tượng. Nếu những cái mà nó tri nhận được không mang giá trị đúng thì nó là dạng nhận thức Phi lượng. Như khi nhìn sợi dây thừng lại đưa ra phán đoán đó là con rắn chẳng hạn.

Nghĩa tướng: (Độc ảnh cảnh) là phần tướng trạng do Ý thức suy nghiệm mà có, phần này không có sự tham gia của năm thức mà Ý thức hoạt động độc lập nên được gọi là Độc đầu Ý thức. Bản thân Ý thức có thể hoạt động độc lập như suy nghĩ, tưởng tượng về một việc gì đó. Nên đối tượng nhận thức của Độc đầu Ý thức là Nghĩa tướng.

Phạm vi hoạt động của Độc đầu Ý thức rất rộng nhưng có thể tạm chia làm ba lớp cơ bản: Ý thức trong mộng (Mạt-na thức làm chủ), Ý thức khi tỉnh, Ý thức trong định.

Mạt na thức hoạt động khi sáu thức trước không hề hoạt động mà chỉ có sự hoạt động của thức, mượn Ý thức làm Căn. Lúc này Mạt-na thức biến hiện ra những cảnh tượng riêng, những cảnh tượng này đa phần là sai lầm và phi lý. Khi mộng những cảnh mà ta có là xa lìa thực tại, tự Mạ- na thức biến hiện ra những cảnh riêng của mình, đôi khi cũng có sự suy luận trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm biện chứng trong Duy thức học Phật giáo (Qua Bát thức Tâm vương và 51 hành Tâm sở) (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)