Tác động đến chính sách đối ngoại của Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc indonesia và tác động đến khu vực đông nam á (2005 2015) (Trang 62 - 77)

Thứ nhất, về sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại, quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia có ảnh hưởng đến vị trí của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Lịch sử ngoại giao Indonesia cho thấy đặc thù chính sách đối ngoại của Indonesia là ưu tiên đẩy mạnh ngoại giao đa phương trên nền tảng tư tưởng độc lập, tự chủ và tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại. Trong thời kỳ “Trật tự cũ” của Tổng thống Sukarno, với tư tưởng đối ngoại “độc lập, tích cực” theo chủ nghĩa toàn cầu, Indonesia đã giương cao ngọn cờ trung lập và không liên kết để

cùng các nước tập hợp lực lượng Á - Phi chống lại chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và sự áp đặt của trật tự hai cực thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong thời kỳ “Trật tự mới” của Tổng thống Suharto, Indonesia có cách tiếp cận thực tế hơn khi đưa ra khái niệm chính sách đối ngoại kiểu “các vòng tròn đồng tâm” tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo đó các ưu tiên đối ngoại được sắp xếp theo khoảng cách địa lý với vòng tròn trong cùng là ASEAN, “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại, vòng tròn tiếp theo là các nước láng giềng quan trọng ở Đông Á và vòng tròn ngoài cùng là các nước còn lại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương [3].

Bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono xác định tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại của Indonesia là “triệu người bạn, không kẻ thù”, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại trên nền tảng nguyên tắc “độc lập, tích cực” [42]. Tư tưởng chỉ đạo này thực chất là sự tiếp nối, kế thừa tư duy xuyên suốt từ thời Sukarno về chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa toàn cầu mang tính truyền bá giá trị (tôn giáo) của quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, nền dân chủ lớn thứ ba thế giới (sau Ấn Độ và Mỹ) và là nước sáng lập giữ vai trò “lãnh đạo” trong Phong trào Không liên kết và ASEAN. Trên nền tảng tư tưởng này, Indonesia lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) trong Tuyên bố báo chí thường niên năm 2011 về định hướng chính sách đối ngoại của Indonesia trong năm làm Chủ tịch ASEAN [5]. “Cân bằng năng động” là trạng thái của một khu vực không có bá quyền, không có tình trạng đối đầu giữa các khối/liên minh mà là một mạng lưới quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và nguyên tắc an ninh chung, thịnh vượng chung bền vững cho toàn khu vực. Đây là tầm nhìn của Indonesia về một cấu trúc khu vực bền vững ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn, sẽ được đảm bảo mang tính hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua mạng lưới các cơ chế hợp tác khu vực với vai trò “trung tâm” của Cộng đồng ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Tầm nhìn này cho thấy Indonesia tiếp tục coi ASEAN là hòn đá tảng và là điểm tựa cho tham vọng mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách ngoại giao

đa phương nói riêng. Tầm nhìn chiến lược về sự “cân bằng năng động” và đề xuất chủ đề của ASEAN năm 2011 “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu” là giải pháp của Indonesia cho cuộc tranh luận nội bộ về sự lựa chọn chính sách đối với ASEAN và là sáng kiến giúp duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đầy biến động.

Trong bối cảnh cạnh tranh Trung - Mỹ có dấu hiệu gia tăng, liên kết khu vực ngày càng phát triển đa tầng nấc, ở Indonesia đã diễn ra cuộc tranh luận giữa nhóm “ủng hộ ASEAN” (pro-ASEANists) và nhóm “hậu ASEAN” (post- ASEANists). Tuy cùng nhất trí ASEAN tiếp tục là ưu tiên đối ngoại hàng đầu và Indonesia phải tiếp tục giữ vai trò “lãnh đạo” trong tổ chức khu vực này, song nhóm “hậu ASEAN” hoài nghi về giá trị và triển vọng thành công của ASEAN. Nhóm này cho rằng một chính sách đối ngoại quá coi trọng ASEAN sẽ là trở ngại đối với những tham vọng đối ngoại rộng lớn hơn của Indonesia trên trường quốc tế khi thế và lực của quốc gia này ngày càng gia tăng; đồng thời những chia rẽ nội bộ kéo dài sẽ làm suy yếu ASEAN và tổn hại đến lợi ích quốc gia của Indonesia. Do đó, họ đề xuất ASEAN không nên là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của một quốc gia tầm trung như Indonesia và nước này cần tăng cường phát huy vai trò, ảnh hưởng vượt ra ngoài khuôn khổ ASEAN trên phạm vi toàn cầu theo mô hình “vòng tròn đồng tâm”.

