Tác động đến cục diện khu vực Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc indonesia và tác động đến khu vực đông nam á (2005 2015) (Trang 52 - 59)

Trƣớc hết, kết quả hợp tác trong quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc -

Indonesia giai đoạn 2005 - 2015 đã góp phần thúc đẩy tiến trình hợp tác trong khu vực. Quan hệ Trung Quốc - Indonesia là một thành tố tác động đến cục diện khu vực Đông Nam Á. Trong khu vực này, xét trên góc độ sức mạnh tổng hợp quốc gia, đây là hai nước lớn. Cả hai đều có thế mạnh về dân số, diện tích lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, sự ổn định chính trị, sự đa dạng văn hoá… Hai nước cũng khởi xướng, dẫn dắt và có ảnh hưởng tới nhiều liên kết và diễn đàn đa phương. Do vậy, mức độ ổn định của quan hệ này có ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực.

Về kinh tế, sự hợp tác phát triển mau lẹ giữa hai nước cũng như sự ủng hộ của Indonesia vào các cơ chế mà Trung Quốc khởi xướng (đơn cử như AIIB) đã góp phần cổ vũ một xu hướng liên kết kinh tế do Trung Quốc dẫn dắt ở khu vực. Điều này đã tạo ra động lực mới cho Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung trong vai trò là một trong những đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới, góp phần gia tăng an ninh kinh tế cho khu vực. Sự ổn định và phát triển trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng chính là một phần sự ổn định và phát triển kinh tế của khu vực.

Về an ninh - chính trị, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước góp phần khiến mức độ ổn định của khu vực trên góc độ địa chính trị tại một số điểm trọng yếu về địa chính trị của khu vực như Biển Đông, eo Malacca… được bảo đảm và kiểm soát. Qua triển khai hợp tác trên các lĩnh vực liên quan như kinh tế, đầu tư, hàng hải, khoa học, công nghệ…, hai nước góp phần bảo đảm an ninh khu vực tại các điểm nóng được các nước trong khu vực quan tâm này.

Bên cạnh đó, quan hệ này làm gia tăng sự can dự của các nước lớn vào

khu vực. Các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… trong giai đoạn này đều có chính sách tăng cường quan hệ với Indonesia nói riêng cũng như tăng cường can dự vào Đông Nam Á nói chung. Điều này chứng tỏ các cường quốc rất coi trọng vai trò của Indonesia, nhưng sự quan tâm này cũng có các sắc thái khác nhau. Có thể thấy rõ lý do của Mỹ hay Ấn Độ chủ yếu liên quan đến cán cân quyền lực, trong khi Nhật Bản nghiêng nhiều hơn về kinh tế còn Australia thì về các lý do an ninh chính trị… Rõ ràng, Indonesia là một địa bàn tương đối tiêu biểu thể hiện sự cạnh tranh của nhiều cặp đối thủ trên trường quốc tế, đặc biệt là cạnh tranh Mỹ - Trung, cạnh tranh Trung - Nhật.

Đối với Mỹ, khu vực này là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt giữa nước này với Trung Quốc. Khi Trung Quốc gia tăng khá nhanh ảnh hưởng tại khu vực, Mỹ đã thể hiện tương đối rõ ràng về sự cần thiết gia tăng hợp tác với ASEAN. Quan hệ giữa Trung Quốc với Indonesia khiến Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Obama từ 2008 đến nay, quan tâm hơn đến Indonesia nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, quan tâm bởi ba lý do chính, bao gồm: (i) Sự gia tăng kim ngạch thương mại đáng kể giữa Trung Quốc và Indonesia trong những năm gần đây khiến Mỹ không thể bỏ lỡ cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong chiến lược kinh tế của mình và đứng ngoài nhìn Trung Quốc hưởng lợi từ các liên kết kinh tế mà Trung Quốc khởi xướng với Indonesia và các nước ASEAN khác; (ii) Sự tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt là việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng mua bán vũ khí, tập trận chung khiến Mỹ ngày càng dành một sự quan tâm sát sao đến khu vực và một số khu vực địa chính trị quan trọng với Mỹ như Biển Đông hay eo Malacca; (iii) Quan hệ với Indonesia được Mỹ coi là “đặc biệt”, “sự khởi đầu” cho quan hệ Mỹ - Đông Nam Á, trong đó, Indonesia có thể đóng vai trò cầu nối giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo, phù hợp với mục đích sử dụng “sức mạnh ngoại giao thông thái” - smart power của Mỹ. Ngoài ra, Indonesia chính là nơi Tổng thống Obama đã có thời gian sinh sống, bởi thế, đất nước này có một ý nghĩa rất đặc biệt với Tổng thống Mỹ.

