Bối cảnh quốc tế và khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ malaysia singapore từ 1965 đến 2010 ths lịch sử 60 22 50001 (Trang 31 - 33)

1.2. Những nhân tố tác động tới quan hệ Malaysia – Singapore

1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Giai đoạn 1965 – 1981, quan hệ Malaysia – Singapore bị chi phối bởi sự phân liệt chung trên trường quốc tế và chịu tác động can thiệp và chia rẽ từ bên ngồi. Mâu thuẫn Đơng – Tây với hai cực đối đầu Xô – Mỹ, sự cạnh tranh giữa Liên Xô và Trung Quốc, sự câu kết Trung – Mỹ và chính sách Đơng Nam Á của Trung Quốc là những lực chia rẽ chủ yếu. Mâu thuẫn và tính chất phức tạp của mối quan hệ Xơ – Mỹ - Trung ngày càng đè nặng lên quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á.

Từ nửa sau thập niên 60, tình hình quốc tế trong khu vực Đơng Nam Á có những biến động mạnh mẽ. Mỹ đẩy mạnh chiến tranh Việt Nam, nguy cơ can thiệp của nước ngoài vào khu vực rất rõ ràng. Cuộc chiến ở Việt Nam có tác dụng thức tỉnh các dân tộc Đơng Nam Á, định hình rõ xu thế liên kết mà họ cần xây dựng. Trong khi đó, bản thân các nước Đơng Nam Á đang phải đối chọi với những vấn đề nội bộ mang tính khu vực. Sự ra đời tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1967 với Tuyên bố Bangkok đánh dấu bước

tiến mới trong quá trình tiến tới một tổ chức hợp tác khu vực, đặt viên gạch đầu tiên cho việc hình thành một tổ chức hợp tác, thống nhất của toàn khu vực trong tương lai.

Vào cuối những năm 1960, tình hình nội bộ của một số nước thành viên ASEAN trở nên phức tạp, các nước ASEAN lúc bấy giờ đều phải đối phó với sự bất ổn của tình hình trong nước, đồng thời lo ngại về sự giảm bớt dính líu của Mỹ ở Đông Dương và sự rút quân của Anh khỏi khu vực có thể tạo ra “khoảng trống quyền lực” để các nước lơn khác có thể lợi dụng can thiệp vào Đông Nam Á. Để đối phó với tình hình trên, hoạt động của ASEAN trong thời kỳ này mang đậm tính chất chính trị.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, từ đầu những năm 1970, các nước ASEAN đã có những hoạt động tích cực để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ bên ngoài và tạo ra những điều kiện có lợi cho mình. Bước vào thập niên 70, các nước ASEAN bắt đầu học được cách điều hòa, cân bằng một cách tối ưu nhất các vấn đề trong hệ thống quan hệ quốc tế, trong quan hệ với các cường quốc, cũng như các nước có chế độ chính trị khác nhau [8, tr.21].

Sự rút lui của Mỹ ở khu vực Đơng Nam Á đã khuyến khích các nước lớn quan tâm nhiều hơn đến khu vực này. Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của ba nước lớn Mỹ - Liên Xơ – Trung Quốc, đặc biệt là sự xích lại gần nhau giữa Mỹ - Trung đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Đơng Nam Á. Chính sự tranh chấp giữa các nước lớn đã trở thành một trong những nguyên nhân làm cho Đông Nam Á tiếp tục là một điểm nóng trong thập niên cuối cùng của cuộc Chiến tranh lạnh.

Trên bình diện khu vực, thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã tạo điều kiện cho các nước ASEAN khả năng độc lập, tự chủ hơn trong chính sách, chiến lược đối ngoại. Tình hình khu vực Đơng Nam Á trong những năm tiếp theo có những diễn biến thuận lợi thông qua các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp giữa hai nhóm nước Đơng Dương và ASEAN.

Tình hình quốc tế và khu vực những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX có những diễn biến phức tạp. Do tác động của mối quan hệ căng thẳng giữa hai siêu cường trong thời gian này, bầu khơng khí Chiến tranh lạnh lại tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khu vực trên thế giới. Điều này đã trực tiếp tác động đến tình hình khu vực Đơng Nam Á, dẫn đến sự chuyển dịch trong quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước Đơng Dương. Cuộc khủng hoảng trong khu vực bắt đầu và chủ yếu xoay quanh vấn đề Campuchia. Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối địch nhau xung quanh vấn đề Campuchia, một bên là các nước Đơng Dương cịn bên kia là các nước ASEAN.

Trên bình diện khu vực đó là sự nổi lên của các nước trong khối ASEAN. Sự phối hợp của Trung Mỹ nhằm chống lại Việt Nam và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Sự phân liệt ở Đơng Nam Á trở nên rõ ràng. Trong tình hình đó các nước Đơng Nam Á bắt đầu chủ động và độc lập hơn trong việc thúc đẩy đối thoại khu vực. Ban đầu, xu hướng này còn yếu ớt, song xu hướng đối thoại ngày càng được định hình và ảnh hưởng nhiều đến quan hệ Malaysia – Singapore.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ malaysia singapore từ 1965 đến 2010 ths lịch sử 60 22 50001 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)