Với mong muốn trở thành một cường quốc, thoát ra khỏi khuôn khổ, giới hạn của ASEAN, kể từ sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Indonesia đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình. Sự thay đổi này thể hiện trong phát biểu của cố vấn đối ngoại Rizal Sukma của Tổng thống Joko Widodo: “Chúng tôi từng nói ASEAN là viên gạch nền cho chính sách đối ngoại của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi thay đổi lại rằng ASEAN là một trong những viên gạch nền trong chính sách đối ngoại” [80]. Điều này thể hiện Indonesia đã có những trọng tâm khác ngang bằng với ASEAN. Tuy nhiên, việc Indonesia thúc đẩy quan hệ song phương với Trung Quốc cũng như thúc đẩy Trung Quốc tham gia tích cực, sâu sắc hơn vào các cơ chế hợp tác trong ASEAN cũng vẫn là một cách giúp tăng cường vai trò, vị thế, ảnh hưởng của Indonesia trong tổ chức này.

Thứ hai, quan hệ với Trung Quốc khiến Indonesia phải cân nhắc phương châm ngoại giao đối với các nước trên cả diễn đàn song phương và đa phương. Indonesia thực hiện phương châm đối ngoại duy trì sự thống nhất và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia trong khi tranh thủ mở rộng quan hệ song phương, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhấn mạnh hợp tác thay cho đối đầu, phát triển kinh tế thay cho phiêu lưu chính trị, chú trọng tới hoà bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, Indonesia chủ động thực hiện chính sách cân bằng nước lớn, coi trọng chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề quốc tế, khai thác sự cạnh tranh của các cường quốc để phục vụ các mục tiêu phát triển quốc gia. Phương châm đối ngoại này được Ngoại trưởng Indonesia Marty khẳng định trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại năm 2013: “Trong thế giới mà sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, việc giải quyết các xung đột, bất đồng càng phức tạp, ngoại giao Indonesia cố gắng góp phần tạo ra và duy trì các nhân tố hoà bình khu vực và thế giới, phương châm đối ngoại này không chỉ xuất phát từ thực tế quan hệ quốc tế hiện nay, nó còn là sự kế thừa phương châm đối ngoại được nêu trong Hiến pháp 1945 là tạo ra một trật tự quốc tế dựa trên nền tảng tự do, hoà bình và công bằng” [9].

Cho đến nay, Indonesia vẫn cần sự hỗ trợ của nước ngoài như: công nghệ, dịch vụ, đầu tư và tiếp cận thị trường để phục vụ mục tiêu phát triển. Điều mà Indonesia cần chính là một môi trường khu vực ổn định về chính trị để phát triển kinh tế, do vậy, Indonesia sẽ không để những vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực trở nên quá căng thẳng, ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị của khu vực. Về song phương, Indonesia cần phải tăng cường quan hệ kinh tế với cả Trung Quốc và cả các nước trong khu vực để đảm bảo đem lại nhiều lợi ích cho cả Indonesia và khu vực. Indonesia cũng đã rất khéo léo để giữ quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam. Trên diễn đàn đa phương, Indonesia luôn tỏ ra có thái độ trung lập tích cực để một mặt, không ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc, mặt khác, không làm mất sự tin tưởng của các nước ASEAN.

Về vấn đề Biển Đông, Indonesia là bên đóng vai trò trung gian hòa giải trong các tranh chấp với Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các bên. Tháng 7/2012, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 45 lần đầu tiên không ra được Thông cáo chung, Ngoại trưởng Indonesia Marty đã ngay lập tức có chuyến công du một loạt các nước ASEAN để vận động ủng hộ sáng kiến ASEAN ra Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông. Hành động kịp thời này được dư luận quốc tế đánh giá cao về trách nhiệm, vai trò quan trọng của Indonesia đối với vị thế, uy tín của tổ chức ASEAN cũng như khả năng của Indonesia làm cầu nối trung gian hòa giải, dàn xếp bất đồng giữa các nước trong khu vực. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar năm 2014, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã đề nghị được tạo điều kiện giúp Việt Nam liên lạc với Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp cho bất đồng trên biển xung quan vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 8/7/2010, tuy không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Indonesia đã gửi Công hàm kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò) trong Công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại các quy định của Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) [47].

Thứ ba, quan hệ với Trung Quốc khiến Indonesia phải cân nhắc quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế. Qua một số vấn đề như hạt nhân Iran hay xung đột Palestine - Israel…, những vấn đề mà giữa Mỹ và Trung Quốc ít có sự đồng thuận, thì quan điểm của Indonesia có phần đồng nhất với Trung Quốc. Về vấn đề hạt nhân Iran, với truyền thống ít can dự vào các xung đột trên thế giới, việc Indonesia quan tâm đến vấn đề này cho thấy một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Trung Quốc đứng về phía Iran bởi muốn thể hiện vai trò của mình đối với khu vực và lợi ích kinh tế với Iran. Trung Quốc chủ trương giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao, đàm phán vì Trung Quốc sẽ là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất bởi lệnh cấm vận Iran. Về vấn đề nhà nước Palestine, Indonesia đã bỏ phiếu cho Palestine ở Đại Hội đồng Liên hợp quốc, hỗ trợ năng lực của nhà nước Palestine. Những động thái này đối lập hẳn với quan

điểm của Mỹ. Nhiều nhà phân tích nhận định, những hành động như vậy của Indonesia chứng tỏ sự khẳng định mình và muốn độc lập với phương Tây, đặc biệt là Mỹ trong một số vấn đề kinh tế và chính trị thế giới.