Việc lần đầu tiên Mỹ chấp nhận tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ tại Singapo vào tháng 11/2009 đã đánh dấu giai đoạn mới trong chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á. Năm 2009, Mỹ ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), và ngay sau đó, năm 2010, bổ nhiệm đại sứ và phái đoàn thường trực tại ASEAN. Bên cạnh các cơ chế hợp tác an ninh song phương, từ năm 2005, Mỹ tham gia nhiều hơn vào các cơ chế an ninh đa phương ở Đông Nam Á, đặc biệt là đối thoại an ninh trong khuôn khổ ARF. Thông điệp Liên bang 2012 của Tổng thống Obama nhấn mạnh: “Chúng ta đã nói rõ rằng nước Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương” và thậm chí cũng coi những bước tiến trong tiến trình dân chủ Myanmar như một “niềm hy vọng mới”. Trong giai đoạn này, Mỹ củng cố lại các quan hệ đối tác ở Đông Nam Á, tiếp tục tăng cường các mối quan hệ đồng minh với Philippines, Thái Lan, Singapore, đồng thời tăng cường quan hệ với Indonesia, Malaixia, Việt Nam, Lào và Campuchia.

Không chỉ gia tăng can dự vào khu vực nói chung, Mỹ tích cực thúc đẩy quan hệ với Indonesia. Mỹ tích cực tổ chức các chuyến thăm viếng lẫn nhau và gặp gỡ bên lề các sự kiện ngoại giao đa phương giữa nguyên thủ của Mỹ và Indonesia. Đáng chú ý là Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thăm Indonesia tới 2 lần vào tháng 11/2010 và tháng 11/2011. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã thăm Mỹ vào tháng 10/2015 sau một thập kỷ không có nguyên thủ quốc gia nào của Indonesia thăm Mỹ. So sánh với các nước khác trong khu vực, tính đến cuối năm 2015, Indonesia là một trong 4 nước mà Tổng thống Obama tới thăm hai lần, trong khi một số nước như Việt Nam, Lào và Brunei, tính tới thời điểm đó, thậm chí còn chưa được Tổng thống Mỹ thăm.

Đối với Nhật Bản, Indonesia được cho là nơi thể hiện rõ rệt sự cạnh tranh Trung - Nhật. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc với Indonesia khiến nước này quan tâm bởi ba lý do chính, bao gồm: (i) về kinh tế, hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với Indonesia khiến Nhật Bản bị mất vị thế là đối tác kinh tế lớn nhất của Indonesia trong thời gian dài trước đó nên Nhật Bản muốn tìm cách để khôi phục quan hệ hợp tác vốn có với Indonesia, (ii) vè an ninh, Nhật Bản không muốn Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát an ninh ở khu vực Eo biển Malacca, vốn cũng rất quan trọng với Nhật Bản.

Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Indonesia. Từ năm 2010 đến 2015, tổng số vốn FDI Nhật Bản cho Indonesia tăng nhanh, đạt 14,9 tỉ USD. Năm 2015, Nhật Bản đứng thứ ba về đầu tư nước ngoài tại Indonesia, sau Singapore và Malaysia [67]. Trong dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia, Nhật Bản đã thể hiện sự cạnh tranh gắt gao với Trung Quốc khi đưa ra cam kết đầu tư lên tới 4,4 tỉ USD, tuy nhiên, do mức đầu tư và các điều khoản của Trung Quốc đưa ra hấp dẫn hơn nên Nhật Bản đã không trúng thầu.

Về mặt an ninh, Nhật Bản cũng tăng cường đẩy mạnh hợp tác với Indonesisa. Do vai trò của eo biển Malacca rất quan trọng với Nhật Bản, giúp vận chuyển hàng trăm tỉ USD hàng hóa hàng năm, đồng thời giúp cho ngành công nghiệp dầu khí của nước này tiết kiệm hàng trăm triệu USD, nên Nhật Bản không thể để mức độ hợp tác an ninh, quân sự của mình với Indonesia kém Trung Quốc. Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Nhật Bản mở Đối thoại quốc phòng 2+2 [41].