Đối với Việt Nam, Indonesia là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng. Về chính trị, Việt Nam cũng là nước đầu tiên trong Đông Nam Á mà Indonesia thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Hai nước đã có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu và đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn, cả trên phương diện song phương và đa phương. Hai nền kinh tế vốn có nhiều lợi thế so sánh tương đồng như quy mô dân số, sức mua thị trường, có nét đặc trưng kinh tế để bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, hợp tác kinh tế giữa hai nước còn nhiều hạn chế, chưa đạt như kỳ vọng. Bảng số liệu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia giai đoạn 2008-2014 cho thấy tổng kim ngạch thương mại hai chiều còn thấp và tăng chậm. Điều đó cho thấy hai nước chưa có sự phụ thuộc vào kinh tế với nhau. Trong khi đó, Indonesia phụ thuộc khá nhiều vào kinh tế Trung Quốc. Điều này sẽ ít nhiều tác động đến khả năng cân nhắc lập trường của Indonesia khi xử lý các vấn đề phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam.

BẢNG 3.1. KIM NGẠCH THƢƠNG MẠI HAI CHIỀU VIỆT NAM - INDONESIA GIAI ĐOẠN 2008 - 2014

Đơn vị tính: tỉ USD

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Xuất khẩu 0,7 0,7 1,4 2,3 2,3 2,4 2,8 Nhập khẩu 1,7 1,5 1,9 2,2 2,2 2,3 2,4

Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/hiepdinhkhac/hstt-

indonesia.pdf truy cập ngày 19/11/2016.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, cả Indonesia và Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập khu vực và quốc tế. Từ kinh nghiệm của Indonesia trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra được 3 bài học trong xử lý quan hệ đối ngoại nói chung và với Trung Quốc nói riêng: một là, cần giữ vững độc lập tự chủ, lợi ích quốc gia; hai là, cần có cách tiếp cận đúng đắn và linh hoạt đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc; ba là, cần bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.

Tiểu kết chƣơng 3

Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia (2005- 2015) góp phần thúc đẩy tiến trình hợp tác trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời, làm gia tăng sự can dự của các nước lớn vào khu vực, khiến cục diện khu vực trở nên đa cực hơn, tăng tính cạnh tranh hơn. Quan hệ này cũng đã góp phần giúp quan hệ ASEAN - Trung Quốc có những bước phát triển đáng kể do Indonesia là nước có vai trò rất quan trọng, có thể coi là lãnh đạo ASEAN. Bên cạnh đó, quan hệ này dẫn đến sự điều chỉnh về vị trí của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Tăng cường quan hệ với Trung Quốc cũng khiến Indonesia phải cân nhắc trong các biện pháp và định hướng ngoại giao đối với các nước ASEAN trên cả khuôn khổ song phương và đa phương cũng như quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực để không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ nội khối.

KẾT LUẬN

Sau Chiến tranh Lạnh, với những thay đổi trong cục diện thế giới, các quốc gia đã sử dụng “đối tác chiến lược” như là một giải pháp phát triển các mối quan hệ đối ngoại của mình. “Đối tác chiến lược” chỉ mối quan hệ hợp tác quan trọng vừa có tính hướng vào những mục tiêu cụ thể, tính thời vụ, vừa có hàm ý về mong muốn quan hệ lâu dài. Những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ đối tác chiến lược bùng nổ, trở thành một xu thế định hình quan hệ quốc tế hiện đại, làm gia tăng tính đan xen, phức tạp trong quan hệ quốc tế. Thời gian qua, quan hệ đối tác chiến lược được phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về nhiều mức độ và loại hình. Mô hình quan hệ đối tác chiến lược có thể được thiết lập giữa các nước lớn với nhau, giữa nước lớn với nước nhỏ, giữa các nước nhỏ với nhau hoặc các dạng quan hệ giữa một nước với một tổ chức/nhóm nước… Thực tiễn kết quả triển khai quan hệ đối tác chiến lược trên thế giới cũng có nhiều khác biệt, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.

Có thể nói, giai đoạn 2005 - 2015 là quãng thời gian mà quan hệ Trung Quốc - Indonesia có những bước tiến chưa từng có trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 10 năm (2005 - 2015), quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia đã phát triển nhanh chóng về mức độ và mở rộng trên mọi lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hoá - giáo dục đến lĩnh vực nhạy cảm như an ninh quốc phòng. Dựa trên sự song trùng về mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc indonesia và tác động đến khu vực đông nam á (2005 2015) (Trang 62 - 77)