Nhật Bản cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á trên cơ sở thúc đẩy quan hệ kinh tế có sẵn và tăng cường quan hệ an ninh, quân sự, đặc biệt với các nước xung quanh khu vực Biển Đông, can dự nhiều hơn vào các vấn đề khu vực. Nếu năm 2006, ông Shinzo Abe chọn Trung Quốc là nước công du đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, thì năm 2013, ông Abe chọn các nước Đông Nam Á, mà đầu tiên là Việt Nam, để tới thăm. Việc Thủ tướng Nhật dành chuyến đi nước ngoài đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á, thay vì đến các cường quốc, cho thấy Đông Nam Á là mối quan tâm lớn trong nhiệm kỳ này của ông Abe. Sự tăng cường quan tâm đến Đông Nam Á còn thể hiện trong chính sách đầu tư của Nhật Bản. Trong các Sách trắng về ODA mà Nhật Bản mới công bố vài năm trở lại đây, vai trò của Đông Nam Á ngày càng tăng, thay vì châu Phi như trước đó. Nếu bản Sách trắng về ODA năm 2007, Nhật Bản tuyên bố tăng cường viện trợ cho châu Phi, thì đến bản Sách trắng về ODA 2014, Nhật Bản đã kêu gọi thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với ASEAN và coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm an ninh đất nước trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng ở khu vực. Qua văn kiện này, Nhật Bản không những tiếp

tục khẳng định các nước ASEAN là thị trường vô cùng quan trọng, và là môi trường thuận lợi dành cho đầu tư mà còn nhấn mạnh: việc phát triển và duy trì sự ổn định trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản, trong đó có việc bảo đảm an toàn cho hàng hóa của nước này khi lưu thông qua khu vực. Năm 2013, ODA Nhật Bản dành cho ASEAN đạt khoảng 22,53 tỉ USD, tăng hơn 20% so với năm 2012, và chỉ đứng sau Mỹ. Thông qua các khoản ODA, Nhật Bản muốn có thêm các mối quan hệ chặt chẽ với những nước trong khu vực, khẳng định sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á, tạo đối trọng với Trung Quốc tại địa bàn quan trọng này.

Đối với Nga, trong Chiến lược hướng Đông của mình, Nga đặc biệt coi trọng các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Sự tiến triển của quan hệ Trung Quốc - Indonesia (2005-2015) trong bối cảnh quan hệ Nga - Trung Quốc cũng đang nồng ấm đã tạo ra cho quan hệ giữa Nga với Indonesia nhiều thuận lợi. Nga đã tranh thủ tăng cường quan hệ với Indonesia trên các mặt chính trị - ngoại giao, kinh tế. Nga chủ trương sẵn sàng hỗ trợ công nghệ giúp Indonesia phát triển lĩnh vực hàng hải theo chính sách trục hàng hải của Tổng thống Joko Widodo, trong đó có việc cung cấp các loại tàu, hệ thống theo dõi, giám sát thông minh, trung tâm dịch vụ hàng hải và cơ sở sản xuất phụ tùng, linh kiện chuyên dụng trong ngành hàng hải…

Indonesia là một trong những nước châu Á mà Nga bán nhiều vũ khí nhất. Điều đáng chú ý là hầu hết các loại vũ khí trên do Nga cho Indonesia vay tiền để mua. Các thoả thuận mua bán này được coi là một phần của chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Đông Nam Á và theo đuổi chính sách đa cực. Năm 2007, Nga cho Indonesia vay 1 tỉ USD để mua vũ khí gồm 18 chiếc máy bay trực thăng đa năng Mi-17V5, 5 chiếc trực thăng tấn công Mi-35P và 20 chiếc xe bọc thép BMP-3P [15]. Năm 2010, Indonesia nhập thêm 40 triệu USD vũ khí của Nga [93]. Năm 2012, Nga cung cấp cho Indonesia khoản tín dụng trị giá 399,5 triệu USD trong vòng 7 năm để mua vũ khí. Tính đến cuối năm 2015, Nga đã cung cấp cho Indonesia một số loại vũ khí như máy bay Su-27, Su-30, máy bay trực thăng Mi-17, Mi-35, xe bọc thép BMP-3...

Đối với Ấn Độ, cạnh tranh Trung - Ấn tại khu vực dẫn tới Ấn Độ cũng là một “quan sát viên” nhạy cảm với diễn biến của quan hệ Trung Quốc - Indonesia. Sau khi triển khai hai giai đoạn trong chính sách “hướng Đông” trong đó giai đoạn một được tính từ năm 1991 đến khoảng năm 2002 chủ yếu tập trung vào các nước Đông Nam Á, giai đoạn 2 từ năm 2003 đến 2014 mở rộng sang một số nước Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ đã chuyển chính sách “hướng Đông” thành “Hành động phía Đông”, khiến mối quan hệ Trung - Ấn ở Đông Nam Á càng trở nên phức tạp. Tuy mức độ lệ thuộc kinh tế giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á còn thấp nhưng các nước Đông Nam Á lại muốn đưa Ấn Độ vào nhiều cơ chế hợp tác an ninh song phương và đa phương.

Sự tăng cường quan hệ Trung Quốc - Indonesia khiến Ấn Độ cũng muốn tăng cường quan hệ và ảnh hưởng với Indonesia để gia tăng kiểm soát vị trí địa chính trị quan trọng của Indonesia tại eo biển Malacca, tuyến vận tải biển chiến lược từ Đông Á sang Ấn Độ Dương tới Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu. Nếu Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh tới Indonesia, cũng có nghĩa là có cơ hội kiểm soát tốt eo Malacca và kiềm chế hải quân Trung Quốc. Phát huy thế mạnh có nhiều mối tương đồng về văn hóa và tôn giáo, Ấn Độ đã rất tích cực thúc đẩy hợp tác với Indonesia trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, năng lượng và an ninh. Tuy không có thế mạnh về nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng Indonesia như Trung Quốc hay Nhật Bản, Ấn Độ lại có được những thế mạnh ở công nghệ cao, vũ khí hiện đại và nền y học tiên tiến. Đặc biệt, các loại vũ khí công nghệ cao hàng đầu thế giới của Ấn Độ như chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo AAD, hệ thống cảnh báo sớm EL/M-2075 Phalcon, máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon… là những thứ mà Indonesia muốn có được khi hợp tác với Ấn Độ.

Đối với khu vực nói chung, trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù Trung Quốc chiếm ưu thế thương mại rõ rệt nhưng Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tồn tại cạnh tranh nhất định về đầu tư và nhất thể hóa kinh tế khu vực; trong lĩnh vực chính trị, trong khi Trung Quốc chú trọng phát triển quan hệ song phương với khối ASEAN thì Ấn Độ chú trọng phát triển một số mối quan hệ mang tính đột phá

khẩu với một số nước như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Myanmar… Ấn Độ đã đẩy mạnh một số hoạt động hợp tác với các nước Đông Nam Á như như hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam, tăng cường phát triển quan hệ với Mianma.

Đối với Australia, sự tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia là một trong những nhân tố dẫn tới việc Australia gia tăng sự quan tâm vào khu vực. Nhận thức được vai trò địa chính trị ngày càng quan trọng của các nước Đông Nam Á, Australia đã chủ trương cải thiện quan hệ với một số nước Đông Nam Á láng giềng, trong đó có quan hệ với Indonesia, một quan hệ vốn thăng trầm và phức tạp. Là quan hệ đối tác toàn diện kể từ năm 2005, tuy nhiên, quan hệ hai nước gặp nhiều sóng gió khiến hai bên nhiều lần triệu hồi đại sứ về nước, ví dụ như các vụ việc liên quan đến vấn đề người tị nạn Indonesia sang Australia, việc Indonesia tử hình tội phạm ma tuý người Australia, vụ tình báo Australia nghe lén điện thoại của Tổng thống Indonesia... Tuy nhiên, sau đó, Australia đã nỗ lực để củng cố quan hệ song phương. Sách trắng Quốc phòng năm 2009 của Australia đã xác định một trong bốn lợi ích chiến lược của nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc indonesia và tác động đến khu vực đông nam á (2005 2015) (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)